Học sinh Hà Nội tranh biện tiếng Anh về góc khuất nội tâm con người
Ngày 8/11, 40 đội thi đến từ hơn 30 trường THCS trên địa bàn Hà Nội tham gia tranh tài tại vòng chung kết cuộc thi tranh biện tiếng Anh – IvyPrep Championship 2020, dành cho học sinh lứa tuổi từ 12 đến 15.
Hai đội xuất sắc vòng 2 cuộc thi IvyPrep Championship 2020.
120 học sinh dự chung kết là gương mặt xuất sắc nhất, được lựa chọn từ gần 1.300 thí sinh, đến từ 47 trường THCS của Hà Nội sau 3 tháng tranh tài ở 2 vòng thi. Vòng 1 diễn ra theo hình thức online từ 25/9 – 2/10; vòng 2 diễn ra từ 11/10 – 24/10/2020.
Kết thúc cuộc thi, 24 cúp vàng và 30 cúp bạc được trao cho các thí sinh xuất sắc nhất. 2 đội xuất sắc nhất các vòng được lựa chọn tham gia phần tranh biện trên sân khấu Debate Showcase. Nội dung tranh biện đề cập đến chủ đề thời sự và đang nhận được sự quan tâm của xã hội hiện nay: “Có nên công khai thông tin cá nhân của bệnh nhân Covid – 19″.
Ban tổ chức đánh giá cao chất lượng của các thí sinh dự thi năm nay, từ trình độ tiếng Anh, sự tự tin đến tinh thần làm việc nhóm. Theo thầy Peter Curzon, Giám đốc học thuật tại IvyPrep Education, Trưởng ban chuyên môn cuộc thi: IvyPrep Championship 2020 giúp các thí sinh tìm hiểu những góc khuất của thế giới cùng những biến động trong nội tâm con người.
Đó là phần thế giới đằng sau vinh quang chiến thắng, với những người thầm lặng cống hiến cho đất nước; là phần thế giới bên trong nội tâm một con người, những suy nghĩ, cảm xúc hiếm khi được thể hiện ra ngoài; là sự kì diệu của não bộ và những quy luật đằng sau quá trình đưa ra các quyết định của mỗi người. Chủ đề đã khai thác được tư duy và sự sáng tạo tuyệt vời của các học sinh trong cuộc thi năm nay.
Phần thi tranh biện của 2 đội thi tại chung kết IvyPrep Championship 2020.
Video đang HOT
Với chủ đề “The World Within – Thế giới ẩn sâu”, IvyPrep Championship 2020 mong muốn các thí sinh tìm hiểu những góc khuất của thế giới cùng những biến động trong nội tâm con người. Những lĩnh vực được chọn liên quan đến chủ đề cuộc thi gắn liền với nhận thức, đời sống của giới trẻ: kiến thức xã hội và lịch sử; khoa học công nghệ và tâm lý học; nghệ thuật âm nhạc và văn học.
IvyPrep Championship là sân chơi thường niên bổ ích, điểm hẹn cho những bạn trẻ nhiệt huyết yêu tranh biện và phát triển tư duy. Thông qua cuộc thi, các thí sinh được trau dồi về tư duy phản biện, cách giải quyết vấn đề, nâng cao trình độ tiếng Anh và tự tin tham gia tranh tài ở nhiều đấu trường quy mô khác.
Công nghệ thông tin góp phần đổi mới giáo dục
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học mang đến nhiều lợi ích thiết thực, góp phần đổi mới giáo dục; đồng thời tạo kết nối hiệu quả giữa học sinh và giáo viên.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục; thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đặt ra trong năm học 2020 - 2021.
Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin
Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin giúp mở ra những xu hướng mới trong ngành Giáo dục và Đào tạo. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học mang đến nhiều lợi ích thiết thực; tạo kết nối hiệu quả giữa học sinh và giáo viên. Tại Hà Nội,nhờ giáo viên nhanh nhạy ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, những giờ học của học sinh đã trở nên thú vị hơn rất nhiều.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục.
Bằng kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, cô giáo Đặng Hoàng Hà (giáo viên Trường Tiểu học Giáp Bát, quận Hoàng Mai) nhận thấy học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan - hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn. Từ đó, cô đã tìm tòi, học hỏi thêm về công nghệ thông tin để ứng dụng vào công tác dạy học.
Để tránh đi vào lối mòn của cách giảng dạy truyền thống, cô Hà đã biến lớp học của mình thành một rạp chiếu phim mini. Những đoạn phim hoạt hình vui nhộn được chọn lọc với độ dài phù hợp do chính cô tạo ra đã kích thích trí tò mò của học sinh, khiếnhọc sinh không còn cảm giác khô khan, cứng nhắc khi tiếp nhận những kiến thức mang tính lý thuyết, trừu tượng.
Từ việc vận dụng hoạt hình hóa các nội dung học tập, học sinh lớp cô Hà đã yêu thích môn học hơn, có sự gắn kết, yêu thương, chia sẻ với nhau nhiều hơn. Đồng thời cũng từ những tình huống đạo đức có trong đoạn phim hoạt hình, học sinh đã tự tin và biết cách tự giải quyết các vấn đề cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.
Hay như cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Thủy (giáo viên Trường Mầm non Họa Mi, quận Cầu Giấy) 10 năm liền được nhà trường tin tưởng giao nhiệm vụ khối trưởng, khối phó và giáo viên chủ nhiệm lớp điểm các chuyên đề "Xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ", "Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giáo dục".
Nhiều năm qua, cô đã nghiên cứu, thiết kế và áp dụng có hiệu quả các bài giảng điện tử, bài giảng E-learning, phần mềm giáo dục. Cô Thủy cho biết, nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin, cô đã mày mò nghiên cứu và thiết kế ra các bài giảng điện tử E-learning để đưa vào dạy trẻ.
Nhờ phần mềm chuyên dụng dạy học Adobe Presenter và các phần mềm hỗ trợ như: Ulead Video Studio, VideoPad Video Editor, ProShow Producer, Freemake Video Converter... việc thiết kế bài giảng trở nên vô cùng sinh động và hấp dẫn.
Đến nay, cô Thủy đã cùng các giáo viên trường Họa Mi đóng góp hơn 300 bài giảng điện tử và bài giảng E-learning trong kho dữ liệu của nhà trường. Các bài giảng này được đưa vào lồng ghép với các chủ đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và phân loại đưa vào các chủ đề để dạy trẻ.
Là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, cô giáo Nguyễn Nguyệt Anh (Trường Mầm non Thăng Long, quận Thanh Xuân) đã lên kế hoạch xây dựng các nhóm "Nhà giáo cùng nhau phát triển" ở các tổ nhóm chuyên môn trong trường; đồng thời cùng nhóm đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học.
Với gần 200 bài giảng điện tử phù hợp với nhiều lứa tuổi được đưa vào kho học liệu để dạy trẻ trong những năm học vừa qua đã giúp giáo viên tự tin hơn khi lên lớp và học sinh hứng thú khi tham gia các hoạt động.
Thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo
Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học đã và đang dần được khẳng định và trở thành xu thế tất yếu của giáo dục. Thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý.Theo đó, năm học 2019 - 2020, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã thí điểm áp dụng sách điện tử các môn Âm nhạc, Thủ công, Tin học, Tiếng Anh với các trường Tiểu học, Trung học cơ sở đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quá trình học tập, giảng dạy của học sinh và giáo viên; đồng thời thí điểm triển khai trường học điện tử cho 3 cấp học Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở tại 3 Phòng Giáo dục và Đào tạo (quận Long Biên 16 trường, quận Thanh Xuân 4 trường và quận Bắc Từ Liêm 14 trường).
Cũng trong năm học này, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tiếp tục triển khai "Trường học kết nối" trong tổ chức và quản lý hoạt động chuyên môn qua mạng tới tất cả các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Các trường đã tiến hành tập huấn và cấp tài khoản cho các giáo viên và học sinh.
Đến hiện tại, việc khai thác, sử dụng "Trường học kết nối" ở các trường đã dần đi vào nền nếp và có tác dụng tốt. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chỉ đạo các trường thường xuyên đưa bài lên trang web, xây dựng nguồn học liệu mở, góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong trường học hiện nay.
Đặc biệt, do diễn biến phức tạp dịch bệnh Covid-19, có thời gian học sinh phải tạm nghỉ học tập trung tại trường để phòng chống dịch bệnh. Nhằm hỗ trợ việc học tập, củng cố kiến thức cho học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức ghi hình và phát sóng chương trình "Học trên truyền hình" các môn học năm học 2019 - 2020 dành cho học sinh từ lớp 4 đến lớp 12 bảo đảm chất lượng cao nhất; đồng thời chia sẻ nội dung cho 12 tỉnh/thành phố trên cả nước.
Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng chỉ đạo tới 100% các cơ sở giáo dục trên toàn thành phố thông tin và hướng dẫn học sinh tham khảo Chương trình dạy học trên VTV7 - Kênh truyền hình chuyên về Giáo dục của VTV.
Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội còn triển khai hệ thống học tập trực tuyến Hanoi Study, học tập qua internet giúp việc ôn luyện kiến thức của học sinh trở nên tự giác. Trong tháng 5 - 6/2020, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức 2 đợt khảo sát chất lượng cho 74.000 học sinh lớp 12 bằng hình thức trực tuyến thông qua hệ thống Hanoi Study. Kết quả, trên 99,5% học sinh tham gia làm bài và nộp bài thành công. Cũng trong tháng 6/2020, Sở tiếp tục triển khai khảo sát tiếng Anh cho 104.000 học sinh lớp 9 trên địa bàn toàn Thành phố.
Năm học 2020 - 2021, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội là tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục; thực hiện chuyển đổi số trong Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ thực hiện đổi mới nội dung, chương trình giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển năng lực tiếp cận, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi, phát triển; đẩy mạnh học trực tuyến, phát triển kho học liệu số của Ngành; đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số; khuyến khích các mô hình giáo dục, đào tạo mới dựa trên các nền tảng số; tập trung mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, theo chuẩn quốc tế đáp ứng tiến trình hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0./.
Giáo viên "thời đại số" cần giỏi tiếng Anh và công nghệ Để trở thành một nhà giáo sáng tạo thì người thầy sẽ phải tìm kiếm, thay đổi, lan tỏa những ý tưởng, kiến thức cho đồng nghiệp và học sinh. Tiếng Anh và công nghệ chính là hành trang người giáo viên. "Ngày hội Giáo viên Sáng tạo - Witeach" đã trở thành một sân chơi lớn dành cho giáo viên Wellspring đam...