Học sinh Hà Nội tiếp tục nghỉ học phòng chống Covid-19
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã quyết định cho toàn bộ học sinh các cấp từ mầm non đến THPT nghỉ học vì diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19.
Các trường học ở Hà Nội sẽ tiếp tục đóng cửa đến 22.3 để phòng ngừa Covid -19 – Ảnh T.N
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội sáng nay, 13.3, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã kết luận cho học sinh toàn thành phố từ mầm non, tiểu học, THCS và các cơ sở dạy nghề nghỉ học hết ngày 29.3.
Riêng học sinh THPT tạm thời tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 22.3, theo ông Chung vì Bộ chưa điều chỉnh khung thời gian năm học và lịch thi THPT quốc gia nên chỉ có thể nghỉ đến mốc này.
Trước đó, phát biểu tại cuộc họp, đại diện Sở Lao động – Thương binh – Xã hội thành phố Hà Nội cho biết, tổng hợp 259 cơ cơ giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn có nguyện vọng cho học sinh nghỉ đến hết tháng 3.
Theo vị này, đề xuất này dựa trên các lý do: Học sinh sinh viên trường nghề, cao đẳng đến từ các tỉnh, thành trong toàn quốc. Một số đã có ca bệnh và có rát nhiều người phải cách ly, nên nguy cơ lây lan giữa học sinh, sinh viên đến từ các tỉnh, thành trên địa bàn Hà Nội là rất cao.
Thứ hai, khung chương trình giáo dục nghề nghiệp khác khung chương trình phổ thông, là theo năm dương lịch, có thể cân đối chương trình, nếu cho nghỉ 1 tháng nữa vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo nghề. Không ảnh hưởng nhiều đến khung chương trình và chất lượng. Sở này cho biết đã có đề nghị bằng văn bản để đề nghị Chủ tịch UBND thành phố xem xét, quyết định.
Học sinh TP.HCM tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 5.4 vì dịch Covid-19
Tại cuộc họp, ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo thành phố Hà Nội, cũng cho biết theo báo cáo của Sở Y tế, tình hình dịch bệnh trên địa bàn có nhiều diễn biến mới, có nhiều nguy cơ cao. Tuy đã vào cuộc hết sức tích cực chuẩn bị cho học sinh quay lại học nhưng để đảm bảo cho học sinh tốt nhất và an toàn, đề xuất cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn tiếp tục nghỉ học thêm 1 tuần, đến hết ngày 22.3.
Theo ông Dũng, trong thời gian vừa qua, việc nghỉ học phòng, chống dịch, nhiều trường trên địa bàn đã chủ động cho học sinh học trực tuyến, có thể ôn tập và học chương trình mới.
Ông Dũng cũng đề nghị các trường tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, quản lý việc dạy và học của giáo viên, học sinh trong thời gian nghỉ học vì Covid-19 để đảm bảo chất lượng, tạo sự thống nhất trong dư luận cha mẹ học sinh.
Đến thời điểm này đã có hơn 10 tỉnh, thành trên cả nước quyết định cho học sinh nghỉ học kéo dài, trong đó có những tỉnh cho học sinh nghỉ học hết tháng 3 hoặc đầu tháng 4 như Đồng Nai, Đồng Tháp, Đà Nẵng, Quảng Ninh…
Theo thanhnien.vn
Học sinh chuyển cấp bất lợi khi năm học kéo dài
Do dịch Covid-19 đang phức tạp, các địa phương vẫn cho học sinh nghỉ học. Bộ GD&ĐT đã lên phương án tính toán tiếp tục kéo dài thời gian học trong năm, trong đó điều chỉnh thời điểm kết thúc năm học và lịch thi THPT quốc gia năm 2020.
Một số tỉnh cho học sinh nghỉ đến ngày 4/4
Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến hầu hết các địa phương (trừ Vĩnh Phúc) đến thời điểm này vẫn phải tiếp tục cho học sinh (từ mầm non đến THCS nghỉ học) mà chưa hẹn ngày trở lại trường. Một số tỉnh như Đồng Nai đã quyết định cho học sinh nghỉ đến ngày 4/4.
Không phải Sở GD&ĐT nào cũng triển khai được dạy trực tuyến hay trên truyền hình Ảnh: Diệp An
Các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng cùng nhiều tỉnh, thành khác vẫn buộc phải cho toàn bộ học sinh các cấp nghỉ học. Trước tình hình này, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT cho biết, nếu việc nghỉ học tiếp tục kéo dài đến tháng 4, Bộ GD&ĐT sẽ phải tính toán tiếp tục kéo dài thời gian học trong năm, trong đó điều chỉnh thời điểm kết thúc năm học và lịch thi THPT quốc gia năm 2020.
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, trong trường hợp học sinh phải nghỉ kéo dài hết tháng 3, các mốc thời gian năm học mới được điều chỉnh vẫn có thể giữ được, nhưng yêu cầu các trường phải rất chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục của mình. Mỗi trường sẽ phải tính toán để tiết kiệm thời gian, ưu tiên thời gian dành cho việc dạy học theo đúng chương trình, giảm bớt thời gian cho các sự vụ trong nhà trường.
Cũng theo ông Thành, cần tiếp tục rà soát nội dung dạy học trong SGK hiện hành, tinh giản những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục; không dạy những nội dung, bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
Bà Nguyễn Bội Quỳnh, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) đề xuất nếu không công bố đề minh họa thì Bộ GD&ĐT cần có định hướng lại về nội dung đề thi, không nên quá dàn trải, vì năm nay tình hình khác hẳn các năm trước. Các học sinh không học trên lớp cũng không thể học thêm ở đâu ngoài một số giờ học trực tuyến, học trên truyền hình.
Học sinh chuyển cấp gặp áp lực
Dưới góc độ phụ huynh, chị Nguyễn Thị Hương (có con học lớp 12 ở Nam Định) không khỏi lo lắng khi chưa biết kỳ thi THPT quốc gia năm nay diễn ra vào thời gian nào. Mọi năm đến tuần cuối tháng 6 là kỳ thi diễn ra; năm nay có thể sẽ còn phải lùi đến tận tháng 8, tức là thêm 2 tháng nữa sẽ tạo áp lực cho học sinh. Thời gian chờ đợi kỳ thi kéo dài sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của học sinh và phụ huynh. "Học trực tuyến, học trên truyền hình, cứ nói thế nhưng phụ huynh không thể yên tâm khi các con chưa thể đến trường. Giải pháp tình thế này không phải học sinh nào cũng tiếp thu được" - chị Hương nói.
Chia sẻ với những lo lắng của phụ huynh, PGS. Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, nghỉ học kéo dài, các trường ĐH không bị ảnh hưởng nhiều vì các trường tự chủ và đào tạo tín chỉ. Phần lớn các trường đều triển khai dạy trực tuyến. Trong khi đó, ở bậc phổ thông, khung chương trình được quy định cứng chung cả nước, nên chắc chắn bị ảnh hưởng rất nhiều. "Ảnh hưởng lớn nhất là học sinh thi chuyển cấp. Do thời gian học kéo dài đến hè cùng với nắng nóng sẽ tạo tâm lý không tốt cho các em", PGS. Bùi Đức Triệu nói.
Nhận định năm nay kỳ thi THPT quốc gia có thể tháng 8 mới diễn ra, PGS. Triệu cho rằng các trường ĐH không bị ảnh hưởng nhiều. Nếu có, chỉ sinh viên năm thứ nhất bị lùi thời gian nhập học so với anh chị khóa trước. Do trường tự chủ, lại đào tạo tín chỉ, có thể học kỳ I giảm một số môn đào tạo thì vẫn bắt kịp lịch trình chung toàn trường.
PGS. Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng, tuyển sinh của các trường ĐH có thể tổ chức vào 2 đợt trong năm là mùa thu (tháng 9, 10) và mùa xuân (tháng 4) như các nước trên thế giới. Chính vì vậy, việc lùi kỳ thi THPT quốc gia đến tháng 8 không ảnh hưởng đến tuyển sinh của các trường ĐH.
NGHIÊM HUÊ
Theo Tiền phong
Nếu nghỉ học kéo dài, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục lùi lịch thi THPT quốc gia Bộ GD-ĐT khẳng định vẫn đang theo dõi sát sao diễn biến dịch bệnh Covid-19 và thực tế nghỉ học ở các địa phương, nếu cần thiết sẽ tiếp tục điều chỉnh thời điểm kết thúc năm học và lịch thi THPT quốc gia. Nếu học sinh phải nghỉ học hết tháng 3, Bộ GD-ĐT sẽ tính đến phương án tiếp tục lùi...