Học sinh Hà Nội sẽ được nghỉ học khi nhiệt độ hạ thấp
Học sinh mầm non, tiểu học được phép nghỉ học khi nhiệt độ dưới 10 độ C; học sinh trung học cơ sở nghỉ học khi nhiệt độ dưới 7 độ C.
Học sinh trung học cơ sở được nghỉ học khi nhiệt độ dưới 7 độ C. Ảnh minh họa : Minh Hoàng – TTXVN phát
Nhằm đảm bảo sức khỏe và phòng, chống rét cho học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có công văn gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã, các đơn vị trực thuộc Sở, yêu cầu lãnh đạo các đơn vị trường học, đặc biệt là các trường học vùng nông thôn, miền núi, các lớp điểm lẻ, địa bàn khó khăn chú ý thực hiện các biện pháp khi nhiệt độ tại Hà Nội hạ thấp, gây rét đậm, rét hại.
Theo đó, các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã và các trường học được phép cho học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ dưới 10 độ C; học sinh trung học cơ sở nghỉ học khi nhiệt độ dưới 7 độ C. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố cũng đã thống nhất với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội thông báo nhiệt độ ngoài trời vào những ngày rét đậm, rét hại trong các bản tin Dự báo thời tiết để phụ huynh học sinh theo dõi.
Video đang HOT
Trong thời gian rét đậm, rét hại, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã và các đơn vị kiểm tra và sửa chữa kịp thời các phòng học, phòng học chức năng, phòng bán trú, phòng ăn… đảm báo tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho học sinh. Đặc biệt, các trường mầm non cần đảm bảo có nước ấm để chăm sóc và phục vụ các cháu.
Đối với các trường có tổ chức bán trú, cần đảm bảo đủ thức ăn và thực phẩm sạch, chế độ ăn hợp lý; cơm, thức ăn, nước uống nóng sốt, chỗ nghỉ trưa ấm áp; đồng thời, chuẩn bị các loại thuốc men phục vụ công tác y tế học đường.
Các trường không tổ chức những hoạt động tập trung học sinh ngoài trời; không bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục trong những ngày giá rét, nhắc nhở học sinh mặc đủ ấm; thông báo tới tất cả các học sinh và phụ huynh trên Cổng thông tin điện tử của trường hoặc bằng các hình thức khác như tin nhắn, sổ liên lạc điện tử, loa truyền thanh của nhà trường, của phường, in và có thông báo ngoài cổng trường về quy định nghỉ học khi trời rét.
Bên cạnh đó, các nhà trường hướng dẫn cho học sinh tự học, ôn tập tại nhà trong thời gian nghỉ rét. Trong trường hợp học sinh vẫn đến trường, nhà trường phải bố trí cho các cháu vào một phòng để giữ ấm và quản lý cho đến khi phụ huynh đón về. Các trường không được để học sinh đứng ngoài cổng trường vì nghỉ rét.
Những ngày rét đậm, căn cứ vào thời tiết mỗi vùng, các Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường có thể điều chỉnh thời gian học để học sinh không phải đến trường quá sớm. Trường hợp học sinh đến muộn vì lý do thời tiết, cần thu xếp để học sinh vẫn vào được lớp học./.
Theo bnews
Miễn học phí cho học sinh THCS: Xử lý nghiêm nếu thu trái quy định
Mới đây, Chính phủ đã thống nhất chủ trương thực hiện chính sách miễn học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh trung học cơ sở (THCS) trường công lập và hỗ trợ đóng học phí ngoài công lập đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập, đặc biệt là đối với các thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Theo tính toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngoài kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên và chi thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh theo quy định, khi thực hiện chính sách miễn học phí đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi, học sinh THCS công lập và hỗ trợ học phí cho học sinh ngoài công lập, ngân sách phải chi thêm khoảng 4.730 tỷ đồng mỗi năm.
Thực hiện theo đúng chủ trương trên của Chính phủ, mỗi năm sẽ có khoảng hơn 5 triệu học sinh được hưởng lợi. Ngay tại Hà Nội, bắt đầu từ năm học 2018-2019, mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập ở tất cả các địa bàn đều tăng. Cụ thể, học sinh khu vực thành thị đóng 155.000 đồng/tháng/học sinh (tăng 45.000 đồng), ở nông thôn 75.000 đồng/tháng/học sinh (tăng 20.000 đồng), miền núi 19.000 đồng/tháng/học sinh (tăng 5.000 đồng).
Việc miễn học phí ở cấp THCS đang được quan tâm.
Với mức tăng này, người dân ở vùng nông thôn, ngoại thành, miền núi thu nhập chủ yếu từ nghề nông, làm thuê thì việc bớt được vài trăm ngàn đồng tiền đóng học phí mỗi kỳ sẽ làm giảm áp lực về cả tâm lý lẫn tài chính, nhất là những hộ nghèo có hai con cùng đi học.
Khi nghe tin về chủ trương này, nhiều phụ huynh đang có con theo học khối THCS vui mừng và mong việc miễn học phí được triển khai càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, dù vui mừng và đánh giá cao chính sách miễn học phí, nhưng nhiều phụ huynh vẫn lo lắng về các khoản phụ thu. Số tiền vài trăm nghìn đóng học phí một năm học không đáng là bao so với các khoản thu xã hội hóa ở nhiều trường hiện nay. Một phụ huynh có con học ở trường THCS Ba Đình, Hà Nội cho rằng: Thực hiện miễn học phí, các cơ quan chức năng phải ban hành các quy định chặt chẽ khác đi kèm để người dân không phải đóng góp các khoản khác để bù vào học phí.
Thực tế thì luật giáo dục hiện hành quy định ngoài học phí, người học không phải nộp khoản nào khác nhưng rõ ràng, phụ huynh và học sinh vẫn phải "cõng" rất nhiều các khoản tự nguyện khác. Nhiều chuyên gia giáo dục phân tích: Nếu không có khoản tiền học phí, các trường sẽ thiếu hụt. Liệu nhà nước có đảm bảo cấp bù đủ ngân sách này, trong khoảng thời gian dài hạn? Một số lãnh đạo trường THCS cho rằng đây là chính sách nhân văn nhưng bày tỏ băn khoăn về nguồn ngân sách bù cho học phí như trước đây.
Về vấn đề này, theo thông tin từ phía Bộ GD&ĐT, khi đưa ra đề xuất miễn học phí bậc THCS, Bộ đã cân nhắc tới vấn đề phụ huynh có thể phải đóng các khoản khác tăng lên hoặc có thể xảy ra tình trạng lạm thu để có giải pháp kiểm soát. Do vậy, Bộ đã ban hành các văn bản quy định rất chặt chẽ về các khoản được thu, không được thu và yêu cầu các cơ sở giáo dục không được phép thu các khoản trái quy định, sẽ xử lý nghiêm các cơ sở, người đứng đầu các cơ sở giáo dục vi phạm.
Phạm Thảo
Theo laodongthudo
Hàng trăm học sinh và giáo viên bất an vì trường xuống cấp Chính quyền Đắk Lắk cần khắc phục ngôi trường khiến giáo viên và hàng trăm học sinh luôn nơm nớp lo sợ vì đã xuống cấp trầm trọng. Trường tiểu học Nguyễn Bá Học ở xã Ea Knuêch (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) hiện có 320 học sinh, trong đó chủ yếu là học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số....