Học sinh Hà Nội quá khổ!
Khảo sát gần đây của Ban Văn hóa- Xã Hội HĐND TP. Hà Nội cho thấy, gần 2 triệu học sinh từ cấp mầm non, phổ thông trên địa bàn thủ đô đang phải học tập trong điều kiện được đánh giá là quá tải, cùng với đó là cha mẹ học sinh đang phải chịu gánh nặng khi phải đóng góp quá nhiều khoản thu ngoài quy định cho con em theo học.
Ảnh minh họa
Thống kê cho thấy, năm học 2018-2019, Hà Nội có 2689 trường với gần 2 triệu học sinh mầm non và phổ thông. Trong đó công lập có 2182 trường, 1,7 triệu học sinh, có 507 trường tư thục có 552 ngàn học sinh. So với năm học 2017-2018, số học sinh tăng tập trung ở cấp mầm non là 86% và cấp tiểu học là 49%.
Theo Ban Văn hóa-Xã Hội HĐND TP. Hà Nội, do tốc độ tăng dân số cơ học cao cùng với việc phát triển đô thị, xây dựng nhiều khu chung cư cao tầng trên địa bàn thành phố dẫn đến hiện tượng quá tải trong các trường công lập, tỷ lệ học sinh trên lớp cao.
Đáng chú ý, khảo sát của cơ quan HĐND thành phố cho thấy, hiện nay trên toàn địa bàn thủ đô có 19/772 trường mầm non công lập (chiếm 2%) có sĩ số từ 50 cháu trở lên/lớp học (cá biệt có 4 trường mầm non có sĩ số 60 cháu/lớp, tập trung ở quận Cầu Giấy); có 87/697 trường tiểu học công lập (chiếm 14%) có sĩ số từ 50 học sinh trở lên/lớp (cá biệt có 37 trường có sĩ số từ 55 học sinh trở lên/lớp, trng đó có 3 trường có sĩ số trên 60 học sinh/lớp; có 13/559 trường THCS công lập (chiếm 2%) có sĩ số từ 50 học sinh trở lên.
Không chỉ hàng triệu học sinh Hà Nội đang phải học trong điều kiện quá tải, qua kiểm tra Ban Văn hóa-Xã hội HĐND thành phố còn phát hiện, rất nhiều trường đang thu thêm các khoản phí ngoài quy định. “Một số trường tự ý đặt ra những khoản thu không đúng quy định, thực hiện thu xã hội hóa không đúng quy định, quy trình như: thu tiền túi kiểm tra, phô tô tài liệu, tiền vệ sinh, thu tiền để mua bàn ghế, tiền trái tuyến, thu tiền xã hội hóa điều hòa và thiết bị giảng dạy, gây bức xúc trong phụ huynh học sinh”- báo cáo của cơ quan HĐND thành phố nhấn mạnh.
Cũng theo cơ quan này, Quyết định số 51 của UBND TP. Hà Nội quy định 10 khoản thu, ngoài các khoản thu theo quy định không được thu thêm khoản thu nào khác. Nhưng xuất phát từ nhu cầu thực tế vẫn đang xuất hiện khá nhiều khoản thu khác mà các trường đang thu đối với phụ huynh học sinh như: tiền học câu lạc bộ, kỹ năng sống, tiền lắp và tiền điện điều hòa, học ngoại ngữ chuyên gia, trông giữ trẻ, học sinh ngoài giờ và ngày thứ 7… chưa được quy định và hướng dẫn cụ thể, vì vậy các đơn vị lúng túng trong triển khai thực hiện.
Video đang HOT
Không chỉ chịu áp lực từ các loại phí, vấn đề đồng phục cho học sinh cũng đang là nỗi băn khoăn của nhiều cha mẹ học sinh. Thông tư số 26 ngày 30/9/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định phụ huynh học sinh hoặc Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức may hoặc mua đồng phục.
Khảo sát của Ban Văn hóa- Xã hội HĐND thành phố Hà Nội cho thấy, thực tế ở một số trường ban Giám hiệu hợp tác với các nhà máy, công ty may để đặt cho học sinh. Trung bình mỗi bộ đồng phục có giá từ 150 đến 270 ngàn đồng và tối thiểu mỗi học sinh có 3 bộ đồng phục (mùa hè, mùa đông và đồng phục thể dục).
Không ít trường quy định học sinh mặc đồng phục trong cả tuần, do vậy thực tế phụ huynh phải mua số lượng đồng phục cho học sinh từ 5-6 bộ gây tốn kém về kinh phí cho phụ huynh học sinh.
Ban Văn hóa-Xã hội HĐND thành phố đề nghị UBND TP. Hà Nội nghiên cứu sớm sửa đổi Quyết định số 51 ngày 22/11/2013 ban hành về quy định về thu, sử dụng các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập của thành phố để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Ban Văn hóa-Xã hội HĐND thành phố cũng đề nghị UBND TP. Hà Nội có ý kiến với Chính phủ, Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng cho phép nâng mật độ xây dựng, nâng tầng để xây dựng các trường học tại các quận nội thành, nơi có ít quỹ đất để đảm bảo sỹ số học sinh/lớp. Đồng thời ưu tiên dành quỹ đất xây dựng trường học trong các khu đô thị mới, các khu di dân tái định cư nhằm giảm sỹ số học sinh/lớp theo đúng quy định, đảm bảo chỗ học cho học sinh các cấp.
Theo baophapluat
Năm học 2018 - 2019: Cà Mau cần 350 giáo viên cho các trường thuộc Sở Giáo dục
Rà soát năm học 2018 - 2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh (GD&ĐT) Cà Mau cho thấy, số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở các cấp học hiện có so với định mức các thông tư của Trung ương là còn thiếu trên 1.000 người.
Báo cáo mới nhất của Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau cho biết, qua rà soát năm học 2018 - 2019, ở cấp Mầm non, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên so với biên chế được giao thừa 123 người (chủ yếu là hợp đồng).
Tuy nhiên, số người hiện có so với định mức theo Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV (TTLT06) là thiếu 756 người (trong đó cán bộ quản lý: 40 người, giáo viên: 423 người, nhân viên: 46 người, nấu ăn: 240 người, bảo vệ: 7 người).
Ở cấp Tiểu học, số người hiện có so với biên chế được giao thừa 278 người; số người hiện có so với định mức theo TTLT06 là thừa 560 người.
Còn ở cấp THCS, số người hiện có so với biên chế được giao thừa 272 người; số người hiện có so với định mức theo TTLT06 là thừa 91 người.
Đối với các trường trực thuộc Sở GD&ĐT (THPT, THCS&THPT, trường chuyên biệt,...), theo Sở G&ĐT tỉnh Cà Mau, số biên chế hiện có là 1.856 người và hợp đồng hiện có là 264 người. Đáng chú ý, trình độ đạt chuẩn theo vị trí việc làm ở biên chế chỉ đạt tỷ lệ 99,9%, có 2 người thiếu chuẩn (1 giáo viên Văn cấp THCS và 1 giáo viên Thể dục); trong khi đó, trình độ đạt chuẩn ở hợp đồng là 100%.
Qua kết quả rà soát năm học 2018 - 2019 cho biết, số lượng người làm việc cần có theo định mức Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT (TT16) là 2.367 người. Tuy nhiên, tổng số người làm việc hiện có là 2.120 người, còn thiếu đến 247 người.
Trong khi đó, số biên chế hiện có so với định mức TT16 còn thiếu đến 511 người (trong đó, cán bộ quản lý thiếu 17, giáo viên thiếu 350 và nhân viên thiếu 144).
Qua thống kê từ cấp Mầm non đến THPT, số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hiện có còn thiếu so với định mức các Thông tư là 1.003 người (trong đó cấp Mầm non: 756, cấp THPT: 247).
Cà Mau kiến nghị hợp đồng mới 91 giáo viên cho các trường trực thuộc Sở Giáo dục. (Ảnh minh họa)
Trước tình hình trên, lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau cho biết, đối với số giáo viên ở cấp Tiểu học và THCS dôi dư sau khi sắp xếp, Sở xin chủ trương được phối hợp với các trường đại học để đào tạo chuyển đổi văn bằng 2 ngành Giáo dục Mầm non theo nguyện vọng để chuyển về phục vụ cấp Mầm non. Còn đối với các trường trực thuộc Sở, theo kế hoạch, đối với viên chức sẽ sắp xếp, điều động 7 giáo viên; đối với hợp đồng lao động sẽ điều chuyển từ trường thừa sang trường thiếu 18 giáo viên.
Ông Nguyễn Minh Luân - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau cho biết, số biên chế hiện có so với định mức TT16 thiếu đến 511 vị trí, nếu không hợp đồng các trường sẽ gặp khó khăn vì không đảm bảo đủ giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và hoạt động.
Do đó, Sở GD&ĐT kiến nghị UBND tỉnh Cà Mau cho chủ trương hợp đồng lao động năm học mới 2018 - 2019 với số lượng 390 người. Trong đó, tiếp tục duy trì hợp đồng với 264 người hiện có (giáo viên: 210, nhân viên: 54); hợp đồng mới 126 người (giáo viên: 91, nhân viên 35).
Về việc đào tạo lại số giáo viên dôi dư để chuyển sang dạy Mầm non, ông Nguyễn Tiến Hải - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu Sở GD&ĐT xem xét lại kỹ vấn đề này vì thời gian đào tạo đến 2 năm thì không hợp lý cho việc sắp xếp đội ngũ ngành giáo dục.
Chủ tịch tỉnh Cà Mau cũng yêu cầu các địa phương thẩm tra báo cáo kết quả sắp xếp trường, lớp, giáo viên và phương án sắp xếp cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên gửi về Sở GD&ĐT trước ngày 24/8. Sở GD&ĐT tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 29/8.
Huỳnh Hải
Theo Dân trí
Hà Nội chính thức chốt nhà thầu chương trình sữa học đường, bắt đầu triển khai thực hiện từ đầu năm 2019 Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk là đơn vị trúng thầu chương trình "sữa học đường" với tỷ lệ hỗ trợ của đơn vị trúng thầu là 23% (mức hỗ trợ cao hơn so với mức mời thầu của Sở GD-ĐT 3%). Đơn giá trúng thầu 1 hộp sữa là 6.286 đồng. Nhà thầu phụ là Công ty CP Sữa Quốc tế...