Học sinh Hà Nội nháo nhào tìm “lò” luyện Sử
Ngay sau khi Sở GD-ĐT Hà Nội công bố Lịch sử là môn thi thứ 4 trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10, nhiều trung tâm đã bắt đầu mở các lớp luyện thi cấp tốc.
“Bùng nổ” luyện thi cấp tốc môn Lịch sử
Theo phương án đổi mới tuyển sinh vào lớp 10 THPT, áp dụng từ năm học 2019 – 2020, học sinh sẽ phải thi tuyển 4 bài thi độc lập và không xét tuyển học bạ 4 năm THCS. Cụ thể, 4 bài thi gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Lịch sử đã được chọn ngẫu nhiên theo hình thức bốc thăm.
Ngay sau khi Sở GD-ĐT Hà Nội công bố, nhiều trung tâm luyện thi đã mở các lớp chiêu sinh luyện thi cấp tốc môn Lịch sử. Một Trung tâm Luyện thi tại phố Trương Định (quận Hai Bà Trưng) đăng quảng cáo: khai giảng lớp ôn thi Lịch sử vào ngày 20/3, học từ 18h đến 20h với giáo viên kinh nghiệm và có kỹ năng giảng dạy. Học phí của trung tâm này là 1,2 triệu đồng/khóa, học cho đến khi thi và chắc chắn lấy 8 – 10 điểm.
Nhiều trung tâm luyện thi đã mở các lớp chiêu sinh luyện thi cấp tốc môn Lịch sử. (Ảnh minh họa: KT)
Một Trung tâm Luyện thi tại quận Hà Đông cũng vừa thông báo sẽ khai giảng lớp ôn thi Lịch sử đầu tiên vào ngày 24/3. Khóa học này sẽ kéo dài đến lúc thi và học phí là 100.000 đồng/buổi. Trung tâm này cũng cho biết, với thầy giáo giỏi với 30 năm kinh nghiệm dạy môn Lịch sử chắc chắn sẽ đánh tan nỗi sợ hãi môn Sử của các em để giành điểm 9 trong khi thi sắp tới.
Thầy Đỗ Công Hoan, một giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy môn Lịch sử và tham gia dạy các đội tuyển môn Lịch sử tại một trường THCS ở Hà Nội cho rằng, tâm lý lâu nay hầu hết các học sinh đều coi đây là môn phụ nên không học mà chỉ tập trung vào môn Toán, Văn, Ngoại ngữ… Khi Sở công bố Lịch sử là môn thi thứ tư thì nhiều học sinh cuống cuồng tìm các trung tâm để ôn lại kiến thức.
Trên phố Đỗ Quang (Hà Nội), một trung tâm thông báo ngày 17/3 cũng mở lớp luyện thi cấp tốc môn lịch sử với lời quảng cáo hấp dẫn: “Thầy Khuất Duy Dũng đang giảng dạy tại trường chuyên Hà Nội Amsterdam. Số lượng có hạn, thời gian gấp rút, quý phụ huynh hãy nhanh tay đăng ký”… Một phụ huynh tìm lớp học cho con cho biết, mẹ con chị khá lo lắng khi phải thi môn Sử bởi lâu nay con chỉ tập trung vào các môn tự nhiên. Chính vì vậy chị phải tìm ngay lớp ôn cấp tốc cho con. Thời gian học mỗi buổi 2 tiếng, mức học phí là 200.000 đồng/học sinh/buổi. Khoá học sẽ kéo dài 10 buổi/10 tuần, giúp học sinh hệ thống hoá lại kiến thức và làm quen với đề thi minh hoạ…
“Cày” lại từ đầu!
Video đang HOT
Nhiều học sinh đang rất lo lắng làm sao để nhớ được khối lượng kiến thức khổng lồ. Minh Thư, học sinh lớp 9 tại Hà Nội chia sẻ: “Môn Lịch sử lâu nay học sinh thường học thuộc lòng nên tình trạng học trước quên sau rất phổ biến. Nhớ được kiến thức cơ bản cùng với các mốc thời gian là vấn đề chúng em rất lo lắng, đặc biệt là việc ôn cùng lúc 4 môn, trong đó 2 môn Văn, Sử là môn phải học thuộc lòng nhiều.”
Thạc sĩ Lịch sử Nguyễn Thị Quỳnh Mai, Trưởng phòng Đào tạo Hệ thống Giáo dục Học Mãi đưa ra 6 lưu ý để học sinh ôn tập tốt trong 3 tháng còn lại: Một là, học sinh cần bám chắc cấu trúc đề minh họa để ôn tập, ôn đều các chuyên đề theo kế hoạch phù hợp, không để mất điểm phần lịch sử thế giới vì phần này đa phần câu hỏi dễ lấy điểm. Hai là, ôn tập có lộ trình: tháng 3 tập trung rà soát các kiến thức theo chương trình lớp 9. Ba là, đọc, ôn kỹ các bài tổng kết chương để nắm được các diễn biến của lịch sử trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, từ đó có cái nhìn tổng quát về lịch sử. Bốn là, rèn cách tìm từ khóa trong mỗi câu hỏi để tránh bị lạc đề, dẫn đến mất điểm đáng tiếc. Năm là, rèn luyện cách làm bài trắc nghiệm như phân chia thời gian làm bài hợp lý, làm từ dễ đến khó. Sáu là, học qua sơ đồ tư duy, thẻ nhớ kiến thức. Mỗi bài học, chương, giai đoạn lịch sử có thể hệ thống lại thành sơ đồ để dễ nhớ, dễ tra cứu khi cần…
“Những yêu cầu với đề môn thi thứ tư chỉ tương đương như bài kiểm tra 45 phút hoặc thi học kỳ trên lớp của các học sinh. Đó là những nội dung học được kiểm tra diễn ra hằng ngày, rất quen thuộc, không hề dàn trải, áp lực, học sinh không cần phải luyện thi cấp tốc mới làm tốt bài”.
Phạm Quốc Toản, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng (Sở GD-ĐT Hà Nội)
Thầy Đỗ Công Hoan, nguyên là giáo viên trường THCS Chương Mỹ, Hà Nội cho biết: “Với chương trình Lịch sử lớp 9, tôi chia thành 13 chuyên đề, nếu em nào học nhanh thì cũng phải mất 12-15 buổi mới nắm được kiến thức cơ bản. Tôi cam đoan 10 cháu thì chỉ có 1-2 cháu còn có một chút kiến thức lịch sử trong đầu. Nếu phải dạy các em từ con số 0 đi lên, nghĩa là học mới từ đầu thì bản thân không chỉ học sinh mà giáo viên cũng rất vất vả…”.
Cũng theo thầy Hoan, thi trắc nghiệm có cái dễ và cũng có cái khó. Thi trắc nghiệm dễ là dựa trên dữ liệu cũ để mà suy đoán ra phương án chính, thế nhưng khó là nếu thi tự luận các cháu có thể tự suy diễn được, còn trắc nghiệm thì không suy diễn được. “Học sinh cần tránh học kiểu cưỡi ngựa xem hoa, càng không nên học tủ. Khi giáo viên định hướng và chỉ ra những xương sống chính của từng chuyên đề thì học sinh cần ghi nhớ kỹ…” – thầy Hoan nhắn nhủ.
Tiến sĩ Lê Thị Thu Hương, giáo viên môn Lịch sử tại Hệ thống Học Mãi, nhận định, đề minh họa môn Lịch sử mà Sở GD-ĐT Hà Nội công bố đã bám sát nội dung chương trình lớp 9. Tuy nhiên, đề thi vẫn còn yêu cầu học sinh ghi nhớ những mốc thời gian quan trọng và những nhân vật lịch sử nổi bật của từng thời kỳ, chưa hoàn toàn thoát khỏi “cái bóng” của cách ra đề truyền thống – lịch sử gắn với thời gian và sự kiện. “Đề thi chính thức sắp tới cần tránh hỏi tên nhân vật lịch sử; với học sinh lớp 9 nên có cách hỏi khác với học sinh lớp 12…” – bà Hương đề nghị./.
Theo vov
Hà Nội lại đề xuất 3 phương án tuyển sinh vào lớp 10
Thay vì chỉ đưa ra 1 phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019-2020 (như công bố vào tháng 4.2018) thì ngay trước thềm năm học mới, Sở GD-ĐT Hà Nội lại vừa công bố 3 phương án để xin ý kiến.
Hà Nội đưa ra 3 phương án tuyển sinh vào lớp 10 cho năm 2019 - NGỌC THẮNG
Ngày 13. 8, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019 cấp THCS do Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức, ông Phạm Quốc Toản, Trưởng Phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT cho biết, Sở đã xây dựng dự thảo 3 phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019-2020, cụ thể:
Phương án 1: Thi tuyển 4 bài thi độc lập gồm toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 1 bài thi thứ tư thuộc 1 trong các môn vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân. Bài thi thứ tư do Sở GD-ĐT công bố vào cuối tháng 3. Thời gian làm bài đối với bài thi toán và ngữ văn là 120 phút/bài, đối với 2 bài thi còn lại là 60 phút/bài.
Phương án 2: Giữ nguyên như phương án tuyển sinh năm học 2018-2019, tức là tổ chức thi tuyển kết hợp với xét tuyển.
Phương án 3: Tổ chức thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là toán, ngữ văn và 1 bài thi tổ hợp: Tổ hợp 1 (gồm 4 môn: ngoại ngữ, vật lý, lịch sử và giáo dục công dân); hoặc tổ hợp 2 (gồm 4 môn ngoại ngữ, địa lý, hóa học và sinh học). Thời gian làm bài đối với bài thi toán và ngữ văn là 120 phút/bài; đối với bài thi tổ hợp là 90 phút/bài. Việc quyết định tổ chức bài thi tổ hợp nào sẽ được Sở GD-ĐT thực hiện theo hình thức bốc thăm và công bố vào cuối tháng 3.
Ông Phạm Quốc Toản cũng cho biết, ngoài 3 phương án như trên, các nhà trường có thể đề xuất phương án tuyển sinh khác. Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ tổng hợp ý kiến đề xuất của các nhà trường về phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019-2020 để trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt.
Dự kiến, phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019-2020 sẽ được công bố trong thời gian học kỳ I năm học 2018-2019.
Tháng 4.2018 chỉ công bố một phương án
Trước đó, vào tháng tư năm nay, Sở GD-ĐT Hà Nội đã công bố dự kiến sẽ áp dụng phương án thứ 3 trong 3 phương án trên để tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập áp dụng từ năm học 2019-2020. Sở GD-ĐT còn khẳng định sẽ công bố đề thi minh họa của 3 bài thi trên vào tháng 9. 2018, ngay thời điểm bắt đầu năm học mới để các nhà trường, học sinh và cha mẹ học sinh biết và có kế hoạch ôn tập phù hợp.
Sở GD-ĐT còn cho biết rõ hơn về hình thức thi, các bài thi toán, ngữ văn thi theo hình thức tự luận. Bài thi tổ hợp thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan; có nhiều mã đề thi trong một phòng thi; thí sinh làm bài thi trên Piếu trả lời trắc nghiệm; kết quả bài thi của thí sinh trên phiếu trả lời trăc nghiệm được chấm bằng phần mềm máy tính.
Về đề thi, theo phương án của Sở GD-ĐT Hà Nội, đề thi gồm các câu hỏi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9 THCS hiện hành của Bộ GD-ĐT, đảm bảo 4 cấp độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng cấp độ thấp và vận dụng cấp độ cao.
Để chứng minh ưu điểm của phương án tuyển sinh này, lãnh đạo Sở GD-ĐT khẳng định: Việc thi thêm bài thi thứ 3 là bài thi tổ hợp nhằm mục đích: Tránh sự học lệch của học sinh, đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện ở các cấp học dưới; bài thi tổ hợp với mục tiêu dần tiếp cận chương trình sách giáo khoa mới đó là "theo hướng tích hợp ở các lớp học, cấp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học, cấp học trên"; bài thi tổ hợp có môn ngoại ngữ nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, đáp ứng đề án nâng cáo chất lượng dạy học ngoại ngữ ở trường phổ thông.
Với bài thi tổ hợp thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Trong bài thi tổ hợp, ngoài môn ngoại ngữ, 3 môn còn lại vừa có môn tự nhiên, vừa có môn xã hội, điều này đảm bảo tính công bằng, khách quan đối với học sinh.
Thời điểm công bố dự kiến thay đổi, Sở GD-ĐT Hà Nội còn khẳng định: Phương án trên được đưa ra dựa trên kiến đề xuất của hầu hết các hiệu trưởng trường THPT, trưởng phòng GD-ĐT quận, huyện, thị xã, hiệu trưởng trường THCS trong các hội nghị, hội thảo về xây dựng phương án tuyển sinh vào lớp 10 THPT từ năm học 2019-2020 do Sở GD- ĐT tổ chức.
Nhiều hạn chế của phương án thi kết hợp xét tuyển
Một trong 3 phương án mà Sở GD-ĐT xin ý kiến góp ý thì có phương án giữ nguyên phương án tuyển sinh thi tuyển kết hợp với xét tuyển đã thực hiện hơn chục năm qua. Phương án thi tuyển kết hợp với xét tuyển áp dụng từ năm học 2005 - 2006 đến nay, chính Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho rằng phương án này đã bộc lộ những hạn chế.
Cụ thể, theo Sở GD - ĐT Hà Nội phương án này tạo nên hiện tượng học lệch các môn, học sinh chỉ tập trung vào học môn ngữ văn và toán, các môn còn lại học sinh chưa tập trung học, như vậy chưa đảm bảo được mục tiêu giáo dục toàn diện ở bậc THCS.
Trong phương thức "kết hợp thi tuyển với xét tuyển", khâu xét tuyển dựa vào việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở bậc THCS chưa thật sự khách quan do việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của mỗi giáo viên; việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh giữa các nhà trường khác nhau.
Theo thanhnien.vn
Đổi mới thi lớp 10, 'siết' lạm thu và dạy thêm Sở GD-ĐT Hà Nội vừa đưa ra 3 phương án tuyển sinh vào lớp 10 để các trường góp ý, lựa chọn, đồng thời sở này cũng có nhiều động thái để chấn chỉnh lạm thu và dạy thêm, học thêm. Thí sinh thi tuyển vào lớp 10 tại Hà Nội năm học 2018 - 2019 - ẢNH: NGỌC THẮNG Đề xuất 3...