Học sinh Hà Nội hào hứng với cuộc thi “Khoa học tạo ra sự đổi mới”
Sáng 30/11, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức lễ tổng kết cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học thành phố Hà Nội lần thứ 8 (HASEF 2018). Đây là cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh của địa phương có quy mô lớn nhất cả nước.
Học sinh Hà Nội tự tin thuyết trình đề tài trước hội đồng giám khảo
Với thông điệp “Khoa học để tạo ra sự đổi mới”, cuộc thi HASEF lần thứ 8 diễn ra từ ngày 28 đến 30/11 là cơ hội để học sinh Thủ đô giới thiệu những đề tài khoa học xuất sắc tới bạn bè, thầy cô và các nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực mà các em nghiên cứu.
Ông Lê Ngọc Quang- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Cuộc thi năm nay có thông điệp Khoa học để tạo ra sự đổi mới (Science for Creative Innovation) nhằm bắt nhịp với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0 và bối cảnh toàn ngành đang thực hiện công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
Việc tổ chức các cuộc thi khoa học kĩ thuật có tác dụng đến việc đổi mới dạy học trong nhà trường, góp phần hình thành tính năng động sáng tạo, khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức lí thuyết vào thực tế của học sinh.
Đồng thời tiếp cận chương trình SGK mới theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học, giúp giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục Hà Nội nói riêng khẳng định vị thế, hòa nhập sâu rộng vào các nền giáo dục tiên tiến, hiện đại trong khu vực và quốc tế.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Lê Ngọc Quang trao giấy khen cho 13 đơn vị có thành tích xuất sắc trong hội thi
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Trần Xuân Hà trao giấy khen cho các học sinh có đề tài đoạt giải Nhất
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Lê Ngọc Quang trao giấy khen cho các học sinh có đề tài đoạt giải Nhì
Video đang HOT
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến trao giấy khen cho các học sinh đoạt giải Ba
Trưởng phòng GDPT (Sở GD&ĐT Hà Nội) Kiều Văn Minh trao giấy khen cho các học sinh đoạt giải Tư.
Cuộc thi chung khảo cấp thành phố quy tụ 91 đề tài, dự án nghiên cứu xuất sắc ở 16 lĩnh vực của 175 tác giả đến từ các trường THCS, THPT trên toàn thành phố. Trong đó, nhiều nhất là các đề tài tập trung ở 5 nhóm lĩnh vực về Khoa học vật lý và phần mềm (38 đề tài), Sinh học (22 đề tài), Hóa học (19 đề tài), Y sinh (12 đề tài), Khoa học xã hội (12 đề tài).
Nhiều đề tài, dự án có tính thực tiễn cao, thể hiện tinh thần sáng tạo đi đôi với trách nhiệm hướng về xã hội, con người và trách nhiệm công dân. Nhiều đề tài có tính thời sự như: Tác động nói xấu đám đông trên mạng xã hội; điện thoại thông minh và tương tác xã hội; điều khiển xe lăn bằng cảm biến điện cơ cho người khuyết tật; tiết kiệm năng lượng; giảm ô nhiễm môi trường; bảo tồn văn hóa dân gian.
Một số đề án có tính khoa học cao, thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu tốt, xây dựng và thử nghiệm hiệu quả, xác định mục tiêu kỹ thuật rõ ràng. Các em đã thể hiện được phong cách và phương pháp nghiên cứu khoa học, tự tin trong báo cáo và trả lời chất vấn của các nhà khoa học.
Kết quả, Ban giám khảo đã chọn ra 14 đề tài đoạt giải Nhất, 19 đề tài đoạt giải Nhì, 25 đề tài đoạt giải Ba và 31 đề tài đoạt giải Tư. Dựa vào kết quả của cuộc thi, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã trao Giấy khen cho 13 tập thể có thành tích xuất sắc.
Giải Nhất của cuộc thi thuộc về học sinh các trường: THCS Chu Văn An (quận Tây Hồ), THCS Cầu Giấy (quận Cầu Giấy), THPT Kim Liên, THPT Lê Lợi, THPT Yên Hòa, THPT Đào Duy Từ, THPT Thăng Long, THPT Chu Văn An, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam.
Vân Anh
Theo giaoducthoidai
Học sinh trường Gateway học thông qua trải nghiệm thực tế
Các hoạt động học mà chơi trong chuyến dã ngoại giúp học sinh Trường Gateway hiểu hơn về hệ sinh thái, phát triển khả năng tư duy, làm việc nhóm...
Chuyến dã ngoại thăm rừng Cúc Phương và Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam là hoạt động thường niên do Trường Phổ thông liên cấp Quốc tế Gateway tổ chức. Việc học tập thực tế với chuỗi hành trình dã ngoại là dịp để các em phát triển khả năng quan sát, trí thông minh cùng những kỹ năng của thế kỷ 21 như: tư duy, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, tự tin và rèn luyện tinh thần đồng đội.
Không đơn thuần là hoạt động tham quan, những chuyến dã ngoại này luôn gắn với dự án học tập như khoa học, sinh học, văn học... giúp trẻ có thêm nhiều kiến thức bổ ích, biết trân trọng những điều nhỏ bé trong cuộc sống và hòa đồng khi tham gia các hoạt động tập thể cùng bạn bè, thầy cô.
Những loài thực vật tưởng chừng chỉ được nhìn trên tranh ảnh, giờ đây các em được tự tay sờ và thu hoạch mẫu. Thông qua đó, học sinh có thể hiểu thêm về tổng quan của rừng quốc gia Ba Vì như hệ sinh thái, động vật rừng và cách bảo tồn.
Nếu như các bạn học sinh lớp 6 sưu tầm lá cây gân hình, lá mọc đối, mọc cách và tìm hiểu về lá đơn, lá kép thì chuyến dã ngoại lần này, học sinh khối 7 sẽ tìm và lưu lại hình ảnh của các loại côn trùng. Đặc biệt, với hoạt động tự khám phá rừng trong khu vực cho phép, nhiều học sinh đã được các chú kiểm lâm chia sẻ, giải đáp các thắc mắc về rừng cũng như kỹ năng sinh tồn khi đi rừng.
Học sinh hăng hái tham gia trồng rừng. Theo đại diện trường, với hoạt động này, các em không chỉ biết cách bảo vệ thiên nhiên mà còn học được những kỹ năng trong cuộc sống như trồng cây, chăm sóc cây, lao động...
Những hàng cây đầu tiên được trồng lên bởi thầy trò Trường Gateway.
Nếu như học sinh Trường Phổ thông Liên cấp Quốc tế Gateway Hà Nội dã ngoại tại rừng Cúc Phương thì Gisers (cách gọi học sinh ở Gateway) Hải Phòng đã có một chuyến dã ngoại bổ ích tại làng văn hóa các dân tộc Sơn Tây Hà Nội - nơi tập trung tái hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam.
Tại đây, các em được tìm hiểu thêm về kiến trúc cũng như phong tục tập quán của các dân tộc khắp cả nước như Chăm, Xơ Đăng, Ê Đê, Khơ Me. Bên cạnh đó là những trải nghiệm chế biến món ăn dân tộc đặc trưng; tham gia các trò chơi dân gian.
Sau quá trình khám phá thiên nhiên, học sinh tham gia chuỗi hoạt động gắn kết như đốt lửa trại, chơi trò chơi, biểu diễn văn nghệ... gần khu nhà cộng đồng. Các đội, nhóm tham gia hoạt động vận động trải nghiệm đều có thành viên của nhiều khối, lớp khác nhau. Chính cách sắp xếp này giúp các em có cơ hội làm quen với nhau, từ đó xây dựng tinh thần đoàn kết của toàn trường.
"Kỹ năng làm việc đội nhóm rất quan trọng. Một bạn không cố gắng, không tập trung có thể ảnh hưởng đến cả nhóm. Vì vậy, với những hoạt động tăng tính gắn kết, các con sẽ học tinh thần đoàn kết, hiểu được sự nỗ lực cố gắng ở mỗi thành viên", thầy Nguyễn Hoàng Quyền, giáo viên trường Phổ thông Liên cấp Quốc tế Gateway chia sẻ.
Các Gisers kết chúc một ngày team-building với nhiều hoạt động trải nghiệm lồng ghép những bài học ý nghĩa về tình thầy trò, bạn bè, sự gắn kết của đồng đội trong cùng một nhóm, về sự vượt khó để hoàn thành mục tiêu.
Cũng theo thầy Hoàng Quyền, điều các em học được trong chuyến dã ngoại còn là chỉ số vượt khó - AQ (Adversity Quotient). Chuyến đi với những khó khăn cần vượt qua như địa hình, thời tiết và những thử thách đồng đội đã giúp các bạn học sinh trưởng thành, mạnh mẽ và kiên cường hơn để chinh phục những thành công trong tương lai.
Bạn Nguyễn Tuệ Minh, lớp 6 Montreal, chia sẻ: "Thông qua chuyến đi này, em học được những kỹ năng sinh tồn, hiểu và thấy yêu thiên nhiên hơn. Đặc biệt, với những kỹ năng mới biết về việc trồng cây, em rất muốn truyền đạt lại cho ba mẹ và bạn bè để mọi người cùng biết cách bảo vệ trái đất và môi trường".
Thế Đan
Theo VNE
Khuyến khích các nữ sinh tự khám phá tiềm năng qua giáo dục STEM Sáng nay (24/11), Hội đồng Anh tại Việt Nam phối hợp cùng Microsoft tổ chức hội thảo và khóa tâp huấn về 'Thúc đẩy sự quan tâm và tham gia của nữ sinh trong khoa học và đổi mới sáng tạo thông qua giáo dục STEM và các kỹ năng số'. 130 đại sứ STEM sẽ được tập huấn bởi các chuyên gia...