Học sinh Hà Nội dự kiến nghỉ Tết 11 ngày
Ngày 6/1, Sở Giáo dục Đào tạo đã có tờ trình gửi UBND Hà Nội đề xuất thời gian nghỉ Tết Tân Mão của ngành giáo dục là 11 ngày.
Theo tờ trình, cán bộ, giáo viên, học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, bổ túc văn hóa, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp trên địa bàn Hà Nội sẽ được nghỉ Tết 11 ngày, từ 28/1 (25 tháng Chạp) đến hết ngày 7/2 (mùng 5 tháng Giêng).
Học sinh thủ đô đang chịu cảnh giá lạnh. Ảnh: Lê Hiếu.
Video đang HOT
Riêng các trường trung cấp chuyên nghiệp được nghỉ 17 ngày, từ ngày 22/1 (19 tháng Chạp) đến hết ngày 7/2 (mùng 5 tháng Giêng). Cán bộ công chức, viên chức của Sở GD&ĐT, các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã sẽ đi làm vào ngày thứ bảy (29/1), chủ nhật (30/1) và nghỉ Tết từ ngày 31/1 đến hết ngày 7/2 (8 ngày).
Sau khi có quyết định phê duyệt của UBND Hà Nội, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ có thông báo cụ thể về thời gian nghỉ Tết để các nhà trường, phụ huynh, học sinh thực hiện.
Trước đó, Thủ tướng cũng đã quyết định cho công chức, viên chức cả nước được nghỉ Tết nguyên đán trong 8 ngày.
Đoàn Loan
Theo VnExpess
Học sinh trường Amsterdam được đầu tư 15 triệu đồng/năm
Theo Quyết định về việc ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách thuộc TP Hà Nội giai đoạn 2011-2015, mức phân bổ ngân sách đầu tư cho mỗi học sinh Trường Chuyên Hà Nội - Amsterdam là 15 triệu đồng/HS/năm.
Như vậy, mức đầu tư cho học sinh (HS) Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam cao nhất trong các bậc học hiện nay của Hà Nội, các trường chuyên còn lại: 10 triệu đồng/HS/năm.
Tại cuộc họp giao ban công tác ngành giáo dục - đào tạo của Hà Nội với Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã - Quý IV năm 2010 ngày 30/12, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, Hội đồng nhân dân TP đã phê duyệt mức ngân sách phân bổ năm 2011 cho các trường học với mức tăng hơn 2 lần so với trước đây. Cụ thể, trường mầm non: từ 2 triệu lên 3,4 triệu đồng/HS/năm; trường tiểu học: từ 1,35 triệu lên 3 triệu đồng/HS/năm; trường THCS: từ 1,75 triệu lên 3,7 triệu đồng/HS/năm; Trường THPT: từ 1,88 triệu lên 4 triệu đồng/HS/năm.
Cũng theo quyết định của Hội đồng nhân dân TP Hà Nội, mức ngân sách phân bổ năm 2011 cho các trường khác là: Trường dân tộc nội trú: 13 triệu đồng/HS/năm; Trường khuyết tật: 10,2 triệu đồng/HS/năm; Trung tâm giáo dục thường xuyên: 1,8 triệu đồng/HS/năm; Cao đẳng sư phạm, nghệ thuật: 14 triệu đồng/HS/năm; Cao đẳng khác: 8,9 triệu đồng/HS/năm; Trung cấp sư phạm: 8,4 triệu đồng/HS/năm; Trung cấp kinh tế, thương mại, nông nghiệp, xây dựng: 7,5 triệu đồng/HS/năm; Trường dạy nghề: 7 triệu đồng/HS/năm.
Được biết, tổng chi ngân sách được phân cho ngành giáo dục của Hà Nội năm 2011 là hơn 1.118 tỷ đồng, tăng khoảng 85 tỷ đồng so với năm 2010.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho biết, đến nay, Đề án học phí mới đa hoàn thiện và trình HĐND và UBND TP phê duyệt Quyết định về mức thu và sử dụng học phí, các khoản thu khác để có cơ sở áp dụng thực hiện trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn thành phố từ năm 2011 - 2012.
Hiện Hà Nội có 2.511 trường và cơ sở giáo dục với 1.522.445 HS và 97.930 cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên của các cấp học.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT Hà Nội, đầu năm học 2010 - 2011, tình hình HS bỏ học ở các cấp đều giảm. Số HS bỏ học trong hè 2009 - 2010 là 1.745 HS (chiếm tỷ lệ 0,17%), giảm 0,23% so với cùng kì năm trước. Trong đó, tỷ lệ HS cấp tiểu học bỏ học là 0,004%; THCS là 0,29%; THPT là 0,37%. Nguyên nhân HS bỏ học chủ yếu do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, HS học yếu không tiếp thu được kiến thức. Các trường đã triển khai tích cực nhiều biện pháp như thực hiện miễn giảm học phí theo quy định; tiến hành rà soát, phân loại HS; cử giáo viên bồi dưỡng HS yếu kém, động viên từng HS bỏ học tiếp tục ra lớp,... Tuy nhiên, tỷ lệ HS THCS bỏ học cao, tập trung ở một số huyện như Chương Mỹ: 84 HS/22 trường; Thường Tín: 65 HS/20 trường; Ba Vì: 62 HS/24 trường; Ứng Hòa 55 HS/17 trường; Sóc Sơn 37/8 trường.
Hồng Hạnh
Theo Dân Trí
Nghị lực của chàng sinh viên khiếm thị Dân gian có câu "nghèo 2 con mắt, khó 2 bàn tay" nhưng bóng tối đã không thể quật ngã được sinh viên khiếm thị Dương Huỳnh Thanh Phú. Trái lại, đó lại là động lực giúp anh vượt lên định mệnh của số phận, tự tìm hướng đi cho cuộc đời mình và sống có ích cho xã hội. Được thầy giáo...