Học sinh gửi đơn thỉnh nguyện yêu cầu bỏ bài tập về nhà
Vì học hành áp lực và căng thẳng, hai học sinh tiểu học ở Mỹ đã viết đơn thỉnh nguyện yêu cầu bỏ bài tập về nhà. Và khu học chánh nơi hai em đang học đã xem xét nghiêm túc vấn đề này.
Các nghiên cứu ở Mỹ cho thấy bài tập về nhà không thực sự giúp ích cho việc học của học sinh tiểu học
ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Hai học sinh viết đơn thỉnh nguyện là Christopher DeLeon và Niko Keelie. Cả hai nam sinh đang là học sinh lớp 5 tại Trường tiểu học Farley ở thị trấn Stony Point, bang New York, Mỹ, theo NBC News.
Các em yêu cầu cấm cho bài tập về nhà với học sinh. Lãnh đạo khu học chánh chịu trách nhiệm quản lý Trường tiểu học Farley đang xem xét một cách nghiêm túc đề xuất này của các em, WNBC-TV đưa tin hôm 30.5.
Video đang HOT
Một quan chức giáo dục địa phương cho biết họ đang tìm cách để tư duy lại vấn đề bài tập, nhằm làm sao để có lợi hơn cho học sinh. “Cháu bị căng thẳng vì bài tập về nhà rất nhiều, vì vậy cháu chỉ muốn thoát khỏi chúng dù chỉ là một phút trong suy nghĩ”, bé Keelie nói.
Keelie và DeLeon quyết định viết đơn thỉnh nguyện gửi khu học chánh. Trong thư viết là hầu hết bạn bè trong lớp đều đồng ý với đề nghị nên bỏ bài tập về nhà. Có lẽ 2 em cũng không ngờ là chính khu học chánh cũng đồng ý với các em như vậy, theo NBC News.
Khu học chánh cũng đang xem xét một số lựa chọn. Một trong số đó sẽ cho phép phụ huynh yêu cầu nhà trường cho bài tập về nhà với con họ. Trong khi đó, lãnh đạo Trường tiểu học Farley hy vọng chính sách bài tập về nhà phù hợp hơn sẽ được áp dụng khi năm học mới bắt đầu vào vài tháng tới.
Ý tưởng bỏ bài tập về nhà cho học sinh đang là xu hướng ở Mỹ. Các nghiên cứu ở Mỹ cho thấy bài tập về nhà không thực sự giúp ích nhiều trong việc học tập của học sinh tiểu học, đôi khi còn gây hại cho các em. Do đó, nhiều khu học chánh ở Mỹ đang thí điểm hoặc bãi bỏ, hoặc giảm phần lớn bài tập về nhà cho học sinh tiểu học, theo NBC News.
Theo thanhnien.vn
Bạn đọc viết: Hệ lụy của vấn nạn học thêm
Dạy thêm, học thêm nhuốm màu tiêu cực là đề tài bàn luận chưa bao giờ vơi sức nóng trên khắp các diễn đàn, hội nghị và trong những câu chuyện bên tách trà.
Ảnh minh họa
Có lẽ chẳng có nơi đâu học sinh phải học tập cực khổ như nước ta. Cái cặp của học sinh tiểu học nặng đến oằn vai đã được cân đo đong đếm nhiều lần nhưng đâu lại vào đó. Chương trình giảm tải ư? Áp lực học hành giảm sút ư? Hình như chỉ là một giấc mơ đầy hão huyền khi mà tình trạng học sinh tiểu học hết học cả ngày ở trường lại tiếp tục "cày" ở lớp học thêm, học kèm, học nhóm diễn ra.
Lên cấp hai, những tưởng các con sẽ đỡ vất vả hơn. Nhưng không, chuyển từ hình thức vừa học vừa chơi và đánh giá bằng nhận xét, khuyến khích sang học thật, thi thật với hàng loạt bài kiểm tra nối tiếp nhau của hơn chục môn học cuốn các con vào vòng xoáy của thành tích, thi cử. Cứ thế, tuổi thơ các con trôi qua từ lúc nào và hành trang mang theo chỉ có mấy chữ "học", "học" và "học".
Một trong số những đối tượng cướp mất tuổi thơ của con trẻ chính là nạn học thêm tràn lan. Nó giờ như một cái "mốt" của xã hội hiện đại. Không cắp sách vở học thêm, trẻ như một hiện tượng cá biệt. Không cho con đến các lớp học thêm, bố mẹ như một hiện tượng lạ lẫm. Ngay đến nhiều ông bố bà mẹ có trình độ hẳn hoi, là giáo viên đúng chuyên ngành cũng "gửi" con cho cô giáo với nhiều bao biện, nào là cô dạy đúng phương pháp, nào là "bụt nhà mất thiêng"...
Thử hỏi một bài toán đơn giản đã làm trước ở nhà, liệu lên lớp con có còn hứng thú nghe cô giảng về phương pháp giải toán? Một bài văn đã "nhai" đi "nhai" lại ở lớp học thêm, liệu lên lớp con có còn chút nhiệt tình nào tìm hiểu? Mất hứng thú, hết tư duy, triệt tiêu tính sáng tạo, giáo dục đã thất bại ngay từ nguyên lý có tính nền tảng nhất!
Chúng ta không phủ nhận một thực tế tích cực từ việc dạy thêm, học thêm. Đó chính là cái nôi trui rèn, bổ trợ kiến thức, năng khiếu cho học sinh giỏi và yếu. Không ít phụ huynh nhờ các lớp dạy thêm "trông giữ" con khi bận công việc hoặc nhằm "lôi kéo" con ra khỏi các trò chơi điện tử, mạng xã hội mà gửi con vào lớp học thêm. Nhưng mặt tích cực thì hạn chế còn những tiêu cực nảy sinh lại nhiều vô vàn.
Trong số những phụ huynh vẫn một hai "nhờ cô kèm cặp thêm cho cháu" kia có không ít người mang ảo tưởng con mình sẽ giỏi hơn, uyên bác hơn sau khi "chiến đấu" với kiến thức ở lớp học thêm. Thậm chí có người còn tự huyễn hoặc mình rằng không học thêm sẽ bị cô "đì", thôi đành mỗi tháng trích một khoản không nhỏ dành cho đứa lớn và đứa nhỏ học thêm.
Cả một xã hội lao vào học thêm chẳng khác gì thêm "sóng" đẩy "thuyển". Dạy thêm, học thêm trở thành vấn nạn đầy nhức nhối. Bao nhiêu công văn nhắc nhở, chấn chỉnh vẫn chỉ như "muối bỏ biển". Học thêm, dạy thêm vẫn tràn lan. Xã hội có cầu thì ắt có cung. Các lớp học thêm vẫn mở ào ào, công khai có, lén lút cũng có, và vô số lớp dạy thêm núp bóng các trung tâm gia sư.
Nếu dạy thêm đúng với bản chất của tinh thần tự nguyện thì chẳng có gì mà xã hội lên án. Chỉ có điều một bộ phận không nhỏ giáo viên đang dạy thêm ở thành thị thường sử dụng chiêu bài "gợi ý", o ép và cả "đì" học sinh không đi học thêm. Chính nó mới gây ra bao hiện tượng trái tai gai mắt, tạo luồng dư luận xấu trong xã hội.
Theo quan điểm của tôi, muốn trị dứt nạn dạy thêm, học thêm, trước hết cần "chữa" căn bệnh thành tích, ảo tưởng của phụ huynh. Bao giờ phụ huynh hết mơ mộng viễn vông về thành tích nổi bật của con em cũng như thôi huyễn hoặc về chuyện cô "ép", thầy "đì" thì mới chấm dứt cuộc đua học thêm.
Trả lại bản chất của dạy thêm, học thêm về đúng với hai chữ "tự nguyện"! Giáo viên không được dạy thêm trực tiếp học sinh đang đứng lớp. Nếu thầy cô nào vi phạm, ngành giáo dục cần mạnh tay xử lý bằng hình thức buộc thôi việc, cho vào đối tượng tinh giản biên chế. Tôi nghĩ nghiêm khắc như thế mới đủ sức răn đe!
Nguyễn Thùy
Theo Dân trí
Ngày hội giao lưu học sinh tiểu học tỉnh Đồng Tháp Sở GD&ĐT Đồng Tháp vừa tổ chức thành công Ngày hội giao lưu học sinh tiểu học trên toàn tỉnh năm học 2017 - 2018. Ông Nguyễn Minh Tâm Phó Giám đốc Sở GD&ĐT và Ông Võ Chí Hữu Phó Bí thư Đoàn TNCS HCM tặng cờ lưu niệm cho các đơn vị tại Lễ Khai mạc. Trong ngày hội, học sinh được...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Bắt giữ thủ phạm đập hàng chục kính ô tô để trộm tài sản ở Hà Nội
Pháp luật
17:31:55 27/04/2025
Người mệnh Thủy nên và không nên dùng vật liệu xây dựng này để xây nhà
Trắc nghiệm
17:25:38 27/04/2025
"Công chúa mùa hè" đẹp nhất Hàn Quốc: Nhan sắc tưới mát tâm hồn, phim lãng mạn mới chưa gì đã thấy hay muốn xỉu
Phim châu á
16:05:03 27/04/2025
"Lật mặt 8" trở thành phim Việt có vé bán trước cao chưa từng có
Hậu trường phim
15:42:56 27/04/2025
Hòa Minzy, Thanh Thủy, Tiểu Vy diện áo dài mừng Đại lễ 30/4
Sao việt
14:40:42 27/04/2025
Trước khi qua đời, Giáo hoàng Francis dùng hết tiền làm từ thiện
Thế giới
14:35:32 27/04/2025
Siêu sao hết thời bị yêu cầu giải nghệ ngay lập tức, nhảy như robot vô hồn khiến netizen ngao ngán
Nhạc quốc tế
14:32:05 27/04/2025
vivo V50 Lite ra mắt tại Việt Nam, trang bị pin 'siêu khủng' 6.500 mAh
Đồ 2-tek
14:30:54 27/04/2025
Katy Perry vừa hát vừa khóc nức nở, con gái 5 tuổi bị lôi vào scandal ầm ĩ nhất sự nghiệp?
Sao âu mỹ
14:20:14 27/04/2025
Nhan sắc gây thương nhớ của nữ quân nhân "khối Hoa hậu" diễu binh 30/4, ảnh đời thường càng bất ngờ
Netizen
14:15:20 27/04/2025