Học sinh giải quyết vấn nạn lương thực bằng công nghệ
Những ai đã từng theo dõi Robocon (cuộc thi chế tạo robo dành cho sinh viên các trường ĐH, học viện, CĐ chuyên ngành kỹ thuật) đều nhận ra được sức hấp dẫn từ những chú robot lao trên sa bàn, hoàn thành nhiệm vụ.
Sự cuồng nhiệt ấy được nhân lên gấp bội tại Robotacon, cuộc thi lắp ráp và lập trình dành cho các em học sinh từ 8 – 20 tuổi.Thử thách của Robotacon là gắn liền việc lập trình các mô hình robot với các vấn đề mà thế giới đang đối mặt. Lấy bối cảnh trên thế giới hiện tại có gần 800 triệu người thiếu lương thực. Tuy nhiên, khoảng 1/3 lương thực trên thế giới không bao giờ được ăn. Điều này dẫn đến sự lãng phí. Đề bài năm nay là “ Vấn nạn về lương thực”, với chủ đề này, các thí sinh sẽ vận dụng kiến thức liên môn STEM (khoa học, kỹ thuật, công nghệ, toán) đã học cùng với kỹ năng thiết kế robot và lập trình vào việc tìm ra giải pháp thiết thực để giải quyết những đề bài đưa ra cho từng bảng thi, tập trung vào các lĩnh vực: tiết kiệm thức ăn, canh tác chuẩn xác và vận chuyển thức ăn,…
Các mô hình Robot được các em học sinh chuẩn bị kĩ lưỡng để bước vào các trận đấu đối kháng
Đây là cuộc thi thường niên do Sở Giáo Dục và Đào Tạo TP.HCM phối hợp cùng LEGO Education tổ chức. Điểm đổi mới của năm nay là có sự tham gia đồng hành tổ chức của Samsung và thay đổi trong điều lệ, nội dung cũng như tiêu chí chấm thi. Cuộc thi dành cho lứa tuổi 8 – 20 có đam mê S.T.E.M Robotics nhằm tuyển chọn đội tuyển đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi Robotics Quốc Tế – World Robot Olympiad (WRO) 2018 tại Thái Lan vào tháng 11 tới đây.
Bước sang năm thứ 6 được tổ chức tại Việt Nam, với số lượng dự thi đông nhất từ trước đến nay, 238 đội thi từ hơn 1500 thí sinh trên khắp cả nước, Robotacon đã trở thành sân chơi cấp quốc gia, nơi học sinh, sinh viên toàn quốc giao lưu niềm đam mê về STEM.
Thầy Lê Duy Tân – Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT TP.HCM phát biểu: “Các em học sinh đã vượt qua các bảng thi và kết quả được đánh giá rất cao. Các đội dự thi không chỉ thể hiện sự tiến bộ rõ rệt mà còn thể hiện kỹ năng tốt và sự sáng tạo của mình. Cuộc thi đã trở thành cơ hội học tập kiến thức, kỹ năng, trải nghiệm tinh thần đồng đội, điều mà trước nay các em chưa thể hiện được”.
Bảng Sumo Tiểu học là những trận đấu kịch tính, căng thẳng và đầy tính bất ngờ
Robotacon 2018 là những nụ cười và cả những giọt nước mắt tiếc nuối của các em học sinh.
Những bài học nằm ngoài trang sách
Video đang HOT
Không đơn thuần là một cuộc thi lắp ráp robot và lập trình, Robotacon mang đề bài khá khó khi cho các em học sinh giải quyết vấn đề lương thực, một chủ đề mang tầm cỡ quốc tế. Nhưng cũng chính việc vượt qua những thử thách, các em sẽ học được nhiều hơn, không chỉ là kiến thức, mà còn nhiều kỹ năng mềm khác, những điều mà trong sách không thể dạy.
Võ Nguyễn Khả Ái – Khối ĐH KHTN (ĐHQG TP.HCM), thí sinh bảng B4 cho biết: “Chủ đề năm nay là phải giải quyết những vấn đề thực tiễn, nên chúng em dễ tiếp cận hơn. Để giải được bài toán này, em không chỉ phải chuẩn bị kiến thức về thực phẩm, kỹ năng lập trình và sáng tạo robot mà còn phải có khả năng giải quyết tình huống, hiểu rõ các vấn đề khoa học. Bài học em rút ra sau cuộc thi chính là luôn phải suy nghĩ cách giải quyết vấn đề có thiết thực hay không? Và cho dù dự án chỉ đang ở bước ý tưởng nhưng nếu thành công, nó sẽ có thể áp dụng, giúp ích cho nhiều người hơn.”
Còn đối với phụ huynh, họ cũng dần nhận ra tầm quan trọng của những cuộc thi như Robotacon. Đó sẽ là những nền tảng đầu tiên cho đam mê của con: “Cuộc thi năm nay rất hay, đã mang thêm nhiều kiến thức sau này cho con tôi, đặc biệt là đam mê điện tử, robot. Tôi hi vọng thông qua cuộc thi, con có có thêm nhiều kinh nghiệm từ bạn bè để cháu có thể phát triển bản thân theo hướng mới, hiện đại hơn.” Anh Lê Nguyễn Quốc, phụ huynh trường THPT Phú Nhuận chia sẻ.
Hơn thế nữa, cuộc thi Robotacon là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay, chị Nguyễn Phương Mai, quận Tân Phú nhận định: “Cuộc thi là sự trải nghiệm hoàn chỉnh từ tiểu học đến trung học. Đặt trong bối cảnh công nghiệp 4.0, đây là cuộc thi cần thiết cho những ai đam mê công nghệ vì lập trình không phải có thể học trong 1, 2 năm mà cần nhiều thời gian. Chính cuộc thi đã mang những trải nghiệm công nghệ gần hơn vời thực tế. Quan trọng hơn, nó tác động tích cực đến việc học của bé, giúp học Toán giỏi hơn”.
Bài học hay nằm ở hành trình, không nằm ở kết quả. Để có thể cho các thí sinh trải nghiệm trọn vẹn hành trình Robotacon nhất, những nhà tổ chức đã có những thay đổi đáng kể trong cuộc thi lần này. Đó là mở rộng quy mô, nội dung thi đấu cũng như thay đổi quy định thi đấu, giúp cuộc thi tăng tính cạnh tranh. Đây cũng chính là nỗ lực để phát triển mô hình STEM cho giáo dục Việt Nam mà Samsung đang theo đuổi cùng Lego Education. Và trong tương lai gần, sẽ là một trung tâm trải nghiệm STEM tại S.hub kid, thư viện Tổng hợp TP.HCM.
Theo vietnamnet
Thầy cô đến trường sau lũ: Không điện, không nước, thức ăn cũng không còn
Lội bộ hàng chục cây số đường rừng để đến trường, các giáo viên Trường tiểu học Mường Típ 1 ngỡ ngàng bởi khung cảnh hoang tàn trước mắt rồi bật khóc. Toàn bộ vật dụng sinh hoạt, lương thực bị cuốn trôi, các thầy cô cầm cự qua ngày bằng gạo cứu đói và rau rừng.
Đường đến trường của các thầy cô giáo Trường Tiểu học Mường Típ 1 (xã Mường Típ, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) sau lũ.
Vượt chặng đường 35km trèo núi, lội suối, sình lầy, các giáo viên có mặt tại Trường Tiểu học Mường Típ 1 (xã Mường Típ, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) nằm bên dòng Nậm Típ. Không ai còn nhận ra đây là trường nữa bởi một lớp đất đá cao gần 1m đã án ngữ trước cổng trường. Sân trường ngổn ngang bùn đất, cây đổ. Hậu quả cơn lũ ngày 17/8 vẫn còn nguyên vẹn. Có cô giáo lên đến trường, người lấm len bùn đất, nhìn khung cảnh hoang tàn ấy ngồi thụp xuống cổng khóc tu tu.
"Lũ đã cuốn trôi dãy nhà bếp của các thầy cô và dãy bếp của học trò bán trú, cuốn sạch những vật dụng cần thiết.... Lũ cũng cuốn trôi hoàn toàn hệ thống đường ống dẫn nước sạch và gây mất điện. Tại điểm bản Na Mì, nhiều bàn ghế, sách vở bị cuốn trôi, hư hỏng. Năm học này sẽ là một năm cực kỳ khó khăn đối với nhà trường", thầy Nguyễn Quốc Trí - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mường Típ 1 thông tin.
Cơn lũ ngày 17/8 cuốn theo một khối lượng đất đá cực lớn án ngữ trước công trường tiểu học Mường Típ 1, tràn cả vào sân
Chỉ kịp cất đặt tạm thời chỗ nghỉ, các thầy cô giáo lao vào dọn dẹp, khắc phục hậu quả cơn lũ. Một lượng lớn đất đá cuốn theo dòng lũ từ con sông Nậm Típ và đất đá từ trên núi lở xuống đã khiến nhiều trụ sơ cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn xã Mường Típ bị hư hại, vùi lấp. Hiện, các đơn vị cũng đang tự mình khắc phục, chưa thể giúp đơn vị bạn. Việc dọn dẹp cũng chỉ thực hiện được phần nào bởi lượng đất đá trôi xuống quá nhiều phải chờ máy vào xử lý.
Một số vật dụng ít ỏi còn sót lại khi cơn lũ cuốn trôi khu nhà bếp của giáo viên và bếp ăn bán trú của học sinh Trường Tiểu học Mường Típ 1
Niềm vui có điện chưa đầy 1 năm nhưng cơn lũ dữ đã làm hư hỏng toàn bộ hệ thống điện của cả xã. Điều an ủi duy nhất là sóng điện thoại vẫn đang được duy trì. Chiếc máy phát điện của Trường Phổ thông Bán trú THCS Nậm Típ hoạt động cầm chừng vì xăng dầu cũng hiếm, mỗi ngày cũng chỉ phát một thời gian ngắn để các thầy cô giáo 2 trường sạc pin điện thoại gọi về cho gia đình.
Đất đá, cây rừng bủa vây, chực vùi lấp khu nhà ở của giáo viên
Toàn bộ công trình nhà ăn bị cuốn trôi, lương thực thực phẩm trở nên khan hiếm, Mường Típ vẫn đang bị chia cắt với trung tâm huyện.
"Lúc vào, mỗi thầy cô đều cố gắng mang theo một ít cá khô, tép khô làm thức ăn dự trữ, không nghĩ trường lại bị lũ cuốn hết sạch thế này. Gạo không có phải dùng gạo cứu đói nhưng mưa tạt ngấm nước nên gạo cũng bị mốc hết, dù bỏ muối vào đãi, chà xát nhưng cũng không dùng được.
Cứ mỗi trận mưa, nước bùn lại đổ vào khu vực bếp và khu kí túc của các thầy cô giáo
1 tuần qua, số thức ăn dự trữ cũng cạn rồi. Hôm trước thầy hiệu phó vào rừng hái được một bì quả sung, các cô giáo chế biến thành món sung xào, sung muối để ăn dần. Hết sung, hết măng rừng, chúng tôi cũng chưa biết ăn gì?", cô Nguyễn Thị Thu Hiền cho biết.
Đời sống của giáo viên Trường Tiểu học Mường Típ 1 cũng như các trường học trên địa bàn Tà Cạ, Mường Típ, Mường Ải (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) trở nên khó khăn, thiếu thốn ngay trước thềm năm học mới
Tranh thủ nắng ráo, các thầy cô bắt tay vào dọn dẹp nhưng đang vào mùa mưa, đang nắng, mưa có thể xối xả trút xuống ngay được. Những cơn mưa rừng ầm ào, dai dẳng, nước từ sườn núi đổ xuống như thác. Đất đá cuồn cuộn trôi theo, có thể đổ ập lên những căn nhà ký túc ghép bằng gỗ của các thầy cô bất kỳ lúc nào.
"Đêm qua mưa lớn lắm không ai ngủ được. Mọi người luôn trong tư thế sẵn sàng sơ tán bởi tình hình này cũng khó nói trước được điều gì. Trước mắt khắc phục được gì thì khắc phục thôi, có khi hôm này dọn dẹp xong, tối một trận mưa về, lũ xuất hiện lại dọn tiếp", cô Lê Thị Hằng lo lắng. Mưa thì lo sạt lở đất nhưng cũng nhờ mưa các thầy cô mới hứng được nước sạch để sử dụng.
Giao thông đang bị chưa cắt, thực phẩm dự trữ đã cạn kiệt, bữa ăn của các thầy cô chỉ có măng rừng, sung muối
Nhưng lo lắng lớn nhất của các thầy cô giáo nơi đây không phải là nỗi lo đói ăn, thiếu mặc. "Hiện tại nhiều bản vẫn đang bị cô lập, đặc biệt là bản Phà Nọi, cách trường 18km. Trước tình hình này việc vận động học sinh đến trường cực kỳ khó khăn, đường sá như vậy phụ huynh cũng không dám đưa trẻ đến trường dù tựu trường đã được 1 tuần. Các phụ huynh hứa sẽ cố gắng đưa con ra trường trước ngày khai giảng.
Điện mất, tủ cấp đông dự trữ thức ăn cũng không thể hoạt động, mà tìm nguồn thực phẩm ăn hàng ngày cũng không có. Hiện giờ mỗi gói mì tôm 7-8 nghìn đồng nhưng cũng không có mà mua. Đưa được các cháu ra đi học chúng tôi cũng không biết tổ chức bữa ăn bán trú cho các cháu như thế nào", thầy Trí thở dài.
Hoàng Lam
Theo Dân trí
Phụ kiện thời trang sành điệu giúp nàng bảo vệ cho đôi mắt vào mùa hè Làm sao để vừa bảo vệ mắt vừa trông thật ngầu? Gợi ý dưới đây sẽ là cứu tinh giúp nàng giải quyết vẹn cả đôi đường. Các hoạt động ngoài trời như trên bãi biển, sân thể thao, sân gofl đòi hỏi nàng phải tìm ra nhiều biện pháp bảo vệ da mặt và đôi mắt tốt hơn. Với mùa hè năm...