Hà Nội chủ động các biện pháp ứng phó với cơn bão số 4
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có Công văn số 5115/SGTVT-QLKCHTGT về chủ động các biện pháp ứng phó với cơn bão số 4.
Theo đó, Sở Giao thông Vận tải đề nghị các quận, huyện và thị xã Sơn Tây tổ chức trực ban 24/24 giờ; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, hậu cần, kinh phí theo phương châm “4 tại chỗ”; thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão; Thực hiện các biện pháp neo, buộc, chằng, chống để bảo vệ công trình, thiết bị, phương tiện, hàng hóa, nhà cửa, kho tàng trước khi cơn bão qua; Kế hoạch sơ tán các phương tiện, thiết bị, hàng hóa; lập phương án cứu hộ, cứu nạn và di dân đến nơi an toàn khi có yêu cầu;
Dự phòng vật tư, phương tiện, trang thiết bị; dự trữ lương thực, thực phẩm cho công tác phòng, chống cơn bão để sử dụng khi cần thiết. Chế độ thông tin trong thời gian có thiên tai, trong đó dự kiến các tình huống xấu có thể xảy ra như mất điện, gián đoạn thông tin liên lạc để chủ động khắc phục nhanh và hiệu quả.
Ảnh minh hoa
Video đang HOT
Các chủ bến khách ngang sông, bến thủy nội địa lập phương án phòng, chống thiên tai phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị quản lý, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai giao thông đường thủy nội địa, đơn vị, doanh nghiệp bảo trì đường thủy nội địa và chính quyền địa phương trong việc xây dựng và triển khai phương án sơ tán các phương tiện thủy đang hoạt động trên đường thủy nội địa, trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa tới khu neo, đậu tránh thiên tai. Trong thời gian cơn bão đi qua, mưa lớn, nước chảy xiết không đảm an toàn về người và tài sản, yêu cầu chủ bến cho tạm ngừng hoạt động bến, neo đậu phương tiện chắc chắn chống trôi.
Thực hiện yêu cầu của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị quản lý, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai giao thông đường thủy nội địa về việc điều động phương tiện lái dắt có đủ năng lực tham gia phòng, chống thiên tai và giải quyết sự cố trên đường thủy nội địa và trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa.
Có phương án bảo vệ an toàn đối với hệ thống kho, bãi, nhà xưởng; hệ thống thoát nước trong cảng bảo đảm thoát nhanh, tránh ngập, úng; có phương án phòng, chống cháy, nổ đối với các kho chứa hàng dễ cháy, nổ; các phương tiện vận tải cơ giới, thiết bị nâng hàng phải được tập kết đúng nơi quy định.
Đối với các Công ty Quản lý đường bộ theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ trên các phương tiện thông tin; thông tin cảnh báo kịp thời đến người dân để phòng tránh, đặc biệt, chủ động tiêu nước đệm, chống ngập úng khu vực đô thị; rà soát triển khai hiệu quả phưong án ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”, tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện các hư hỏng để tổ chức xử lý đảm bảo an toàn giao thông. Đối với những vị trí chưa thể khắc phục cần bố trí, láp đặt cảnh báo nguy hiểm, cử cán bộ trực phân luồng, hướng dẫn giao thông.
T.Quang
Theo phapluatxahoi
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, gây mưa lớn tại Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc
Sáng nay (13/8), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đã mạnh lên thành bão và trở thành cơn bão số 4 có ảnh hưởng đến Việt Nam trong năm 2018.
Đường đi và vị trí bão số 4. Ảnh Nchmf
Hồi 7 giờ sáng nay, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 112,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60 - 75km/giờ), giật cấp 10. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Đông Đông Nam, mỗi giờ đi được khoảng 5km và còn có khả năng mạnh thêm. Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (vùng gió mạnh cấp 6 trở lên): Phía Bắc vĩ tuyến 19,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 110,5 độ Kinh Đông.
Do ảnh hưởng của bão số 4, trong ngày 14 - 15/8 ở Bắc Bộ có mưa rải rác, từ đêm 15/8 đến ngày 17/8 ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa to đến rất to (lượng mưa 250 - 350mm/đợt). Trong ngày và đêm nay (13/8), ở khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau tiếp tục có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao từ 2 - 4m; biển động.
Phó Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ Nguyễn Văn Bảy nhận định: Khoang tư đêm 14/8, do anh hương cua hoan lưu bao sô 4, tại Ha Nôi va cac tinh Ha Nam, Hai Dương, Hưng Yên sẽ co mưa vưa, mưa to đên rât to va dông. Cac tinh Thai Binh, Nam Đinh, Ninh Binh co mưa vưa, mưa to, co nơi mưa rât to va dông. Trong cơn dông đê phong co gio giât manh, kha năng ngâp ung tai cac vung trung va khu đô thi thâp.
Cảnh báo lũ quét và sạt lở đất tại các tỉnh miền núi phía Bắc
Theo Trung tâm Dự báo KTTV T.Ư, trong ngày 14 - 15/8 ở Bắc Bộ có mưa rải rác, từ đêm 15/8 đến ngày 17/8 ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa to đến rất to (lượng mưa 250-350mm/đợt).
Cảnh báo, từ ngày 16 - 17/8, trên hệ thống sông Hồng - Thái Bình, sông Hoàng Long sẽ xuất hiện 1 đợt lũ với biên độ lũ lên từ 2 - 4m. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên sông Đà, sông Thao, sông Hoàng Long, sông Bùi có khả năng lên mức báo động 2 - báo động 3; thượng lưu sông Thái Bình ở mức báo động 1.
Nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất và lũ quét ở vùng núi phía Bắc, đặc biệt tại các tỉnh như: Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh, Lạng Sơn và Cao Bằng. Ngập úng tại các vùng trũng, thấp có khả năng xảy ra, đặc biệt tại khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.
Theo kinhtedothi
Tháng 8, Việt Nam phải hứng chịu bao nhiêu cơn bão? Tháng 8 vẫn là tháng chính của mùa mưa bão ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nên dự báo, bão có thể tiếp tục đổ bộ đất liền. Hai cơn bão đổ bộ đất liền trong tháng 7 đã gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Ảnh Infonet. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung...