Học sinh được sử dụng điện thoại trong lớp: Lợi bất cập hại?
Nhiều ý kiến băn khoăn về quy định mới của Bộ GDĐT tại Thông tư 32, trong đó quy định học sinh có thể sử dụng điện thoại di động vì mục đích học tập.
Từ ngày 1.11.2020, học sinh THCS, THPT được sử dụng điện thoại di động trong giờ học để phục vụ học tập (ảnh minh họa). Ảnh: DLV
Bộ GDĐT vừa ban hành Điều lệ trường THCS và THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Trong số những điều học sinh được làm và không được làm, điều lệ mới cũng bỏ quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học.
Lý giải về điều này, đại diện Bộ GDĐT cho rằng, thay đổi này nhằm phù hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học nhưng để phục vụ cho việc học tập và được sự đồng ý của giáo viên giảng dạy. Vì hiện nay nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh để ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học là rất cần thiết.
Quy định nói trên lập tức nhận được sự quan tâm rộng rãi của dư luận. Mạng xã hội xuất hiện nhiều ý kiến bày tỏ băn khoăn, lo ngại về mặt trái, bất cập của nó.
Thầy Trần Trung Hiếu – giáo viên trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) không đồng tình với chủ trương cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học.
Video đang HOT
“Chỉ có giáo viên bậc THCS, THPT mới thấu hiểu như thế này là ổn hay không, lợi hay hại. Chỉ có các bậc phụ huynh có con đang học THCS, THPT mới thấy rõ tai hại của việc này.
Những nhà giáo tâm huyết, những bậc phụ huynh cũng cần lên tiếng để đừng đẩy con em mình rơi vào tình trạng lạm dụng điện thoại” – thầy Hiếu chia sẻ.
Nhà giáo, nhà nghiên cứu Khắc Nguyễn tại TP Vinh (Nghệ An) chia sẻ về các bất cập của chủ trương cho phép học sinh sử dụng điện thoại.
“Trong 1 phòng học, cô giáo thì chỉ 1 mà học trò những 40, vậy lấy ai kiểm soát được mục đích sử dụng của học sinh, kiểm soát bằng cách nào?” – nhà giáo Nguyễn Khắc băn khoăn.
Ngoài ra, nhiều ý kiến lo ngại việc mặt trái của mạng xã hội, internet…thông qua điện thoại di động sẽ tác động đến học sinh, như việc “bóc phốt” giáo viên, xem, chia sẻ các thông tin xấu độc, bị rủ rê, lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh, thậm chí phạm pháp, sử dụng điện thoại sẽ làm sao nhãng, mất tập trung, yêu đương sớm…
Tuy nhiên, theo nhà giáo Nguyễn Đức Chiến (Hà Tĩnh), phụ huynh và giáo viên cũng đừng quá lo lắng về chủ trương nói trên.
“Việc học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học phải bảo đảm 2 điều kiện: Phục vụ cho mục đích học tập và được giáo viên cho phép. Hiện chưa có hướng dẫn cụ thể về việc học sinh sử dụng điện thoại vào mục đích học tập, nên giáo viên sẽ hết sức cân nhắc. Mặt khác, không phải trường, lớp nào 100% học sinh cũng có điện thoại di động, nên chủ trương này chưa thể thành hiện thực trong tương lai gần” – thầy Chiến phân tích.
Nhiều chuyên gia giáo dục cũng đồng tình với việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học vì mục đích học tập, bởi vì đây là xu hướng chung không thể ngăn cản, kèm theo đó là nhiều tiện ích từ công nghệ tiên tiến.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý cần nhận thức đầy đủ về mặt trái của chủ trương nói trên, kèm theo các giải pháp quản lý chặt chẽ; ban hành quy định, hướng dẫn cụ thể để tránh tình trạng lạm dụng và lợi bất cập hại.
Giáo viên nói gì về quy định học sinh được dùng điện thoại?
'Học sinh được dùng điện thoại là quy định thể hiện tư duy mở, nhưng đòi hỏi phải thể hiện kỹ năng sử dụng thông minh'
Học sinh làm bài kiểm tra trên điện thoại di động - B.THANH
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó có điểm mới là "học sinh THCS, THPT được dùng điện thoại trong giờ học để phục vụ học tập khi được giáo viên cho phép. Đồng thời, giáo viên không còn bị cấm sử dụng điện thoại di động khi đang dạy trên lớp".
Quy định thể hiện tư duy mở
Là giáo viên đã cho học sinh được dùng điện thoại trong các tiết học lịch sử từ 2 năm nay, thạc sĩ Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng tổ lịch sử Trường THPT Nguyễn Du (Q.3), nói rằng công cụ ứng dụng CNTT bao giờ cũng có tính 2 mặt và phải có quy định cụ thể, rõ ràng và đặc biệt các hình thức giảng dạy ứng dụng cần thể hiện mục đích cụ thể chứ không mang tính hình thức. Chẳng hạn điện thoại được sử dụng để thảo luận, làm việc nhóm, làm bài kiểm tra... chứ không phải lúc nào cũng sử dụng
Giáo viên Phạm Lê Thanh, Trường THCS- THPT Tân Phú (TP.HCM), nói rằng: Đây là tư duy mở, mang tính thời đại trong việc tối ưu hóa ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ việc dạy và học của thầy trò trong thời đại nhịp sống số. Điện thoại di động, smartphone là công cụ mà đa phần học sinh nào cũng có, đây là công cụ giúp hoạt động dạy học tối ưu hơn, học sinh cập nhật các thông tin mới, thời sự, hoặc tài liệu tham khảo một cách nhanh chóng, thuận lợi trong từng tiết học. Đặc biệt khi thao tác làm bài trắc nghiệm trên ứng dụng tích hợp vào điện thoại được học sinh làm nhiều lần, giúp các em thích ứng với xu hướng đổi mới phương thức thi THPT quốc gia trên máy tính sắp tới của Bộ đề xuất.
Biến điện thoại thành công cụ học tập
Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả công cụ điện thoại di động trong giờ học thay vì trước đây là "cấm", các em vẫn "lén sử dụng" thì giáo viên Phạm Lê Thanh cho rằng thầy và trò cần có những buổi tập huấn, trao đổi thống nhất về những quy định để các em học sinh sử dụng điện thoại thông minh một cách khoa học, đúng với từ "thông minh" trong việc học và hoạt động nhóm, ... thì việc này sẽ đem lại nhiều khả quan.
Tương tự, một giáo viên dạy môn tự nhiên tại Trường THPT Ngô Quyền (Q.7, TP.HCM) cũng nói: "Những thông tin về tính ứng dụng hoặc tính thời đại trong SGK, đặc biệt ở môn KHTN như hóa, lý, sinh dường như là thiếu sót, chưa có hoặc chưa kịp cập nhật vì sách đã ban hành trước đó rất lâu. Để tự làm mới mình, thầy và trò phải cập nhật tính thời sự, tính mới về ứng dụng bởi các phương tiện thông tin truyền thông, internet. Khi đó, chiếc điện thoại di động thông minh mà các em đang sở hữu sẽ tỏ ra hiệu quả".
Hay ông Lê Văn Linh, Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Bình (Q.Tân Bình, TP.HCM) cũng thừa nhận, việc cấm sử dụng điện thoại trong thời đại công nghệ hiện đại nghe có vẻ lỗi thời. Nhưng để biến điện thoại thành công cụ học tập hữu ích thì cần có một sự đồng bộ tương thích từ quy tắc ứng xử, văn hoá sử dụng, chương trình và các hoạt động giáo dục.
Ông Linh cũng cho hay, để quy định này thể hiện tính ưu việt, đúng đắn thì các trường bắt đầu tổ chức cho học sinh những buổi sinh hoạt kỹ năng sử dụng điện thoại thông minh và xây dựng các hoạt động giáo dục mà trong đó thể hiện được tính tích cực khi sử dụng điện thoại. Để khi đó, học sinh thấy điện thoại không chỉ để liên lạc, giải trí mà còn phục vụ mục đích học tập một cách hiệu quả.
Ông Võ Thiện Cang, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Hữu Trang (Q.5, TP.HCM), cho hay chúng ta phải xác định rằng quy định cho học sinh dùng điện thoại ở góc độ hướng đến mục đích là thay đổi phương pháp học tập, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá để tạo hứng thú học tập đối với học sinh, chứ không phải quy định đó đơn thuần là phục vụ cho việc các em tự do, thoải mái sử dụng trong nhà trường.
Và để quy định học sinh được dùng điện thoại trong trường tạo ra hiệu quả thì mỗi nhà trường xây dựng quy chế thực hiện, mỗi giáo viên chủ động và đề xuất những phương thức tổ chức tiết dạy có dành thời gian cho học sinh sử dụng thiết bị này thích hợp và tạo hứng thú trong học tập.
Học sinh được dùng điện thoại trong lớp: Tranh cãi dữ dội, phản đối phần nhiều Trên mạng xã hội, cuộc tranh luận về việc có nên để học sinh dùng điện thoại trong lớp để phục vụ học tập như quy định trong Thông tư 32 hay không đang rất sôi nổi. Thông tư 32/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường...