Học sinh được lựa chọn tác phẩm để học trong chương trình Ngữ văn mới
Ở chương trình Ngữ văn mới, học sinh chỉ học bắt buộc 6 tác phẩm và được lựa chọn học những bài trong phần gợi ý của sách giáo khoa.
Chương trình môn Ngữ văn mới giảm tải số lượng tác phẩm học sinh bắt buộc phải học. Ảnh minh họa: Thành Nguyễn.
Chủ biên chương trình môn Ngữ văn PGS Đỗ Ngọc Thống ( Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) đổi mới trong chương trình môn học sắp tới.
- Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Ngữ văn sẽ thay đổi như thế nào về mục tiêu môn học, thưa ông?
PGS Đỗ Ngọc Thống. Ảnh: NVCC.
- Môn Ngữ văn không xác định mục tiêu theo kiến thức, kỹ năng, thái độ mà được xác định trên hai bình diện: phẩm chất và năng lực.
Về phẩm chất, môn học sẽ hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất như: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Qua việc tìm hiểu những tác phẩm văn học chọn lọc, đặc sắc, học sinh có cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh. Từ đó các em có sự thấu hiểu con người, biết đồng cảm sẻ chia, có lòng trắc ẩn, vị tha, có cá tính và đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn…
Về năng lực, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp; thẩm mỹ; tư duy hình tượng; tư duy logic, đặc biệt trong lập luận, phản biện. Thông qua hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về văn học và tiếng Việt, học sinh được phát triển vốn học vấn căn bản; hình thành và phát triển con người nhân văn; biết tiếp nhận, cảm thụ, thưởng thức, đánh giá tác phẩm văn học và các giá trị cao đẹp trong cuộc sống. Cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác, chương trình môn Ngữ văn góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung như tự chủ và tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Môn Ngữ văn ở chương trình hiện hành gồm nhiều nội dung của khoa học Ngữ văn như: lý luận văn học; văn học Việt Nam qua các thời kỳ, các dòng văn học; văn học nước ngoài… Ở chương trình mới, cấu trúc này được thay đổi ra sao?
Video đang HOT
- Khoa Ngữ văn trong trường đại học có nhiều ngành lớn như: Ngôn ngữ học, lý luận văn học, văn học Việt Nam, văn học nước ngoài; trong văn học Việt Nam lại có văn học trung đại, văn học hiện đại… Chương trình phổ thông hiện hành lấy toàn bộ khung của khoa học Ngữ văn ấy để thu nhỏ lại dùng cho học sinh phổ thông. Trong khi môn Ngữ văn trong trường phổ thông không bao hàm toàn bộ ngành khoa học kể trên.
Xuất phát từ yêu cầu mới về mục tiêu môn học là tập trung hình thành, phát triển năng lực giao tiếp và thẩm mỹ – nhân văn, cấu trúc nội dung môn Ngữ văn cũng có sự thay đổi. Chương trình chỉ chọn lựa nội dung giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực, cụ thể là biết đọc hiểu, giao tiếp tốt, biết cảm thụ, thưởng thức văn chương là chính, chứ không đi sâu vào nghiên cứu khoa học Ngữ văn. Tất nhiên các kỹ năng cần được hiểu theo nghĩa rộng, ví dụ “Đọc” không chỉ là đọc thành tiếng mà còn là đọc hiểu, đọc thẩm mỹ, đọc sáng tạo, bao hàm cả yêu cầu cảm nhận, thưởng thức, đánh giá giá trị văn học.
Chương trình mới không tổ chức dạy theo tiến trình lịch sử văn học mà cho học sinh hình thành và phát triển cách đọc, viết, nói và nghe các kiểu loại văn bản. Kiến thức lịch sử văn học, lý luận văn học, ngôn ngữ được tích hợp vào các hoạt động đọc, viết, nói, nghe và phục vụ trực tiếp cho việc rèn luyện các kỹ năng này một cách hiệu quả.
Văn bản đọc được lựa chọn theo tiêu chí mục đích xã hội, bao gồm: văn học, nghị luận và văn bản thông tin. Chương trình Ngữ văn mới chú ý cả ba loại văn bản trên và quy định tỷ lệ loại văn bản một cách phù hợp. Đương nhiên theo tinh thần này, văn bản văn học vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất và việc dạy đọc loại này vẫn hết sức quan trọng.
- Các tác phẩm như thế nào sẽ được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn mới?
- Chương trình Ngữ văn mới không quy định cụ thể văn bản văn học được dạy trong từng lớp. Tuy vậy, một số tác phẩm quan trọng bắt buộc dạy học trong nhà trường được xác định rõ gồm: Nam quốc sơn hà tương truyền của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. Các tác phẩm này chủ yếu được giảng dạy từ cuối cấp THCS và tập trung ở cấp THPT.
Quy định tác phẩm bắt buộc không có nghĩa là chỉ dạy tác phẩm đó. Việc dạy và học tác phẩm nào phải căn cứ vào yêu cầu cần đạt đã nêu trong chương trình để xác định lựa chọn cho phù hợp. Tuy nhiên để các tác giả sách giáo khoa và giáo viên tham khảo, hình dung được độ khó và sự thích hợp về thể loại, đề tài của văn bản đối với từng lớp học, chương trình Ngữ văn mới nêu kèm phụ lục văn bản được khuyến nghị dạy trong nhà trường cho mỗi lớp hoặc nhóm lớp.
Theo định hướng ấy, giáo viên và học sinh hoàn toàn có thể tự chọn tác phẩm (kể cả ngoài sách giáo khoa) để trao đổi trên lớp. Tuy nhiên, việc lựa chọn phải thận trọng, dựa vào các tiêu chí của văn bản ngữ liệu đã quy định trong chương trình.
- Như vậy, điểm ưu việt nhất học sinh sẽ được thụ hưởng trong chương trình môn Ngữ văn mới là gì?
- Học sinh sẽ học nhẹ nhàng hơn. Chương trình mới không chạy theo số lượng tác phẩm của cả nền văn học mà chỉ chọn lọc những tác phẩm tiêu biểu cho mỗi thể loại. Ví dụ trước đây cùng một thể loại truyền thuyết, học sinh lớp 6 sẽ học 4-5 tác phẩm thì chương trình mới chỉ dạy một sau đó yêu cầu các em đọc mở rộng tác phẩm khác. Như vậy, số lượng văn bản mang tính chất mẫu giảm đi, thời gian dành cho việc khai thác một tác phẩm tăng lên. Giáo viên sẽ có thời gian hướng dẫn học sinh tìm hiểu sâu hơn về tác phẩm, tập trung gợi ý những điểm quan trọng để đọc hiểu. Người học chương trình mới cũng có nhiều thời gian trao đổi, thảo luận và thấm nhuần giá trị của tác phẩm hơn.
Chương trình Ngữ văn mới giúp học sinh học chủ động hơn, có năng lực ngữ văn, phương pháp đọc, biết tự đọc, tự khám phá để nắm thông tin, hiểu được nội dung chính của một văn bản, hiểu được cái hay cái đẹp tác phẩm văn học. Qua đó, các em biết viết đúng, rõ ràng, diễn đạt ý tưởng của riêng mình một cách mạnh dạn, gãy gọn, sáng sủa; nói và nghe tự tin, có văn hóa. Thông qua chương trình học sinh sẽ yêu thích văn học, tiếng Việt; được phát triển lành mạnh về tâm hồn và nhân cách.
- Văn mẫu là vấn đề nhức nhối trong dạy – học, kiểm tra – đánh giá môn Ngữ văn hiện hành. Chương trình mới sẽ khắc phục như thế nào tình trạng này?
- Chương trình Ngữ văn mới chủ trương tôn trọng và khuyến khích sự sáng tạo của học sinh trong việc viết bài văn. Để tránh tình trạng đọc chép, chương trình có những quy định cụ thể về yêu cầu cần đạt, phương pháp dạy học và đặc biệt nêu rõ trong yêu cầu kiểm tra, đánh giá kết quả.
Chẳng hạn chương trình yêu cầu: “Việc đánh giá kết quả học tập cuối năm, cuối khóa không dựa vào các ngữ liệu đã học trong một cuốn sách giáo khoa Ngữ văn cụ thể mà lấy yêu cầu cần đạt nêu trong văn bản chương trình môn học làm căn cứ để biên soạn đề kiểm tra, đánh giá”; Hoặc “Cần xây dựng được câu hỏi, bài tập một cách rõ ràng, dễ đo lường; các đề thi, kiểm tra quan trọng cần yêu cầu học sinh vận dụng với tình huống và ngữ liệu mới. Dù đánh giá theo hình thức nào cũng đều phải bảo đảm nguyên tắc học sinh được bộc lộ, thể hiện phẩm chất, chất năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ và tư duy của chính các em, không vay mượn, sao chép; khuyến khích các bài viết có cá tính và sáng tạo”.
Từ định hướng trên, các giáo viên cần được tập huấn, bồi dưỡng để nắm được yêu cầu đổi mới đánh giá, từ nhận thức cho đến kỹ thuật ra đề.
Theo VNE
Đề thi dẫu có mở cũng nên tập trung vào các giá trị nhân văn
Suốt nhiều năm qua, việc học trò ngại và chán học môn Văn, phương pháp dạy môn Văn có nhiều vấn đề khô cứng, rập khuôn được bàn đi bàn lại, với nhiều phương án, nhiều sáng kiến để cải tiến môn học này.
Làm sao để học sinh yêu hơn môn Văn là là câu hỏi được quan tâm vào thời điểm này. ẢNH: P.T
Tuy nhiên, giáo dục tuần qua lại nổi lên hai câu chuyện khiến những người quan tâm đến môn Văn cứ ngẫm ngợi mãi. Rằng đổi mới môn Văn có phải cứ vơ bèo vạt tép, cái gì cũng được hay không?
"Chí Phèo" bị đề nghị loại bỏ khỏi Sách giáo khoa
Lâu nay, "Chí Phèo" vẫn được xem là tác phẩm thành công nhất của nhà văn Nam Cao, trở thành kinh điển của văn học hiện thực phê phán trước Cách mạng Tháng 8, và cũng là một trong những tác phẩm được trích đoạn gây ấn tượng nhất trong SGK văn học THPT.
Cơn sóng dư luận bắt đầu được khơi dậy từ bài viết của thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền (nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Giáo dục ở trường ĐH Newcastle - Australia) nêu ý kiến nên đưa tác phẩm "Chí Phèo" ra khỏi SGK Ngữ văn lớp 11 vì cho rằng hình tượng và ý nghĩa giáo dục của tác phẩm không phù hợp. Bài viết này đã làm dậy sóng dư luận xã hội. Theo tác giả Sóng Hiền, về mặt giáo dục, "Chí Phèo" có thể tác động xấu đến nhận thức của học sinh phổ thông.
Về việc tác phẩm "Chí Phèo" sắp tới sẽ được đưa vào chương trình Ngữ văn mới thế nào, Tổng chủ biên chương trình môn Ngữ văn mới cho hay: "Trong dự thảo Chương trình Ngữ văn mới đã hoàn thành, chuẩn bị đưa lên mạng xin ý kiến rộng rãi, việc quy định ngữ liệu, văn bản được xác định theo một cách làm mới.
GS Nguyễn Minh Thuyết cũng cho rằng: Bài viết về việc bỏ tác phẩm "Chí Phèo" khỏi sách giáo khoa là non nớt, không nên quá ồn ào dư luận như vậy. Phần lớn các ý kiến đều cho rằng không thể vì khác nhau theo cách nhìn nhận mà loại bỏ "Chí Phèo" khỏi SGK.
Về phần mình, thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền cho rằng: "Tôi chỉ đưa ra một góc nhìn mới ở khía cạnh giáo dục để mong rằng các nhà biên soạn và thiết kế SGK có một cái nhìn toàn diện hơn với bất kỳ tác phẩm nào khi đưa vào giảng dạy cho các em. Liệu nó có tính giáo dục cao không và liệu nó có tác động về mặt tâm sinh lý các em không? Không chỉ đơn thuần đánh giá tác phẩm đó về mặt nghệ thuật. Ở mỗi độ tuổi các em phát triển tâm sinh lý khác nhau vì vậy chúng ta không nên và đừng bao giờ dùng cách nghĩ và tư duy của người lớn để áp đặt cho con trẻ".
Cuộc tranh luận đó rõ ràng đang đặt ra một vấn đề đối với môn Văn: Là phải dạy làm sao cho các em hiểu giá trị của tác phẩm gắn với giá trị thời đại, hiểu bối cảnh của tác phẩm ấy. Nếu chỉ đọc chép, chỉ 10 năm vẫn dạy như một: Lời cô là đúng nhất thì rõ ràng, môn Văn, với các em học sinh sẽ luôn luôn máy móc và không có tính phản biện nào khác. Và con số học sinh đăng ký dự thi môn Văn có thể sẽ vẫn ít như số liệu thống kê 5 năm gần đây.
Đề mở và những giới hạn không thể mở
Cũng liên quan đến môn Văn, vài năm trở lại đây, khi Bộ GD&ĐT thay đổi cách đánh giá, người ta đã nói nhiều hơn về những đề Văn không còn khô cứng, học thuộc nữa. Thay vào đó, yếu tố mở (đặc biệt qua câu hỏi nghị luận xã hội) đã được "mở" rất đáng kể, phát huy sáng tạo của học trò, vừa giúp các em ngoài sách vở phải quan tâm hơn đến các vấn đề xã hội, có lập trường, có quan điểm, giàu tính phản biện...
Cách đánh giá này cũng khiến cho đề kiểm tra ở các cấp học, các trường học cũng thay đổi, có sáng tạo và hướng mở hơn. Nhưng nhiều khi, đề thi lại mở quá mức. Đến mức đôi lúc, người ta lại thấy trên diễn đàn mạng xã hội xôn xao kiểu: Chi Pu, Sơn Tùng, Lệ Rơi, Hương Tràm... vào đề thi Văn. Khi những câu chuyện của giới showbiz phức tạp, chưa ngã ngũ, liệu rằng, đưa những yếu tố ấy vào đề thi có thực sự phù hợp?
Theo ý kiến của cô giáo Thu Lan, đề thi Văn dẫu có mở, cũng nên tập trung vào các giá trị sống nhân văn, tốt đẹp của cuộc sống, không phải là những nhân vật "nhí nhố", đang gây tranh cãi, đang nhiều quan hệ phức tạp mới là "thời sự, là nóng".
Hai câu chuyện giáo dục trên về môn Văn khiến cho nhiều người cho rằng: Nếu mỗi giờ học Văn cũng có những tranh luận sôi nổi như trên, chắc chắn, học sinh sẽ không cảm thấy môn Văn chán nữa. Câu chuyện đáng quan tâm nhất đối với môn Văn ở thời điểm này, có lẽ chính là đổi mới cách dạy, phát huy sự sáng tạo của học sinh, khiến các em có tư duy phản biện, vốn từ vựng rộng mở để hứng thú với môn Văn, hơn là những cuộc tranh cãi nhiều tổn thương của người lớn, trong khi học trò vẫn ... ngại môn Văn.
Theo Phapluatxahoi.vn
Chí Phèo là "một phần của cuộc sống", sao phải bỏ? Liên quan đến chuyện đề xuất bỏ tác phẩm Chí Phèo trong sách giáo khoa, đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (Ủy viên thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội) cho rằng, nếu được truyền thụ, hướng dẫn chu đáo, giới trẻ sẽ cảm nhận được nhiều giá trị qua tác phẩm Chí Phèo. Đại biểu Quốc...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Concert "tốt nghiệp": HIEUTHUHAI nức nở, RHYDER bị chèn ép, Quang Hùng mới sốc
Tv show
13 giờ trước
Triệu Lệ Dĩnh 'cướp vai' để đời Lưu Diệc Phi, bị soi thiếu 1 thứ để soán ngôi
Sao châu á
13 giờ trước
Tuấn Hưng hát cùng vợ và 3 con, Tự Long tấu hài "lấn át" đàn em
Nhạc việt
13 giờ trước
Thunderbolts* sẽ không hay nếu Yelena không phải là nhân vật xuất sắc
Hậu trường phim
14 giờ trước
MANSORY và Under Armour hợp tác ra mắt Ford GT Le Mansory độc nhất
Ôtô
14 giờ trước
Phép thử thực chiến của dàn vũ khí trong cuộc "đọ sức" Ấn Độ - Pakistan
Thế giới
14 giờ trước
Con trai cõng mẹ bị liệt đi du lịch ở Trung Quốc
Netizen
14 giờ trước
Top 10 môtô cổ điển đáng mua nhất năm 2025: Triumph Speed Twin 1200 RS đứng đầu
Xe máy
14 giờ trước
Kiến tạo trung tâm AI tại Đà Nẵng: triển vọng và những bài toán cần giải
Thế giới số
14 giờ trước
Cơ hội được giảm án của cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ
Pháp luật
14 giờ trước