Học sinh dùng điện thoại trong lớp: Vừa nghĩ đến đã lo âu
Thỉnh thoảng chấm bài, tôi lại thấy nhiều bài na ná nhau, thậm chí y chang nhau trong cách dùng từ, đặt câu, hành văn… khiến lòng trăn trở mãi
Thông qua diễn đàn “ Học sinh (HS) dùng điện thoại trong lớp”, Báo Người Lao Động đã nhận được nhiều ý kiến bày tỏ sự lo ngại.
Bạn đọc Bảo Hân: Thấy rõ 3 mối nguy
Khi biết một trong những điểm mới được quy định trong Thông tư 32 ban hành Điều lệ trường THCS, THPT là cho phép HS dùng điện thoại (ĐT) trong giờ học nhưng chỉ phục vụ học tập, với sự đồng ý của giáo viên (GV), là một GV tôi đã rất băn khoăn, trăn trở. Bởi lẽ, bên cạnh một số lợi ích không ai có thể phủ nhận thì việc sử dụng ĐT ở HS cũng tạo ra nhiều mối nguy.
Trước hết, tôi xin nhấn mạnh theo thông tư, đối tượng được sử dụng ĐT là các em HS THCS và THPT. Đây là những cô cậu mới lớn. Đa phần các em chưa chững chạc, suy nghĩ còn bồng bột, thích thể hiện, rất tò mò… Đặc biệt, nhiều em ý thức chưa cao. Giao cho các em chiếc ĐT, nếu em có ý thức thì sẽ nghiêm túc thực hiện yêu cầu của GV như tra cứu tài liệu, hoạt động nhóm, tương tác với nhau trong cùng một chủ đề… Tuy nhiên, các em chưa có ý thức có thể sẽ dùng để chát chít, lướt Facebook hay thậm chí chơi game, mở các trang web có nội dung độc hại. Như vậy, lợi đâu chưa thấy mà cái nguy đã hiện ngay trước mắt.
Bên cạnh đó, việc sử dụng ĐT cũng sẽ khiến nhiều em bị phụ thuộc vào chiếc ĐT để rồi mất dần khả năng tư duy, sáng tạo. GV ra bài tập, thay vì suy nghĩ, cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề thì các em sẽ nhờ ngay đến “anh bạn” Google để tra cứu thông tin và chỉ vài phút sau đã có câu trả lời. Việc dễ dàng có câu trả lời sẽ triệt tiêu dần khả năng suy nghĩ, mày mò khám phá kiến thức của HS. Đây là mối nguy thứ hai nghiêm trọng hơn nhiều.
Tài nguyên học liệu trên mạng phong phú vô cùng nhưng chính sự dễ dãi trong việc tìm kiếm tri thức ấy làm các em lười tư duy, biếng sáng tạo. Hãy thử tưởng tượng một đề văn, một câu hỏi đọc hiểu, hay một bài tập tiếng Việt vừa mới được đưa ra cho HS, ngay lập tức có hàng trăm lời giải có sẵn trên các trang học tốt, các nhóm học tốt… Văn mẫu nhiều vô kể mà thỉnh thoảng chúng tôi chấm bài lại thấy nhiều bài na ná nhau, thậm chí y chang nhau trong cách dùng từ, đặt câu, hành văn… khiến lòng trăn trở mãi.
Trong giờ học, học sinh này đang dùng điện thoại để lướt web – Ảnh: TẤN THẠNH
Video đang HOT
Đối với các môn học khác cũng vậy, chứng minh một mệnh đề, giải thích một hiện tượng, lý giải nguyên nhân và ý nghĩa của một trận đánh lịch sử… đều có rất nhiều đáp án sẵn trên mạng. Việc của các em là cứ truy cập vào đó, chép lại y chang và nộp bài đối phó cho thầy cô ư? Đổi mới phương pháp dạy học chú trọng phát triển năng lực và phẩm chất của người học không có nghĩa là không khơi dậy sự tò mò khám phá tri thức, niềm vui chiếm lĩnh tri thức và trau dồi tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú!
Ngoài ra, chúng ta đã không ít lần lên tiếng về nguy cơ mất dần sự tương tác giữa người và người khi thiết bị công nghệ số chen chân vào cuộc sống. Trong suốt bữa cơm, ba mẹ và con cái chỉ chăm chú vào màn hình di động và đam mê với thú vui riêng. Nay nếu đưa ĐT vào trường học không ai dám bảo đảm sự tương tác giữa GV và HS, giữa HS với nhau không bị mất đi nếu việc sử dụng mất kiểm soát xảy ra. Đó là mối nguy thứ ba.
Chính vì vậy, tôi cho rằng việc HS sử dụng ĐT trong lớp học ngay thời điểm này là không cần thiết. Xin hãy dạy các em ý thức, trách nhiệm trước khi trao cho các em chiếc ĐT thông minh…
Bạn đọc Anh Phúc: Nhiều nước bắt đầu lo sợ
Dù smartphone hiện đã trở thành một công cụ điện tử (liên lạc và nối mạng) phổ biến nhưng cả thế giới vẫn cứ tranh cãi nhau về việc có nên cho HS phổ thông dùng trong giờ học không?
Thời gian qua, đang có xu hướng cách ly trẻ ra khỏi smartphone. Hồi tháng 7-2018, chính phủ Pháp đã phải ban hành điều luật cấm sử dụng smartphone trong nhà trường. Còn ở Mỹ, chính quyền liên bang không có quy định nào về việc cấm mang và sử dụng ĐT ở trường học nhưng các tiểu bang, các địa phương có quyền đưa ra các quy định khác. Và nhiều nghiên cứu khoa học của Mỹ cho thấy phần lớn HS sử dụng ĐT trong giờ học để gửi tin nhắn cũng như đăng các dòng trạng thái lên mạng xã hội, gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng học của HS.
Kết quả một cuộc nghiên cứu về hành vi của HS do 2 tiến sĩ – phụ tá giáo sư ở 2 bang Texas và New York (Mỹ) tiến hành năm 2017 ghi nhận có tới hơn 90% HS sử dụng công nghệ trong lớp học là để phục vụ các việc không liên quan tới học tập. Việc sử dụng các thiết bị điện tử, đặc biệt là có nối mạng internet, rất dễ khiến HS không tập trung vào chuyện theo dõi bài giảng.
Với thực tế hiện nay của chúng ta, việc “quản” HS sử dụng ĐT đúng với mong muốn là chỉ để thu nạp tri thức xem ra không dễ. Nếu xử lý vấn đề này không tốt thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Đầu tiên là HS cố tình không tuân theo quy định, sử dụng ĐT vào việc riêng thì khó bề thầy cô phát hiện được vì 1 lớp chỉ có 1 GV nhưng có đến hàng chục HS. Kế đến, khi ĐT được xem như một công cụ học tập thì sẽ tạo thêm gánh nặng cho phụ huynh, chưa kể chuyện học trò có sự so bì “tao xịn, mày dỏm”…
Chuyên gia tư vấn học sinh sử dụng điện thoại di động đúng, đủ, có trách nhiệm
Trao đổi với phóng viên về việc học sinh (HS) được sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ) trong lớp học khi được giáo viên cho phép, bà nguyễn Phương Linh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững cho biết: Nghiện điện thoại đang là căn bệnh mới của trẻ em.
Thưa bà, nhiều phụ cho rằng HS sử dụng điện thoại có hại nhiều hơn lợi, nên rất lo lắng khi Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 32 trong đó bỏ quy định cấm sử dụng ĐTDĐ trong lớp học? Là chuyên gia về bảo vệ trẻ em, bà có quan điểm thế nào?
- Công nghệ mang lại nhiều lợi ích cho con người, bao gồm cả trẻ em. HS có thể sử dụng ĐTDĐ để học, nghiên cứu, khảo sát, giải trí, trao đổi và giao lưu kết nối bạn bè... Việc HS dùng điện thoại cho việc học ở trường, được tiếp cận không giới hạn kho tàng kiến thức trên mạng sẽ giúp trẻ học hiệu quả.
Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, nếu giáo viên không kiểm soát và hướng dẫn tốt, sẽ có những HS không tự giác có thể sử dụng điện thoại vào làm việc riêng, chơi game, xem các chương trình không phù hợp. HS sử dụng điện thoại nhiều cũng không tốt cho mắt và sức khỏe.
Các em có thể gặp các rủi ro như: Bị mất thông tin cá nhân, chat chit kết bạn xấu, tham gia các group kín có nội dung không lành mạnh. Các em có nguy cơ bị lừa đảo, bắt nạt trên mạng, bị xúi giục lôi kéo theo các trào lưu, thử thách xấu, thậm chí là bị xâm hại tình dục trên mạng...
Thầy cô giáo, cha mẹ từ sớm cần đồng hành cùng con để sử dụng điện thoại đúng, đủ và có trách nhiệm.
Bà đã có những nghiên cứu về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, theo bà, làm sao để trẻ em sử dụng điện thoại an toàn?
- Nghiện ĐTDĐ, mạng internet hiện nay đang là một căn bệnh mới của trẻ em. Theo những khảo sát của chúng tôi, ngày càng nhiều trẻ em sử dụng điện thoại từ rất sớm, thời gian 3 - 4 tiếng/ngày, thậm chí là trên 5 - 6 tiếng/ngày, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các em.
Chúng tôi khuyến cáo, thầy cô giáo, cha mẹ từ sớm cần đồng hành cùng con để sử dụng điện thoại đúng, đủ và có trách nhiệm.
Đúng mục đích sử dụng là trẻ em được trao vào tay thiết bị di động, ở từng độ tuổi sẽ có mục tiêu khác nhau. Ví dụ, trẻ tiểu học dùng điện thoại để bố mẹ có thể liên lạc được để đảm bảo an toàn cho trẻ. Các con cũng có thể tham gia vào 1 số hoạt động học tập như trả lời quiz, học trực tuyến, tra cứu 1 số thông tin.
Trẻ em lớn hơn sử dụng điện thoại vào cả các mục đích nghiên cứu, học trực tuyến, sử dụng mạng xã hội, giải trí... Nhưng bố mẹ cần hướng dẫn con sử dụng đúng mục tiêu, ngoài ra trang bị những kỹ năng phòng chống các rủi ro, giữ cho bản thân an toàn. Ví dụ: Trẻ không đưa thông tin cho người lạ, biết chặn các tin nhắn rác, quấy rối, không xem các trang có nội dung không phù hợp. Nếu trẻ có cảm giác khó chịu, không an toàn thì nói ngay với bố mẹ và thầy cô.
Bà Nguyễn Phương Linh đang tư vấn cho trẻ em sử dụng điện thoại di động an toàn.
Đủ - là thời lượng và thời điểm trẻ em dùng ĐTDĐ. Theo độ tuổi, các em chỉ nên tương tác với điện thoại dưới 2 giờ/ngày, ở độ tuổi bé là dưới 1 giờ. Trẻ cũng không nên nhìn vào màn hình điện thoại khi ánh sáng kém, không nhìn quá lâu... sẽ hại mắt. Và, quan trọng hơn, trẻ cần xác định đây là thời điểm dùng điện thoại hay nên làm các việc khác.
Thứ nữa là sử dụng điện thoại có trách nhiệm. Trẻ em bảo vệ điện thoại của mình cũng như dùng đúng, đủ để là công cụ phục vụ cho cuộc sống, học tập và phát triển.
Từ ngày 1/11/2020, theo quy định Thông tư 32, HS được sử dụng ĐTDĐ khi giáo viên cho phép. Theo bà, làm sao để kiểm soát HS sử dụng điện thoại vào mục đích học tập đạt kết quả tốt?
- Trao quyền cho trẻ em làm chủ công nghệ, thầy cô và phụ huynh cùng đồng hành là cách tốt nhất để giúp HS sử dụng điện thoại hợp lý trong lớp phục vụ học tập. Chúng ta không có cách kiểm soát nào tuyệt đối cả nếu HS không ý thức và tự giác.
Tôi nghĩ để triển khai Thông tư, các trường, giáo viên nên khảo sát nhu cầu, cách thức HS sử dụng ĐTDĐ trong lớp và cũng là lấy ý kiến, sáng kiến của các em về việc dùng điện thoại sao cho phù hợp. HS đưa ra giải pháp, giáo viên thống nhất và cùng thực hiện. Đây chính là phương pháp tốt nhất để các em cảm thấy được làm chủ, ra quyết định và sẽ tự giác thực hiện, hợp tác với giáo viên.
Ở khía cạnh khác, cả HS và giáo viên cũng cần được trang bị các kiến thức và kỹ năng sử dụng công nghệ hợp lý, an toàn, thông minh để hợp tác hiệu quả trong dạy và học.
Xin cảm ơn bà!
Dùng điện thoại trong lớp học: Không cấm, nhưng không có nghĩa là được dùng thoải mái Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở (THCS), trường trung học phổ thông (THPT) và trường phổ thông có nhiều cấp học vừa được Bộ GD-ĐT ban hành, có hiệu lực từ ngày 1-11 tới đây. Điểm mới so với trước đây là Thông tư 32 không cấm học sinh (HS) sử dụng điện thoại di động trong...