Học sinh dùng điện thoại trong lớp: Thầy cô quản lý thế nào?
Sắp tới Bộ GDĐT sẽ ban hành hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng điện thoại cho học sinh học tập. Dù vẫn còn những lo ngại từ phía phụ huynh, thầy cô…
Xu hướng chung
Khoảng chục năm nay, nhiều gia đình đã trang bị điện thoại di động cho con để tiện liên lạc, trong đó nhiều học sinh dùng điện thoại thông minh có thể truy cập mạng internet, kết nối muôn nơi. Có thể mỗi phụ huynh đều có quy định riêng về việc sử dụng điện thoại của con vào thời gian nào, với mục đích gì… còn tại trường học, đa số việc sử dụng điện thoại không được khuyến khích, thậm chí là cấm mang đến trường vì lo sợ những mặt trái của thiết bị này sẽ gây ra những hậu quả xấu cho học sinh như lơ là việc học tập, chơi điện tử, chụp hình đưa lên mạng, chụp tài liệu quay cóp…
Nhiều lý do được đưa ra để phản đối quy định cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học. Những lo ngại là chính đáng và cũng là tâm lý chung của nhiều bậc phụ huynh vì chỉ riêng việc sử dụng điện thoại ở nhà thôi cũng đã không dễ quản lý. Nay mỗi lớp mấy chục học sinh, thầy cô sẽ quản lý như thế nào?
Tuy nhiên, cũng như một số vấn đề khác, quan điểm “vẽ đường cho hươu chạy” được nhiều chuyên gia cho rằng đã lỗi thời.
TS Tôn Quang Cường (ĐHQG Hà Nội) cho rằng đến thời điểm này, cần coi điện thoại thông minh là một thiết bị đa năng, tích hợp nhiều giải pháp ứng dụng hơn, đáp ứng các nhu cầu khác nhau, trong đó có cả những chức năng phục vụ cho giáo dục như thiết bị dạy học cá nhân, kèm theo một số điều kiện sử dụng trong lĩnh vực giáo dục.
Dạy học di động đang là một xu hướng dần chiếm lĩnh, phổ biến trong thực tiễn chuyển đổi số ở các quốc gia. Nó đáp ứng các nhu cầu học tập khác nhau, dạy học cá thể hóa cao độ, khả năng tiếp cận học liệu số, không gian học tập không giới hạn, phát triển kỹ năng số cho người học…
Video đang HOT
“Cần cân nhắc thận trọng, khoa học, tính đến các yếu tố cập nhật hiện đại theo thông lệ giáo dục quốc tế và phù hợp trong bối cảnh hiện nay” – TS Cường nói.
Không lạm dụng công nghệ
Đó là cảnh báo của TS Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GDĐT. Theo ông Vinh, khi học sinh được sử dụng điện thoại sẽ có 2 mặt lợi và hại. Lợi là khi học sinh có kỹ năng thông tin hay kết hợp bài giảng có phần mềm hỗ trợ học và dạy như tài liệu có nội dung số. Việc sử dụng điện thoại cũng giúp học sinh dễ dàng tìm kiếm thông tin hỗ trợ cho bài học, đặc biệt có những mô phỏng các bài thực hành vật lý hay hóa học giúp dễ hiểu bài hơn. Hại là có thể khiến học sinh lơ đãng, giảm tương tác với nhau để học hỏi và hình thành thói quen hợp tác – vốn là năng lực rất cần cho người học và người lao động tương lai.
“Quá lạm dụng công nghệ rất có thể dẫn đến làm nghèo tư duy của người học, mất khả năng đào sâu suy nghĩ vì có “mì ăn liền”. Vì vậy, vai trò của giáo viên là phải làm chủ được công nghệ, có phương pháp sư phạm tốt, dạy trẻ tăng cường kỹ năng thông tin như tìm kiếm, phân tích, tổng hợp, cất giữ và truy xuất khi cần hơn là chỉ thực hiện bài học một cách đơn điệu qua ứng dụng điện thoại” – ông Hoàng Ngọc Vinh nói.
PGS.TS Chu Cẩm Thơ (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) đồng tình với việc sử dụng điện thoại thông minh trong dạy và học là cần thiết nhưng chỉ có thể triển khai khi có sự đồng bộ. Ví dụ trong một lớp học mà em có, em không có điện thoại di động thì việc tổ chức sử dụng không ổn. Bên cạnh đó, các phần mềm được cài đặt cũng phải đồng bộ. Hiện đã có những lớp học đang thực nghiệm sử dụng điện thoại di động trong giờ học thì theo tìm hiểu, học sinh và giáo viên đều đã sử dụng thành thạo và tuân thủ an ninh mạng, được giám sát khi nhà trường đầu tư hạ tầng tốt.
Liên quan đến vấn đề này, tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2020, Chính phủ yêu cầu Bộ GDĐT có hướng dẫn việc học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. Theo đó, Chính phủ yêu cầu, Bộ GDĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin – Truyền thông và các địa phương hướng dẫn phù hợp việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị công nghệ phục vụ học tập với học sinh, bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, thiết thực.
Cho học sinh dùng điện thoại trong giờ học: Trường hồ hởi triển khai, trường vẫn cấm tiệt!
Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông nhiều cấp học kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 1/11. Đáng chú ý, Thông tư cho phép học sinh dùng điện thoại trong giờ học phục vụ tìm kiếm tài liệu dưới giám sát của giáo viên.
Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, trên lớp, giáo viên sẽ giao cho học sinh nhiệm vụ, có học sinh lên mạng tra cứu thêm thông tin nhưng cũng có học sinh không cần đến mạng vẫn hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Việc thay đổi này nhằm phù hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học nhưng để phục vụ cho việc học tập và phải được sự đồng ý của giáo viên giảng dạy.
Vậy các trường triển khai quy định mới trên ra sao?
Ảnh minh họa
Trao đổi với Infonet, thầy Trần Đức Ngọc - Hiệu trưởng THPT Lê Quý Đôn (Hải Phòng) cho biết việc cho học sinh sử dụng điện thoại để tìm kiếm tài liệu học tập đã được triển khai từ lâu chứ không phải bây giờ mới có.
"Có một số bộ môn đặc thù như môn ngoại ngữ thì giáo viên cho học sinh sử dụng điện thoại để tra cứu còn các bộ môn khác thì tùy vào nội dung mỗi tiết học mà giáo viên sẽ quyết định cho học sinh sử dụng điện thoại hoặc không.
Ví như môn Giáo dục Công dân, ở nội dung liên quan đến luật pháp hay những chính sách mới thì giáo viên cho học sinh sử dụng điện thoại để cập nhật thêm thông tin, tra cứu kỹ lưỡng; hay môn Văn học có nội dung liên quan đến tiểu sử tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, trong sách giáo khoa chưa đầy đủ thì giáo viên cho học sinh tìm hiểu thêm thông qua điện thoại di động", thầy Ngọc cho hay.
Theo thầy Ngọc, từ nhiều năm nay, các em tra cứu tài liệu học tập theo hướng dẫn, theo đường link giáo viên cung cấp sẵn. Hiện nay khi Thông tư 32 có hiệu lực, học sinh được tra cứu một cách tự do hơn nhưng dưới định hướng của giáo viên.
"Nhà trường kiểm soát rất chặt việc học sinh sử dụng điện thoại cho việc cá nhân không liên quan đến việc học. Nếu học sinh vi phạm thì nhà trường sẽ mời phụ huynh lên làm việc và sau đó trả điện thoại lại cho phụ huynh.
Hiện nay ở Hải Phòng đã thí điểm kiểm tra, đánh giá qua máy tính còn điện thoại thì cũng thử nghiệm kiểm tra qua điện thoại ở nội dung khảo sát kiểm tra chất lượng cuối năm của học sinh lớp 12", thầy Ngọc cho hay.
Cô Phí Thị Thu Hương - Hiệu trưởng trường THCS Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho hay: "Về việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học để tìm kiếm tài liệu, nhà trường cũng đã đưa chủ trương đến từng giáo viên. Tuy nhiên, để thực hiện được là rất khó".
Theo phân tích của cô Hương, khi Thông tư 32 có hiệu lực, nhà trường sẽ triển khai cho phép học sinh sử dụng điện thoại nhưng có sự kiểm soát của giáo viên môn học.
"Một lớp có tới 40, để các em thao tác, lắng nghe thầy cô giảng thì được chứ để khai thác tài liệu trên mạng mà giáo viên kiểm soát được cả 40 em là vô cùng khó.
Bởi lẽ, một thao tác trên điện thoại thông mình rất nhanh, 30 giây các em có thể bình luận trên facebook rồi, sao kiểm soát được? Rồi việc dùng điện thoại để khai thác tài liệu cũng chưa thành một thói quen nên tìm kiếm ở đâu, khai thác ra sao cũng không hề dễ.
Về cơ bản thì nhà trường không cấm học sinh sử dụng điện thoại nhưng không khuyến khích khi chưa thể kiểm soát, bởi có Thông tư rồi nhưng mà dùng khi nào cần và dùng làm gì phải có một quy trình quản lý được điện thoại, phải có hướng dẫn rõ ràng" - cô Ngọc nhận định.
Còn theo lãnh đạo trường THCS - THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) thì từ nhiều năm nay học sinh không đươc phép sử dụng điện thoại trong giờ học. Học sinh mang điện thoại đến trường phải cất trong tủ để đảm bảo các em tập trung cao độ nhất cho giờ học.
Khi Thông tư 32 có hiệu lực, trước mắt năm học này, trường THCS - THPT Lương Thế Vinh vẫn duy trì quy định cũ là không cho học sinh dùng điện thoại. Theo lãnh đạo trường này, việc sử dụng điện thoại là câu chuyện dài hơi, phải có tập huấn kỹ lưỡng cho cả giáo viên và học sinh về kỹ năng sử dụng điện thoại tích cực thì mới triển khai vào thực tế được.
Còn băn khoăn việc học sinh dùng điện thoại trên lớp Từ ngày 1-11, Thông tư 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) chính thức có hiệu lực, trong đó cho phép học sinh (HS) THCS, THPT được sử dụng điện thoại trong giờ học phục vụ việc tìm kiếm tài liệu dưới sự giám sát của giáo viên (GV). Tuy nhiên, nhiều trường vẫn không cho HS sử dụng điện thoại...