HỌC SINH DÙNG ĐIỆN THOẠI TRONG LỚP: Sửa đổi để học sinh được an toàn!
Một quy định gây quá nhiều tranh cãi thì nghĩ rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo phải sớm xem lại để sửa đổi cho thật phù hợp là lẽ đương nhiên
Từ ngày 24-9 đến nay, thông qua diễn đàn “ Học sinh (HS) dùng điện thoại (ĐT) trong lớp”, Báo Người Lao Động đã nhận được hàng trăm ý kiến góp ý, trong đó đa phần là không ủng hộ việc cho HS sử dụng ĐT trong giờ lên lớp dù với bất cứ lý do gì. Khép lại diễn đàn, chúng tôi xin trích đăng 2 ý kiến của bạn đọc với mong muốn ngăn ngừa những mầm mống độc hại từ thế giới mạng bằng việc sớm sửa đổi quy định.
Bạn đọc Đỗ Văn Nhân: Đừng bàn cãi nữa, sửa ngay đi!
Trước tiên phải khẳng định Thông tư 32 cho phép HS sử dụng ĐTDĐ trong lớp phục vụ việc học tập nhưng phải được giáo viên (GV) đồng ý là quy định mới nghe qua thấy hay nhưng đi sâu vào phân tích thì lại… giật mình.
Giật mình là vì không phải gia đình nào cũng có điều kiện để trang bị ĐT cho con em mình. Nếu trong một lớp học, HS này có ĐT nhưng HS khác thì không sẽ dẫn đến sự so bì, phân biệt, mặc cảm, tủi thân giữa các HS với nhau. Kế đến, nếu nhà trường và GV chủ nhiệm căn cứ vào Thông tư số 32 bắt buộc phụ huynh phải mua ĐT phục vụ cho việc học tập của HS thì vô hình trung sẽ gây ra áp lực và tâm lý không thoải mái cho phụ huynh. Tiếp theo, các em có thể bị dụ dỗ, kích động, trêu chọc hoặc bị lôi kéo phạm tội,… trên môi trường mạng.
Hơn nữa, việc trang bị ĐT phục vụ cho việc học tập trong một số trường hợp sẽ làm thui chột trí sáng tạo và khả năng tư duy của HS. Trong quá trình học tập, nếu phát sinh câu hỏi khó thì các em chỉ cần rút ĐT để tra cứu Google là có thể tìm đáp án một cách nhanh chóng, chính xác mà không cần phải suy nghĩ nhiều. Với cách học này, HS ngày càng lệ thuộc vào ĐT, ảnh hưởng đến thị lực, kỹ năng sống và hạn chế trong việc thích ứng với môi trường sống. Đặc biệt, trong giờ học, nếu ĐT rung chuông hoặc các em cố tình nhắn tin, truy cập mạng xã hội trong giờ học,… thì sẽ làm cả lớp mất tập trung, ảnh hưởng chất lượng của việc dạy và học.
Tóm lại, quy định trên của Thông tư số 32 sẽ phát sinh những hạn chế, bất cập và những hậu quả không thể lường trước đối với HS. Do đó, thay vì bàn cãi thì cần nghiên cứu, sửa đổi quy định này ngay để bảo đảm an toàn cho HS cũng như hạn chế các chi phí phát sinh cho phụ huynh trong việc trang bị ĐT phục vụ cho việc học tập của con em mình.
Video đang HOT
Khó có thể dùng “mệnh lệnh” để buộc trẻ không nghiện điện thoại Ảnh: TẤN THẠN
H Bạn đọc Lê Anh: Hãy để thầy và trò hòa vào bài giảng
Đã có chuyện một bé gái 12 tuổi bị tống tiền, tình sau khi gửi ảnh “nhạy cảm” cho bạn trai tuổi 17 mới quen qua mạng. Đã có chuyện HS dùng ĐT để quay lại cảnh đánh, chửi nhau rồi tung lên mạng… Những vụ việc này có khiến quý vị thức tỉnh hay giật mình khi nghĩ về nguy cơ mất an toàn với trẻ sử dụng ĐT để tham gia mạng xã hội?
Với tôi thì phải nói rằng rất đáng sợ! Hẳn nhiều người sẽ đổ rằng do phụ huynh không kiểm soát nên con mới sinh hư khi xài ĐT, nhưng xin thưa làm sao kiểm soát được nếu ĐT được “hợp thức hóa” trong việc nâng cao kiến thức? Chưa kể, người lớn chúng ta khi nghiện Facebook rồi mà muốn bỏ đã là cực hình, vậy làm sao có thể dùng “mệnh lệnh” để buộc bọn trẻ không nghiện mạng xã hội, game online thông qua chiếc smartphone mà chúng đang xài với mục đích ban đầu là dùng để học tập?
Vậy viễn cảnh khi ĐT được quyền xuất hiện công khai trong lớp học là gì thì tôi tin rằng mọi người sẽ thấy ngay. Đó là, HS và GV sẽ cùng “ôm” ĐT (mất đi hình ảnh đẹp của một buổi học thông thường), trong đó biết đâu rằng có cả việc GV xài ĐT vì việc riêng – điều này thực tế cũng không phải là ngoại lệ khi hiện tại có không ít trường hợp GV “vô tư” sử dụng ĐT trong giờ lên lớp. Đó là, chuyện HS phải đối diện với vô vàn cám dỗ từ thế giới ảo “nằm bên trong” chiếc ĐT…
Xin hỏi thêm buổi lên lớp đáng nhớ nhất trong đời HS của các bạn là gì? Hẳn mỗi người sẽ có những câu trả lời khác nhau gắn với kỷ niệm của bản thân. Thế nhưng, tin rằng tựu trung lại, đó vẫn là buổi học mà ở đó, thầy và trò cũng thảo luận sôi nổi, trong đó thầy đóng vai trò gợi mở, còn trò thì đua nhau động não để có câu trả lời nhanh nhất, hay nhất. Hơn nữa, ngày xưa, nếu ai ở lứa tuổi cuối 7X, đầu 8X, chắc sẽ khó quên chuyện bị đánh trượt do “tội” xem bài văn mẫu rồi viết lại khi làm bài kiểm tra. Vì sao ngày xưa thầy cô làm vậy? Đó là thầy cô đang buộc học trò của mình phải tự khơi thông kiến thức, có như vậy mới nhớ, mới hiểu một cách cặn kẽ.
Cuối cùng tôi hiểu, chuyện chúng ta phản đối hay đồng tình tất cả cũng vì con em chúng ta mà thôi. Người đồng tình vì thấy cái hay nhiều hơn cái hại; người phản đối lại thấy có quá nhiều mối nguy. Mà một quy định gây nhiều tranh cãi đến vậy thì nghĩ rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo phải sớm xem lại để sửa đổi cho thật phù hợp là lẽ đương nhiên.
Cho phải hướng dẫn, sao làm khó giáo viên?
Ngay sau khi Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) vừa ban hành Thông tư 32, trong đó có quy định cho phép học sinh được sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ) trong lớp học, đã gây tranh luận trên các diễn đàn.
ĐTDĐ vào lớp học không còn là chuyện hiếm gặp. Thế nhưng, ủng hộ việc học sinh dùng ĐTDĐ cũng có không ít điều đáng băn khoăn.
Không thể phủ nhận, ĐTDĐ là công cụ mang lại tiện ích cho con người trong cuộc sống hiện đại, làm thay đổi thế giới. Nhất là khi ĐTDĐ được nâng cấp lên kỹ nghệ điện thoại thông minh, nhiều người đã thấy địa cầu được kết nối với nhau thật gần gũi. Tuy nhiên, công khai cho phép học sinh sử dụng ĐTDĐ trong lớp học, môi trường giáo dục phải đứng trước không ít hệ lụy khó lường.
PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Phương, Trưởng bộ môn Luật - Luật Kinh tế, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, nhận định: "Thông tư 32 không cấm việc học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, nhưng giao quyền cho phép hay không cho phép sử dụng dành cho giáo viên. Trên thế giới, việc sử dụng điện thoại trong giờ học có những quy định khác nhau. Chẳng hạn, ở Nhật Bản cho phép học sinh mang điện thoại đến trường đề phòng thảm họa thiên nhiên, để tiện liên hệ. Trong 18 nước chúng tôi khảo sát chỉ có 2 nước cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học là Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên mới đây một số bang ở Mỹ và một số tỉnh ở Trung Quốc đã cấm học sinh sử dụng ĐTDĐ".
Thời 4.0 cho học sinh sử dụng ĐTDĐ không sai nhưng phải có hướng dẫn cụ thể dùng vào việc gì.
ĐTDĐ len lỏi vào mọi hang cùng ngõ hẻm, người lớn cũng không thể ngăn cản trẻ em sử dụng. Song cái gì cũng có hai mặt tốt - xấu đan xen, ĐTDĐ cũng vậy. Những nhà tâm lý trên thế giới đã không ngừng cảnh báo tác hại ĐTDĐ gây ra cho lứa tuổi học trò. Cha mẹ không tiếc tiền để mua sắm ĐTDĐ cho con cái, nhưng vẫn lo ngay ngáy.
Bởi lẽ, các chuyên gia cảnh báo, hầu hết trẻ vị thành niên giữ điện thoại trong tầm tay với khi ngủ để thuận tiện trả lời các tin nhắn và cuộc gọi sẽ rất có hại. Trẻ vị thành niên cần giấc ngủ sâu, đủ dài, không ngắt quãng. Việc duy trì khả năng tiếp cận với điện thoại bất kỳ lúc nào khiến trẻ cảm thấy áp lực. Điều này gây nhiễu giấc ngủ, dẫn đến việc phục hồi chức năng các cơ quan trong cơ thể bị gián đoạn, trẻ vị thành niên vừa giảm sút sức khỏe, trí lực, vừa trở nên dễ cáu kỉnh khi hơn.
Bên cạnh đó, sử dụng nhắn tin như một phương thức giao tiếp chủ yếu có thể gia tăng lo lắng cho trẻ vị thành niên. Với việc sử dụng điện thoại thông minh, tuổi mới lớn ngày nay cũng dành thời gian cho việc giao lưu qua mạng xã hội hơn là gặp gỡ trực tiếp. Bên cạnh đó, cuộc sống "một kết nối" khiến trẻ ít tiếp xúc với các thành viên trong gia đình, làm gia tăng cảm giác cô đơn, đồng thời cũng làm giảm sự tự tin, tăng sự lệ thuộc vào cha mẹ do trẻ không phát triển được các kỹ năng sống cần thiết.
Trước đây, ĐTDĐ bị nhiều trường học cấm tuyệt đối, cũng gây không ít khó khăn cho phụ huynh. Bởi lẽ, giờ tan học bao người xe chen lấn, nếu không gọi được điện thoại cho con việc đón đưa rất phức tạp. Bây giờ, Bộ GD-ĐT ủng hộ học sinh sử dụng ĐTDĐ trong lớp lại tạo ra quan ngại khác. Bởi lẽ, ở nhà phụ huynh giám sát con cái dùng ĐTDĐ có giờ giấc và có chọn lọc, nhưng ở trường cho dùng thoải mái không biết sẽ ra sao. Với tư cách Trưởng phòng Giáo dục chính trị sinh viên học sinh của Sở GD-ĐT TPHCM, ông Trịnh Duy Trọng cho biết: "Ngành giáo dục TPHCM không cấm việc sử dụng điện thoại hay các trang thiết bị phục vụ trong giờ học. Chúng tôi giao quyền sử dụng các thiết bị này cho mỗi nhà trường và các thầy cô giáo. Thông tư 32 là hướng mở và theo kịp xu hướng hiện nay".
Ngược lại, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Hùng Vương TPHCM, ông Lê Quang Huy lại băn khoăn: "Chúng ta cần làm rõ vấn đề: thời gian các em học sinh dùng điện thoại để tra cứu tài liệu phục vụ học tập có chiếm đa số hay chỉ chiếm khoảng thời gian rất ngắn, còn phần lớn thời gian các em sử dụng điện thoại vào các mục đích khác. Quan điểm của chúng tôi là đồng tình cho học sinh dùng điện thoại trong học tập, nhưng các em phải chiến thắng chính mình, làm chủ được bản thân, không bị lôi cuốn vào game, vào Facebook...".
Phụ huynh có tán đồng quan điểm với Thông tư 32? Mỗi người một ý khác nhau, nhưng ông Nguyễn Đình Độ, Hiệu trưởng Trường THPT Thành Nhân, TPHCM, kể một thí dụ đáng suy ngẫm: "Mùa tuyển sinh đầu cấp vừa rồi, có phụ huynh trước khi quyết định cho con em nhập học ở trường chúng tôi, đã đặt câu hỏi "Thầy có cho học sinh sử dụng điện thoại trong trường không?", tôi trả lời trường không cho học sinh sử dụng điện thoại tự do trong trường. Không ngờ, vị phụ huynh ấy thốt lên: Thế thì tốt quá, quý quá".
Học sinh THPT dùng ĐTDĐ để tìm kiếm tài liệu học tập, lý do ấy có thể tạm chấp nhận. Nhưng học sinh THCS còn quá ít tuổi để không bị lôi kéo vào những chương trình giải trí hấp dẫn trên ĐTDĐ. Khi học sinh chỉ chăm chú vào ĐTDĐ, bài giảng của giáo viên không khác gió thổi mây bay. Đã cho phép học sinh sử dụng ĐTDĐ trong lớp học, biện pháp kiểm soát là thách thức lớn.
Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, chia sẻ: "Theo tôi, đây là thay đổi cần thiết và phù hợp với cách học tập hiện nay, khi ngành giáo dục có xu hướng tận dụng những lợi ích của công nghệ. Thông tư không hướng dẫn cụ thể mà hàm ý giao nhiệm vụ quản lý cho giáo viên. Điều này có thể làm khó giáo viên vì ở đô thị lớn hầu hết lớp học có 40-60 học sinh, trong giới hạn tiết học 45 phút/tiết, giáo viên phải làm rất nhiều thao tác. Giờ lại giao cho họ thêm nhiệm vụ hướng dẫn học sinh dùng ĐTDĐ để học tập thì hơi khó".
Ông Thắng cũng lưu ý thông tư này là giải pháp mang tính khuyến khích đổi mới phương thức dạy học, áp dụng công nghệ vào học tập, không phải yêu cầu mang tính bắt buộc. Nhà trường và phụ huynh cần quan tâm hơn đến cách thức quản lý để chặn các web xấu độc, hướng các em dùng điện thoại để học tập thay vì sa đà vào các trò giải trí. Bởi đây là xu hướng khó tránh khỏi vì việc học ngày nay đang tích hợp rất mạnh mẽ với công nghệ. Cái chúng ta cần quan tâm là quản lý và sử dụng thế nào cho phù hợp.
Cho học sinh sử dụng ĐTDĐ trong giờ học, có lẽ khó phân tích rạch ròi đúng - sai. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát gần đây cho thấy có tới 59% học sinh nam và 64% học sinh nữ đã từng bị bắt nạt qua mạng. Đáng lo ngại, nhiều trẻ vị thành niên không lường được tác hại và hậu quả của bắt nạt trên mạng. Có đến 25% trẻ vị thành niên cho rằng sẽ không bị phát hiện hay bắt quả tang khi thực hiện bắt nạt, chửi bới trên mạng internet.
Học sinh dùng điện thoại: lo trộm cắp, sợ phân biệt giàu nghèo Nhiều cán bộ quản lý cho rằng, để học sinh được sử dụng điện thoại trong lớp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nề nếp. Nhiều trường phải xây dựng những quy định riêng, đảm bảo việc dạy và học trên lớp. Học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học sẽ "tạo thêm việc cho giáo viên" Một hiệu trưởng Trường THPT...