Học sinh Điện Biên bớt “sợ” học ngoại ngữ do thầy cô đổi mới cách dạy
Hiện nay đa số các em học sinh trong trường đều không còn e dè, sợ sệt khi đến giờ học tiếng Anh nữa.
Ngoại ngữ từ lâu vẫn được xem là môn học khó đối với học sinh vùng cao, đặc biệt là đối với học sinh dân tộc còn nhiều khó khăn, khi các em phải học cùng lúc 3 thứ tiếng (tiếng mẹ đẻ, tiếng phổ thông và tiếng Anh). Điều này khiến chất lượng của môn ngoại ngữ ở các tỉnh miền núi thường không cao. Do đó việc đổi mới phương pháp dạy và học tiếng Anh là việc làm thật sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Việc thiếu nhiều điều kiện về cơ sở vật chất như phòng Lab chuyên biệt, các trang thiết bị hỗ trợ nghe, nhìn vẫn là thách thức không nhỏ đối với việc dạy học tốt ngoại ngữ ở vùng cao.
“Ngoài giờ dạy học sinh trên lớp, chúng tôi có thành lập các câu lạc bộ tiếng Anh cho các em học sinh ở trường. Sinh hoạt 2 buổi/tuần hoặc 2 lần/tháng. Chúng tôi còn có câu lạc bộ đọc sách, câu lạc bộ đọc truyện, câu lạc bộ hát tiếng Anh và câu lạc bộ nói tiếng Anh nữa. Việc học tiếng Anh quan trọng nhất ban đầu là giao tiếp. Tôi đã chú trọng, nhấn mạnh dạy các em giao tiếp. Bước đầu tôi nói những câu đơn giản, ngắn gọn, dịch lại bằng tiếng Việt. Sử dụng một vài lần thì các khẩu lệnh đơn giản trong lớp học các em đã nắm được và đã hiểu cô giáo nói gì”.
Đó là những chia sẻ về cách làm, phương pháp dạy học ngoại ngữ mới mà các giáo viên tổ ngoại ngữ của Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học số 1 Mường Báng, xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên đang áp dụng để đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh cho 100% học sinh dân tộc của nhà trường.
Cô giáo Nguyễn Thị Vân Anh, giáo viên bộ môn ngoại ngữ cho biết, học sinh của trường thường chủ yếu là dân tộc Thái và Mông, nhiều em còn gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, chưa nói đến việc tiếp thu và học tập tốt môn tiếng Anh. Do đó để có kết quả như ngày hôm nay, trong nhiều năm qua bản thân từng giáo viên ngoại ngữ ngoài việc tự trau dồi về phương pháp dạy học từ bạn bè đồng nghiệp, còn phải tham khảo trên các diễn đàn, những bài giảng trên mạng xã hội, sử dụng mạng Internet để tìm nguồn video tranh ảnh phù hợp, sinh động giúp các em dễ tiếp thu bài học. Từ đó đổi mới cách học bằng việc xây dựng nên các cây từ vựng theo chủ điểm đối với tất cả các lớp, làm các khẩu hiệu song ngữ đơn giản ngoài sân trường, các cây xanh và trên các bức tường để mỗi lần các em đến trường, mỗi lần các em vui chơi, học tập đều bắt gặp các biển, các khẩu hiệu song ngữ.
Cô giáo Nguyễn Thị Vân Anh cho biết sau khi sử dụng các khẩu lệnh đơn giản trong lớp học các em đã nắm được và đã hiểu cô giáo nói gì.
Bên cạnh đó là việc lồng ghép việc tuyên truyền cho các em học sinh hiểu về tầm quan trọng của ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay “Từ khi chúng tôi áp dụng các phương pháp mới thì học sinh cảm thấy hứng thú hơn. Các em ra đường chào thầy cô giáo bằng tiếng Anh, giao tiếp bằng tiếng Anh, đến lớp thì các cháu rất thích hát các bài hát bằng tiếng Anh. Các cháu thấy thích thú với môn học này hơn”, cô Vân Anh cho biết.
Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học số 1 Mường Báng cho biết, với sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, hiện nay đa số các em học sinh trong trường đều không còn e dè, sợ sệt khi đến giờ học tiếng Anh nữa. Thay vào đó các em đã hứng thú hơn với môn học, nhất là khi được chơi các trò chơi. Rõ nét nhất là kết quả học tập ngoại ngữ năm học vừa qua của nhà trường, tỷ lệ học sinh có kỹ năng phát âm tốt lên đến 97%.
Tuy nhiên hiện nay việc còn thiếu nhiều điều kiện về cơ sở vật chất như phòng Lab chuyên biệt, các trang thiết bị hỗ trợ nghe, nhìn vẫn là thách thức không nhỏ đối với việc dạy học tốt ngoại ngữ của nhà trường; cũng là tình trạng chung ở hầu hết các trường vùng cao khác còn nhiều khó khăn.
“Với sự tâm huyết, nhiệt tình của đội ngũ giáo viên, đưa phương pháp mới vào giảng dạy, việc học ngoại ngữ trong nhà trường đã có những bước tiến vượt bậc. Các con đã mạnh dạn, tự tin, có kỹ năng nghe nói, đọc viết tốt. Tuy nhiên khi thực hiện đề án ngoại ngữ, nhà trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Các phương tiện hỗ trợ kỹ năng nghe nói cho học sinh thì còn thiếu nhiều. Chúng tôi mong các cấp, ngành quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, các phương tiện hỗ trợ phục vụ để việc học ngoại ngữ của học sinh được tốt hơn”, cô Nhàn nói.
Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm chuyên biệt với dữ liệu số đa dạng sau đó lồng ghép thành các phương pháp dạy học mới đã giúp cho tiếng anh không còn trở nên khô khan, có kết quả học tập tốt đối với cô và trò của Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học số 1 Mường Báng nói riêng. Tuy nhiên để cách làm hay này đạt tối đa hiệu quả và lan tỏa được rộng rãi, thì như lời tâm sự của hầu hết giáo viên ngoại ngữ tại đây, đầu tiên vẫn cần có sự đầu tư chuyên biệt về cơ sở vật chất, các phương tiện hỗ trợ phục vụ tốt cho việc học ngoại ngữ của học sinh đặc thù vùng cao./.
Theo VOV
Những nàng thợ xây ở điểm trường mầm non Hô Củng B
Cái gì chưa biết thì hỏi, học qua người này người kia, bí quá thì lên mạng xem clip... làm mãi thì thành quen, có khi còn đẹp đấy chứ...
Những chia sẻ vui của những nàng thợ xây đặc biệt trong điểm trường Hô Củng B (trường Mầm non Chà Tở, Nậm Pồ, Điện Biên) có lẽ khiến không ít người ngạc nhiên.
Thế nhưng, đó không phải kỹ năng nghề nghiệp của các thợ xây chuyên nghiệp mà đó là những chuyện học nghề thợ xây của các cô giáo Mầm non trong điểm trường Hô Củng B.
Điểm trường Hô Củng B nằm xa xôi trong thung lũng của thôn Hô Củng xã Chà Tờ, một điểm trường mà đường vào có đủ đầy sương, đất, gió, mưa...các em học sinh phải học trong những nhà học tạm, tranh tre, nứa lá.
Nhờ sự chung tay của các tổ chức từ thiện, sự kết nối của các caasp ban ngành huyện Nậm Pồ, năm học mới này, các em học sinh ở Hô Củng B đã có lớp ghép, đã có nền đá hoa và có cả sân chơi để học... Điều kiện tuy còn vất vả nhưng cơ sở vật chất của một lớp học mầm non cơ bản đã được hoàn thành.Trước khi có lớp học mới, cứ mưa xuống là cô trò huy động tất cả chậu, bát... bất cứ thứ gì trong lớp được để hứng nước. Nếu để ướt ra nền thì lớp sẽ biến thành bãi ruộng.... cô giáo Nguyễn Thị Hồng, hiệu trưởng nhà trường nói về điểm trường Hô Củng B.
Thế nhưng, để được một lớp học khang trang như vậy không chỉ có sự chung tay của nhà tài trợ, nhân dân, bà con các dân tộc trong vùng mà còn nhờ tới những nàng thơ xây đặc biệt, kiêm cô giáo mầm non trong điểm trường.
Chúng tôi ngạc nhiên khi các cô giáo hát hay, múa dẻo như thế lại là những thợ xây, thợ nát nền cự kỳ điệu nghệ.
Khi được hỏi, cô Lò Thị Thời, giáo viên tại điểm trường Mầm non Hô Củng B bảo: "Chúng em phải tự làm hết đấy. Cái gì chưa biết thì hỏi, học qua người này người kia, bí quá thì lên mạng xem clip... làm mãi thì thành quen, có khi còn đẹp đấy chứ..." cô Thời dí dỏm.
"Những phần khó, liên quan đến kỹ thuật thì nhờ thợ, phần còn lại thì chúng em làm được là bọn em làm. Mỗi người chung tay một chút là ổn thôi ạ", cô Thời cho biết.
Nhìn khuôn viên mới của điểm trường mầm non Hô Cùng B, tuy chưa thể bằng thợ xây chuyên nghiệp nhưng cũng thấy những nàng thợ xây ở trường Mầm non Chà Tở khéo tay và vất vả như thế nào.
Ở Nậm Pồ chúng tôi biết có không ít những đội xây dựng như thế. Các thầy cô cùng nhau bỏ công sức lao động vì đàn em thân yêu, vì một môi trường học tập mới cho các em.
Dẫu còn khó khăn nhưng giáo dục vùng cao đang thay da, đổi thịt từ những hành động thiết thực thân thương như thế.
Điểm trường Hô Củng B trước kia.
Điểm trường Mầm Non Hô Củng B trước khi được xây dựng
Các cô giáo mầm non ận chuyển vật liệu vào điểm trường
Cô giáo và nhân dân, chính quyền địa phương cùng chung tay vì các con
Tay bay tay thước như.... thợ xây.
Nữ nhi nhưng...không thường tình chút nào
Kỹ thuật khó là các cô học.... trên mạng
Tay bay, thay thước như thợ xây chính hiệu
Phần dễ các cô làm, phần khó...nhờ thợ
Vào trường có những lúc...mất cả đường
Lũ trẻ hồi hộp được nhận quà trong ngày khánh thành điểm trường mơ ước.
Các cô nàng thợ xây lại chuẩn bị áo váy, với những tiết mục hát ca
Điểm trường mới tốt hơn trong mưa.
Hết thợ xây em lại làm....cô giáo.
Xây dựng, trang trí trường lớp, không gian học tập tự tay các cô giáo làm.
Trần Phương
Theo giaoduc.net
Những cô giáo đến từ phía mặt trời Nắng cũng như mưa, đều đặn từng ngày, từ phía mặt trời, các cô giáo lên điểm trường Hô Củng, điểm trường ấy chẳng khi nào ngớt tiếng cười của lũ học trò nhí Sau những ngày về thăm gia đình, các cô lại đến với lớp học phía trong lòng núi, các cô đến từ phía mặt trời mọc, đến từ ánh...