Học sinh điếc tai vì tiếng tàu lửa
Do nằm sát đường sắt nên học sinh một số trường học ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị phải chịu đựng tiếng ầm ầm từ các chuyến tàu ngày ngày băng qua cổng trường.
Theo ông Lê Văn Quý, Trưởng ga Diên Sanh (Hải Lăng), trung bình mỗi buổi sáng có khoảng 7 chuyến tàu đi ngang qua đây. Như vậy, mỗi tiết học mất khoảng 5 phút thì 7 chuyến tàu mất đến 35 phút, gần một tiết học của mỗi trường. Hiện tại hơn 1.500 học sinh của 3 trường trên phải học trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn.
Tại các Trường Tiểu học, THCS Hải Lâm, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Hải Lăng, Quảng Trị), nhà trường phải dạy bù tiết do ảnh hưởng từ chuyến tàu. Thầy giáo Phan Khắc Ninh, Hiệu trưởng Trường THCS xã Hải Lâm, cho biết: Trong mỗi tiết học, các lớp phải dừng lại từ 5-7 phút vì tiếng ồn. Nhất là các em học sinh lớp 9 đang chuẩn bị ôn thi vào lớp 10 thì việc ô nhiễm tiếng ồn từ các chuyến tàu ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bài học.
Mỗi ngày có 7 chuyến tàu đi qua ngôi trường này
Chứng kiến một tiết học môn ngữ văn của lớp 9B Trường THCS Hải Lâm mới thấy hết sự vất vả của giáo viên và học sinh trong việc ổn định lớp học. Cô giáo Trương Thị Thanh Hà cho biết tiếng ầm ầm của tàu lửa khiến cô mất cảm hứng trong mạch giảng bài và học sinh cũng khó có thể tập trung.
Ông Hoàng Văn Vinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng (Quảng Trị), cho biết về lâu dài, huyện đang chủ trương sẽ chuyển Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm và Trường THCS Hải Lâm đi nơi khác, còn Trường Tiểu học Hải Lâm thì mở rộng về phía sau để tránh tiếng ồn. Tuy nhiên, ông Vinh cũng cho biết thêm đây chỉ là mới dự định còn việc di dời các trường này thì chắc còn lâu vì thiếu kinh phí.
Theo NLĐ
Video đang HOT
Thủ khoa Nông dân bật mí kinh nghiệm ôn thi khối B
Cách duy nhất để tìm ra phương pháp là học hành thật sự chăm chỉ. Khi tiếp xúc với sách vở nhiều, người học sẽ tự rút ra được phương pháp thích hợp cho mình.
Thủ khoa Lê Thị Minh Vượng là một tấm gương tiêu biểu cho phương pháp học tập không cần cao siêu, không dùng bí quyết, thủ thuật, mà ngược lại, rất bài bản và khoa học để giành được kết quả cao. Những phương pháp ôn luyện bài bản và khoa học giúp Lê Thị Minh Vượng trở thành cô thủ khoa Nông dân của ĐH Y Hà Nội năm 2010.
Sinh ra trong một gia đình nông dân ở Ứng Hòa - Hà Nội, không học trường chuyên, cũng chưa bao giờ có điều kiện đến các lò luyện thi, nhưng Lê Thị Minh Vượng đã trở thành thủ khoa khối B, ĐH Y Hà Nội, với 29 điểm. Đồng thời, bạn ấy cũng đạt 29 điểm khối A trường ĐH Ngoại thương năm 2010.
Điều đặc biệt ở cô bạn thủ khoa này nằm ở phương pháp học tập hết sức khoa học và bài bản. Vì thế những kinh nghiệm ôn luyện và phương pháp học của Vượng có thể áp dụng cho phần đông các bạn học sinh chuẩn bị bước vào kì thi tốt nghiệp THPT và đại học sắp tới.
Thông minh không bằng phương pháp
Khi được hỏi làm sao để có một phương pháp học và ôn luyện bài khoa học nhất, Minh Vượng nói: "Một phương pháp cụ thể không thể đúng cho tất cả mọi người. Vì thế, mỗi người cần phải tìm cách tự rút ra phương pháp phù hợp với điều kiện, thói quen của mình."
Vượng cho rằng, cách duy nhất để tìm ra phương pháp là học hành thật sự chăm chỉ. Khi tiếp xúc với sách vở nhiều, người học sẽ tự rút ra được phương pháp thích hợp cho mình. Chăm chỉ để rút ra phương pháp, phương pháp sẽ tạo ra thói quen, thói quen đúng sẽ tạo ra hiệu quả học tập tốt.
Nói về phương pháp ôn luyện của mình, Vượng khiêm tốn: "Với mình sách giáo khoa là tài liệu tối quan trọng. Bởi vì đề thi đại học chủ yếu xoay quanh chương trình sách giáo khoa. Tuy nhiên vẫn phải nhờ tới sự giúp đỡ của sách tham khảo để tổng hợp kiến thức, nâng dần mức độ khó của bài tập. Ngoài ra, với mỗi môn cần có một phương pháp học ôn riêng, phù hợp với đặc điểm của nó."
Thủ khoa Nông dân bật mí kinh nghiệm ôn thi khối B.
Lê Thị Minh Vượng: "Sách giáo khoa là tài liệu tối quan trọng."
Môn Toán là môn tự luận nên cần rèn khả năng lập luận nhiều nhất. Cấu trúc đề thi thường cố định, nên chỉ cần ôn luyện kĩ và bám sát cấu trúc đề là có thể đạt điểm cao. "Bảo bối" của Vượng là bộ sách của tác giả Lê Hồng Đức. Bạn ấy nói: "Bộ sách này bao gồm các sách về Hàm số, Lượng giác... kiến thức đã được tóm tắt, tổng hợp từ dễ đến khó, nên rất phù hợp với người ôn luyện."
Môn Hóa mặc dù không có nhiều công thức, nhưng có nhiều dạng bài. Với môn Hóa, điều cần thiết nhất là chăm chỉ làm bài tập để rèn kỹ năng. Trước khi đi thi, Vượng đã rèn cho mình khả năng giải bài tập môn Hóa với tốc độ cao nhất có thể bằng cách bấm thời gian. Điều này sẽ tạo thói quen làm việc nhanh nhạy, chủ động về mặt thời gian trong phòng thi.
Để thi tốt Sinh, điều khó khăn nhất với Vượng là học thuộc lý thuyết. Nhưng đọc nhiều để hiểu bản chất vấn đề sẽ giúp cho việc học thuộc này trở nên dễ dàng hơn, Vượng chia sẻ: "Với môn Hóa và Hình, Vượng sử dụng sách của nhiều tác giả khác nhau, miễn sao sách đó đưa ra cách giải bài tập nhanh."
Ngoài ra, để ghi nhớ được lượng công thức khổng lồ, Vượng thường tìm cách tự mình chứng minh công thức, cách này giúp bản thân hiểu sâu vấn đề và nhớ lâu hơn. Nhớ sâu công thức sẽ giúp người học có thể vận dụng và biến đổi linh hoạt khi làm bài mà không bị nhầm lẫn.
Học giỏi nhưng cần bản lĩnh và nhanh
Các cụ xưa có câu: "Học tài thi phận". Để tránh gặp phải điều này, theo Vượng, điều quan trọng là phải "rèn giũa" bản lĩnh trước kì thi. Bản lĩnh ở đây bao gồm sức khỏe, tâm lý ổn định.
Để đảm bảo sức khỏe, sự minh mẫn, ngày nào cô thủ khoa Nông dân này cũng dành ra ít nhất 30 phút buổi trưa để ngủ. Bạn nói: "30 phút này sẽ giúp mình tỉnh táo và minh mẫn trong cả buổi chiều, buổi tối để tiếp tục học."
Ôn luyện chăm chỉ, bài bản chưa đủ nếu như không có sức khỏe tốt để sẵn sàng "chiến đấu". Vượng chia sẻ: "Vào ngày thi, tâm lý hồi hộp khiến mình không muốn ăn, nhưng không những không bỏ bữa mà mình còn cố gắng ăn nhiều hơn bình thường. Thời gian làm bài thi khá dài, thế nên cần phải có đủ năng lượng dự trữ trong cơ thể. Số năng lượng này sẽ giúp mình duy trì được tốc độ làm bài nhanh, ổn định và sự minh mẫn, sáng suốt."
Mỗi khi gặp bài khó chưa giải được ngay, hay học xong bài, Vượng giải trí bằng cách đọc sách và làm việc nhà giúp bố mẹ. Theo bạn ấy, trước kì thi, thí sinh không nên tạo áp lực quá lớn với mình, vì đôi khi áp lực lớn sẽ làm giảm năng suất học tập.
Để đạt được tốc độ làm bài nhanh tối đa có thể, Vượng mách nước rằng cách rèn luyện đơn giản là khi làm các bộ đề, thường tính toán và phân bố thời gian sao cho hợp lý với hệ số điểm của từng bài.
Đối với các môn trắc nghiệm, làm được 10 câu, Vượng lại xem lại thời gian, nếu làm chậm tiến độ sẽ tăng lên, làm đúng hoặc nhanh, thì duy trì tốc độ hiện tại. Cách này rèn cho Vượng sự chủ động về mặt thời gian trong khi làm bài.
Những phương pháp bài bản và những bí quyết làm bài hết sức thông minh mà Vượng chia sẻ, tin chắc rằng bất kỳ thí sinh nào, không riêng gì thí sinh thi khối B đều có thể áp dụng và đạt được kết quả cao.
Theo VTC
Bốn năm làm phụ hồ quyết tâm thi đỗ HV Cảnh sát Ba năm liền thi vào Học viện Cảnh sát đều đạt 20,5 điểm khối C và đều không đủ điểm đỗ. Không xét tuyển nguyện vọng 2 để theo học trường khác vì nhà nghèo không theo nổi. 4 năm làm phụ hồ và ôn thi với quyết tâm trở thành học viên HV Cảnh sát. Đó câu chuyện đầy cảm động của...