Học sinh đến trường từ “xã ốc đảo”
Các trường THPT nơi có học sinh Minh Châu theo học đều dành cho các em sự ưu ái đặc biệt về giờ giấc. Trường nào cũng vậy, dù buổi học đã bắt đầu nhưng mỗi khi có một nhóm học sinh hớt ha hớt hải đạp xe đến xưởng với bác bảo vệ, cháu là học sinh Minh Châu, ngay tức khắc cánh cổng sẽ được mở.
Từ năm học 2012 – 2013, Tính, nhà ở xóm 1, xã Minh Châu trở thành học sinh lớp 10A5 trường THPT Quảng Oai, huyện Ba Vì, TP Hà Nội. Nhà Tính cách bến phà chừng 3 km nên, để kịp lên chuyến phà rời bến lúc 6 giờ sáng, em phải dậy từ trước đó một tiếng.
Tính kể: “Hằng ngày khoảng hơn một trăm bạn xã Minh Châu được lên bờ học ở các trường THPT. Người ta phải xếp chỗ thật khéo mới chở hết bằng ấy bạn với bằng ấy chiếc xe đạp. Bạn nào lỡ chuyến phà đó có nghĩa là vào lớp muộn một tiết”.
Bình thường những lúc phà rảnh, mỗi chuyến qua sông chỉ mất khoảng 20 phút. Nhưng những chuyến phà rời bến Minh Châu lúc 6 giờ sáng thường tốn gấp đôi thời gian.
Học sinh xã Minh Châu trên phà đến trường. Ảnh: Q.H
Kể từ lúc Huyền, bạn học cùng với Tính, có mặt ở bến sông Minh Châu đến khi đặt chân được lên đất Chu Minh (xã bên kia sông), tổng cộng hết 48 phút. Thời gian còn lại đủ để cho học sinh Minh Châu đạp xe đến trường kịp vào tiết đầu tiên lúc 7 giờ 15 phút.
Cũng có hôm các bạn không gặp may. Thứ sáu tuần trước, đúng lúc phà chuẩn bị rời bến thì mưa ào ào. Hơn trăm học sinh đứng đội mưa trên phà cả tiếng đồng hồ chờ mưa ngớt, sóng lặng.
Mùa đông, đường đến trường của học sinh Minh Châu mới thật sự gian nan. Nhiều buổi sáng, mặt sông dày đặc sương khiến phà không thể rời bến.
“Có một lần phà vẫn sang sông khi sương chưa tan hẳn. Ra đến giữa sông sương dày đặc trở lại. Phà đi lạc xuống tận bến Vĩnh Thịnh – thị xã Sơn Tây. Chúng cháu phải đạp xe hơn chục cây số ngược trở lại trường. Mệt đứt hơi”, Điều, học sinh trường THPT Quảng Oai khoá 2009 – 2012, kể.
Những người thầy lần lượt bỏ Minh Châu
Học sinh bé hơn (từ cấp THCS trở xuống) thì không phải qua phà mà học ngay trên đảo. Ngay tại Minh Châu có tới ba trường cho ba cấp: mầm non, tiểu học, THCS. Quy mô mỗi trường từ 300 đến 600 học sinh.
Nhưng “Kể từ khi làm cán bộ quản lý nhà trường (năm 2004) đến nay, tôi đã chứng kiến sự ra đi của khoảng hơn 20 giáo viên. Họ cứ về trường công tác một thời gian, tối thiểu là ba năm, thì xin luân chuyển”, thầy Kiều Đức Quang, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Minh Châu, cho biết.
Video đang HOT
Bản thân thầy Quang cũng là người ở một xã trên bờ, về dạy học ở Minh Châu từ năm 1992.
Ban đầu thầy Quang nghĩ đến đây khoảng dăm năm. Khi được bổ nhiệm làm quản lý lại khó đi. Ngày mưa cũng như ngày nắng, thầy lại ra bến đợi phà để sang đảo Minh Châu với tâm trạng mong mỏi hết nhiệm kỳ hiệu trưởng để được luân chuyển.
Thầy Đỗ Văn Luyện, Hiệu trưởng Trường THCS Minh Châu, lạc quan hơn dẫu thầy cũng là người ở một xã trên bờ.
“Có thầy bảo, khi sang đến Minh Châu thì thấy phấn trắng, bảng đen, cuộc đời đen. Nhưng trên thực tế cũng có những thầy cô được thấy cuộc đời hồng khi về đây công tác. Ví dụ như cô Nguyễn Thị Bích Ngọc dạy địa ra trường năm 2010 là về Minh Châu. Một năm sau cô đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp thành phố. Mới đây cô được kết nạp Đảng. Hoặc cô Ngân dạy vật lý cũng về cùng đợt với cô Ngọc giờ đã thành dâu ở Minh Châu, vừa mới nghỉ sinh em bé”, thầy Luyện dí dỏm.
Chồng cô Ngân cũng là một giáo viên trong trường – thầy Hoạt dạy toán. Trước khi cô Ngân về, trường không có giáo viên vật lý. Thầy Hoạt vừa phải dạy toán vừa dạy chéo môn lý.
Các giáo viên trong trường trêu thầy Hoạt lập công lớn với học sinh Minh Châu vì từ nay trở đi các em không bao giờ phải học lý của thầy toán!
Tuy nhiên những ngả rẽ bất ngờ dù lạc quan đến mấy vẫn không đủ sức níu kéo các thầy cô ở lại với học sinh Minh Châu khi tương lai về một cây cầu cho xã đảo này vẫn hết sức mờ mịt. Vì vậy trong số 25 giáo viên trường THCS Minh Châu có đến 11 thầy cô chỉ làm hợp đồng.
Có lúc trường THCS Minh Châu thiếu giáo viên đến mức một thầy dạy toán thì dạy luôn cả hoá cả lý. Có thầy như thầy Thanh dạy hợp đồng ở Minh Châu đến nay 13 năm.
Ngoài một buổi dạy trên lớp, thầy tăng thu nhập bằng cách làm ruộng, chăn nuôi. “Giáo viên hợp đồng lương chỉ khoảng 1,6 triệu đồng/tháng. Nhưng chúng tôi rất biết ơn các thầy cô hợp đồng. Nhờ họ mà trẻ Minh Châu không bị thất học”, thầy Luyện nói.
Theo tiền phong
Thủ khoa ĐH Y Hà Nội đạt 30 điểm
Chiều 1/8, ĐH Y Hà Nội công bố điểm thi. Năm nay trường có một thủ khoa đạt 30 điểm (làm tròn) là thí sinh Trần Xuân Bách, HS Trường THPT Quảng Oai, huyện Ba Vì, Hà Nội. .
Điểm từng môn của thí sinh Trần Xuân Bách là Sinh 10, Toán 10 và Hóa 9,75.
Như vậy, tính đến thời điểm này, cả nước có 2 thủ khoa đạt điểm 30 điểm trong đó thủ khoa đạt 30 điểm tuyệt đối là Nguyễn Kim Phượng, thủ khoa Trường ĐH Y dược TPHCM.
Trao đổi với Dân trí, ông Nguyễn Hữu Tú - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội cho biết, điểm thi vào trường năm nay cao. Dự kiến điểm chuẩn tương đương năm 2011.
Thí sinh tham khảo điểm trúng tuyển năm 2011 Trường ĐH Y Hà Nội:
Mã ngành đào tạo
Ngành đào tạo
Điểm chuẩn nguyện vọng 1
301
Bác sĩ đa khoa
25,5
303
Bác sĩ Y học cổ truyền
23,0
304
Bác sỹ Răng Hàm Mặt
25,5
305
Bác sỹ Y học dự phòng
22,0
306
Cử nhân Điều dưỡng
20,5
307
Cử nhân Kỹ thuật Y học
22,0
308
Cử nhân Y tế công cộng
20,0
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Bất chấp tử thần đi tìm chữ Nhiều năm qua, các em học sinh tiểu học ở thôn 5, xã Liên Srol, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) vẫn đều đặn băng rừng, vượt sông đến trường. Nguy hiểm, gian nan khôn lường nhưng các em vẫn bất chấp để tìm cái chữ... Người đưa đò tý hon Sùng Seo Pao xắn quần lội xuống mép nước, tay với nhanh sợi...