Học sinh dễ dàng học liên thông
Sau 3 năm bị điêu đứng vì Thông tư 55 của Bộ GD&ĐT, đến nay, hàng nghìn sinh viên đã dễ dàng học liên thông lên cao đẳng, đại học.
Năm 2012, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 55, quy định: Sinh viên muốn học liên thông lên đại học, cao đẳng phải chờ đủ 36 tháng mới được tham dự kỳ thi do trường tổ chức. Còn muốn liên thông lên bậc học cao hơn sau khi tốt nghiệp, các bạn phải tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng do Bộ tổ chức.
Đến năm 2015, Bộ gộp kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng thành kỳ thi THPT quốc gia. Theo đó, thí sinh chỉ tham dự một kỳ thi để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh.
Không cần đợi 3 năm
Cuối tháng 5/2015, Bộ đã ban hành Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy định đào taọ liên thông trình độ đại học, cao đẳng, ban hành kèm Thông tư số 55/2012. Theo thông tư này, học sinh, sinh viên mới tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hay cao đẳng có thể dự thi liên thông đại học ngay mà không cần điều kiện 36 tháng kinh nghiệm làm việc như trước.
Thí sinh không nhất thiết phải tham gia kỳ thi THPT quốc gia để thi tuyển liên thông. Các trường đại học sẽ tự tổ chức thi với đề thi là những môn cơ bản, môn cơ sở ngành và chuyên ngành phù hợp. Tất cả thí sinh gần như có cùng khoảng thời gian ôn tập và dự thi.
PGS. TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM cho biết, Bộ sửa đổi Thông tư 55 là một tin vui với các trường đại học, cao đẳng. Năm 2012, từ khi Thông tư 55 ra đời thì trường không tuyển được bất cứ một sinh viên nào học liên thông.
Thí sinh nộp hồ sơ dự thi liên thông tại ĐH Nguyễn Tất Thành. Ảnh: Sinh Viên Việt Nam.
“Xu hướng phát triển cuả ngành giáo dục và nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ kinh tế hội nhập đòi hỏi người lao động không ngừng nâng cao trình độ, kiến thức nghề nghiệp. Học liên thông để có bằng đại học, cao đẳng là hình thức đào tạo ngày càng được quan tâm và giúp người lao động hoàn thiện mình”, ông Dũng nói .
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tư vấn hướng nghiệp và Tuyển sinh, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM cho rằng Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy định đào tạo liên thông trình độ đại học, cao đẳng, ban hành kèm Thông tư số 55/2012 mở ra nhiều cơ hội cho học sinh, sinh viên các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng khi muốn học lên cao.
Với thí sinh đang học THPT, các bạn không nhất thiết phải thi vào đại học mà có thể học ở những bậc thấp hơn, như trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, rồi liên thông lên bậc học cao hơn.
Video đang HOT
Nhiều lựa chọn
Sau khi Thông tư 55 được sửa đổi, bổ sung, nhiều trường đại học, cao đẳng đã mở lại hệ liên thông và tuyển sinh. Hiện tại, có rất nhiều trường đại học đang tuyển sinh các chương trình liên thông trên cả nước.
Chẳng hạn, ĐH Nguyễn Tất Thành tuyển sinh liên thông từ cao đẳng lên đại học các ngành: Dược học, Điều dưỡng, Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thực phẩm, Kỹ thuật Xây dựng, Công nghệ Kỹ thuật Ôtô, Công nghệ thông tin, Kế toán, Quản trị Kinh doanh, Ngôn ngữ Anh…
Ngoài ra, trường còn tuyển sinh liên thông từ trung cấp lên đại học ngành Dược và Điều dưỡng, liên thông từ cao đẳng nghề lên đại học và từ trung cấp lên cao đẳng ở nhiều ngành khác.
TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Nông Lâm TP HCM cho biết, năm nay, trường dành 200 chỉ tiêu cho hệ liên thông chính quy trong số 5.300 chỉ tiêu, thông qua xét tuyển thí sinh tham gia thi THPT quốc gia và kỳ thi do trường tổ chức.
Sau khi Thông tư 55 được sửa đổi, bổ sung, nhiều trường đại học, cao đẳng đã mở lại hệ liên thông và tuyển sinh. Ảnh: STU
“Đối với những thí sinh đã tốt nghiệp cao đẳng và đã có việc làm, các bạn có thể học liên thông chính quy vào cuối tuần hoặc vào các buổi tối trong tuần. Số lượng thí sinh tốt nghiệp cao đẳng đã có việc làm đại học liên thông lên đại học ngày càng đông. Khi đã đi làm, các bạn thấy mình còn yếu chỗ nào, cần bổ sung những gì nên tinh thần tự học rất cao”, ông Lý nói.
Tương tự, ĐH Văn Hiến cũng tuyển 350 chỉ tiêu hệ liên thông trong năm nay. ĐH Bách khoa (ĐHQG TP HCM) chỉ đào tạo bậc cao đẳng ở ngành Bảo dưỡng Công nghiệp. Cơ hội nghề nghiệp cuả sinh viên học ngành này là rất tốt và cũng dễ dàng liên thông lên đại học vào ngành Kỹ thuật Cơ khí.
Thạc sĩ Hoàng Đức Bình, Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh và Truyền thông, trường ĐH Hoa Sen cho biết, năm nay, trường tuyển sinh liên thông từ cao đẳng lên đại học chính quy 2 ngành: Quản trị Kinh doanh và Quản trị Nhân lực. Nếu đã tốt nghiệp cao đẳng, các bạn có thể nộp hồ sơ dự tuyển chương trình này.
Sinh viên liên thông sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp trình độ cao hơn cùng ngành hoặc chuyển sang ngành khác. Đặc biệt, các bạn còn được miễn trừ môn học cho các môn có cùng kiến thức, có số lượng tín chỉ tương đồng với chương trình đào tạo.
Thời gian đào tạo được xác định dựa trên số lượng tín chỉ sinh viên tích lũy được quy định theo quy chế đào tạo có thể rút ngắn thời gian học để tốt nghiệp sớm hơn thời gian đào taọ quy định cho chương trình.
Ngoài ra, hàng loạt trường đại học công lập như: ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Mở TP HCM, ĐH Sài Gòn, ĐH Sư phạm TP. HCM, ĐH Tài chính Marketing, ĐH Tài nguyên Môi trường TP HCM… cũng tuyển hàng ngàn chỉ tiêu liên thông.
Theo Quế Sơn/Sinh Viên Việt Nam
Nhiều địa phương chọn 2 cụm thi THPT quốc gia
Bộ GD&ĐT yêu cầu, đến hết ngày 5/3, các địa phương chốt phương án tổ chức cụm thi. Thời điểm này, đa số các tỉnh đã lên phương án duy trì 2 cụm thi, tạo thuận lợi cho thí sinh.
Đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình cho biết, đến thời điểm này đơn vị đã hoàn tất việc khảo sát và lên phương án thi THPT quốc gia. Dựa vào đặc thù địa phương có địa hình khá rộng lớn với hơn 50% thí sinh chỉ đăng ký thi xét tốt nghiệp nên năm nay, Hòa Bình quyết định chọn phương án tổ chức 2 cụm thi.
Tuy nhiên, Hòa Bình đến nay chưa có trường ĐH nên địa phương sẽ huy động cơ sở vật chất ở các trường nghề, trường CĐ phục vụ thi.
2 cụm thi có lợi cho thí sinh
Tương tự, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc thông tin, dựa trên kết quả khảo sát đơn vị dự kiến sẽ tổ chức 2 cụm thi.
Ông Trác Văn Đây, Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bạc Liêu cho hay, đơn vị cũng định hướng lựa chọn phương án tổ chức 2 cụm thi. Theo ông Đây, nếu chỉ tổ chức một cụm thi ĐH ở thành phố thì thí sinh vùng giáp ranh chỉ đăng ký thi để xét tốt nghiệp sẽ đi lại vất vả, tốn kém.
Ông Đây nói, là địa phương có tổ chức dạy học môn ngoại ngữ nhưng chất lượng chưa cao nên Bộ GD&ĐT cho phép học sinh chỉ thi hai môn bắt buộc là Văn - Toán, hai môn còn lại tự chọn. Được biết, Sở GD&ĐT tỉnh Bạc Liêu yêu cầu học sinh đăng ký môn thi đến hết tháng 3/2016.
Bà Mai Thị Lệ, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Tây Ninh cũng cho biết, trước mắt đơn vị đăng ký tổ chức 2 cụm thi. Tuy nhiên, đơn vị khuyến khích các trường THPT tuyên truyền để thí sinh hiểu việc tham gia cụm thi ĐH nhằm hai mục đích xét tốt nghiệp và xét tuyển ĐH, CĐ sẽ có lợi hơn.
Bà Lệ phân tích: "Một số học sinh chỉ đăng ký thi để xét tốt nghiệp, tuy nhiên khi có kết quả điểm số cao lại nộp hồ sơ đi xét tuyển ĐH, CĐ. Trong trường hợp này, học sinh không có nhiều trường để nộp hồ sơ xét tuyển trong khi nếu thí sinh đăng ký thi với hai mục đích nếu điểm không đạt thì chỉ xét tốt nghiệp thôi vẫn không sao", bà Lệ nói.
Riêng tại Hà Nội, ông Ngô Văn Chất, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD&ĐT Hà Nội) thông tin, sở vừa gửi công văn yêu cầu các trường THPT thăm dò nguyện vọng đăng ký dự thi, đăng ký môn thi của học sinh lớp 12, từ đó mới lên kế hoạch đảm bảo sự chính xác.
Kỳ thi THPT quốc gia 2015 Hà Nội có 8 cụm thi do ĐH chủ trì và 1 cụm thi địa phương với 19 điểm thi. Tuy nhiên, việc bố trí các điểm thi chưa hợp lý khi có thí sinh chỉ đăng ký thi xét tốt nghiệp nhưng phải đi xa 50km. Nhiều thí sinh vẫn phải thuê trọ để dự thi.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2015 tại Hà Nội. Ảnh: Tiền Phong.
Tỉnh có quyền lựa chọn 1 hoặc 2 cụm thi
Nếu như kỳ thi THPT quốc gia 2015 quy định ngoài các cụm thi địa phương chỉ có 38 cụm thi do trường ĐH chủ trì thì năm nay với quy chế mới, các tỉnh có quyền lựa chọn phương án tổ chức cụm thi.
Theo đó, các địa phương có thể tổ chức 1 hoặc 2 cụm thi phục vụ thí sinh thi xét tốt nghiệp và xét tuyển ĐH, CĐ. Đây bước đầu được coi là phương án tối ưu, tạo thuận lợi cho thí sinh không phải đi xa hàng trăm kilômét, tốn kém nhiều tiền ăn, ở.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo các Sở GD&ĐT, các địa phương vẫn chờ hướng dẫn cụ thể của bộ. Các địa phương hiện vẫn làm công tác khảo sát, quyết định cụm thi và lên kế hoạch ôn tập cho học sinh.
Theo một lãnh đạo Bộ GD&ĐT, năm nay trên cơ sở phương án trình của các Sở GD&ĐT, tỉnh có quyền duyệt, quyết định phương án tổ chức một hay hai cụm thi. Về cơ bản, Bộ GD&ĐT không can thiệp vào quyết định tổ chức cụm thi của các địa phương. Tuy nhiên, theo vị này, có những địa phương địa bàn rộng, nếu chỉ tổ chức 1 cụm thi sẽ không thuận lợi cho thí sinh nhưng những địa phương nhỏ nếu tổ chức 2 cụm thi là không cần thiết.
Bà Mai Thị Lệ cho rằng, việc tổ chức 2 cụm thi thuận tiện hơn cho thí sinh nhưng điều khó khăn nhất là kinh phí và công tác tổ chức thi. Còn ông Trác Văn Đây lại cho hay: "Địa phương đang lên kế hoạch tổ chức thi thử để học sinh có trải nghiệm, qua đó các trường cũng biết học sinh đang yếu ở đâu để lên kế hoạch ôn tập".
Tuy nhiên, cũng theo ông Đây, việc tổ chức một cuộc thi thử cho hơn 4.000 học sinh chi phí lên tới hàng trăm triệu đồng, đơn vị phải chờ Ủy ban tỉnh phê duyệt. "Nếu không được thi thử, đơn vị cũng sẽ chỉ đạo các trường tổ chức các đợt thi, khảo sát để học sinh tự tin tham dự kỳ thi", ông Đây nói.
PGS Văn Như Cương cho rằng: "Việc cho phép mỗi tỉnh tự quyết định phương án tổ chức cụm thi có thể dẫn đến chuyện không đảm bảo công bằng, khách quan giữa thí sinh các địa phương".
Ông Cương ví dụ: "Một địa phương có trường ĐH về phối hợp chủ trì thi, ngay từ đầu được tỉnh đối đãi tốt có thể... nương tay với thí sinh".
Theo Nguyễn Hà/Tiền Phong
Chọn trường để không thất nghiệp Học sinh chọn trường có điểm chuẩn cao để thử sức hay theo đám đông bạn bè... là thực tế được nhiều trường phản ánh. Một số thầy, cô cho rằng, điều này sẽ gây bất lợi cho thí sinh. Chỉ còn 4 tháng chuẩn bị để học sinh bước vào kỳ thi THPT quốc gia năm 2016. Theo lãnh đạo nhiều trường...