Học sinh đánh giáo viên có nên phạt 5-20 triệu?
“Học sinh là đối tượng mà người thầy phải giáo dục, nếu vi phạm phải chăng các em cũng sẽ bị phạt từ 5-20 triệu” , đó là băn khoăn của thầy Nguyễn Tùng Lâm, hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội).
Vừa qua Bộ GD – ĐT đã đưa ra Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, trong đó một điểm đáng chú ý đó là tại điều 20, mục 7 có ghi: “Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học. Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi xâm phạm nhân phẩm, thân thể, danh dự của nhà giáo, nhân viên cơ sở giáo dục”.
Như vậy, điều khoản này đã đề cập đến một vấn đề “ nóng” trong học đường mà thời gian gần đây dư luận rất bức xúc. Đó là việc nhiều học sinh bị giáo viên xử phạt “quá tay” hay hiện tượng chính các thầy cô bị học trò của mình xúc phạm, thậm chí hành hung ngay trên lớp.
Chúng tôi đã có buổi trò chuyện với NGƯT.TS Nguyễn Tùng Lâm – Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội).
NGƯT.TS Nguyễn Tùng Lâm – Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng (HN).
Quy định đúng, nhưng còn nhiều thiếu sót
Khi biết được thông tin vềDự thảocủa Bộ GD – ĐT, TS Nguyễn Tùng Lâm thể hiện sự vui mừng và hoan nghênh việc làm này bởi: “Quy định này sẽ góp phần chấm dứt hiện tượng tùy tiện, tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục đã tồn tại dai dẳng suốt nhiều năm qua mà không ai xử lý”.
Đặc biệt sau khi xem xét về điều 20 mục 7 (được nêu ở trên), ông Nguyễn Tùng Lâm cho rằng đây là một quy định cần thiết. Nếu làm được điều đó sẽ bảo vệ người học và người dạy khỏi những hành vi sai trái mà gần đây đã bị xã hội lên án. Bên cạnh đó, quy định này còn có tác dụng giúp giáo viên có ý thức trau dồi thêm chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để vẫn có thể giáo dục học sinh mà không cần đòn roi, mắng chửi. Còn đối với học trò sẽ khiến các em phải tự kiềm chế, và có trách nhiệm với hành vi của mình.
Tuy nhiên, ông Tùng Lâm cũng nhận xét quy định này đúng nhưng vẫn còn khá sơ sài và nhiều thiếu sót. Bởi nếu giáo viên là người có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của học sinh thì việc xử phạt hành chính liệu có đủ? Ông đặt ra vấn đề đó là: “Hành động này của giáo viên là rất nghiêm trọng bởi đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp”.
Liệu những hành vi này chỉ bị xử phạt hành chính là đủ? (Ảnh minh họa).
Vị hiệu trưởng này cũng chia sẻ một ví dụ: “Cháu nội tôi học ở Canada không bao giờ có chuyện giáo viên xâm phạm thân thể học sinh. Nghề giáo cũng giống như bác sĩ, luật sư nên đạo đức nghề nghiệp rất được đề cao. Vì vậy, giáo viên nào có hành vi như thế sẽ bị đuổi khỏi ngành ngay lập tức”.
Hay đối với vụ việc một thầy giáo ở Thái Nguyên có hành vi tát học trò tại lớp dạy thêm mặc dù phụ huynh của các em đồng ý vì thấy rằng con mình ngoan, chăm học hơn; nhưng theo ông việc làm này vẫn vi phạm đạo đức nghề nghiệp và cũng cần phải xử lý.
Ngoài ra, TS. Nguyễn Tùng Lâm còn chỉ ra rằng: “Thực tế, việc ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhân phẩm học sinh có thể không phải do giáo viên gây ra mà do chính các em có hành vi đó với bạn của mình hoặc do người ngoài trường vi phạm. Những trường hợp này cũng cần phải xử lý”.
Đối với hành vi xâm phạm nhân phẩm và thân thể nhà giáo, ông băn khoăn: “Việc xử phạt ở mức cao chứng tỏ Bộ GD – ĐT có ý bảo vệ nhà giáo, nhưng học sinh là đối tượng mà người thầy phải giáo dục, nếu vi phạm phải chăng các em cùng sẽ bị phạt từ 5-20 triệu?”.
Học sinh vi phạm cần phải được giáo dục trước khi xử phạt. (Ảnh minh họa)
Thực tế, nguyên nhân dẫn tới việc các em có những hành vi này, một phần trách nhiệm cũng thuộc về phía giáo viên. Hơn nữa nguyên tắc của việc xử phạt hành chính đó là khi phát hiện vi phạm sẽ bị xử lý ngay lập tức, nếu làm như thế liệu còn có ý nghĩa giáo dục?
Như vậy, theo Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm: “Nếu chỉ quy định ngắn gọn trong vài dòng sẽ rất khó khăn cho khâu thanh tra, xử lý”.
Bộ GD – ĐT cần phải quy định chi tiết
Bên cạnh việc chỉ ra những điểm còn thiếu sót, ông Nguyễn Tùng Lâm còn đưa ra nhiều kiến nghị xác đáng.
Về quy định xử phạt hành vi ngược đãi, hành hạ người học, ông cho rằng cần chia nhỏ thành ba đối tượng: học sinh xâm phạm lẫn nhau, giáo viên vi phạm và người ngoài trường. Theo ông, nạn bạo lực học đường đang khiến toàn xã hội đau đầu cũng nằm trong khung xử phạt này. Còn việc giáo viên xúc phạm danh dự, gây thương tích cho học sinh, vị hiệu trưởng này cho rằng: “Xử phạt hành chính là không đủ, cần có thêm hướng dẫn quy định đánh giá phẩm chất, năng lực, đạo đức nghề nghiệp của giáo viên; nếu tái phạm nhiều lần, có thể sẽ bị đuổi khỏi ngành”.
Nạn bạo lực học đường cũng phải nằm trong khung xử phạt này. (Ảnh minh họa)
Đối với hành vi xúc phạm danh dự, xâm phạm thân thể người dạy, tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm bày tỏ quan điểm: “Những hành động gây thương tích cho giáo viên không thể chỉ bị xử phạt vài triệu, cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự”. Còn nếu người vi phạm lại chính là học sinh của mình, theo ông quy định này cần bổ sung thêm câu chữ để làm rõ. Cụ thể: nếu đã sử dụng các biện pháp giáo dục mà học sinh này vẫn không thay đổi thì sẽ tiến hành xử phạt.
Cuối cùng, vị hiệu trưởng này kết luận: “Những điểm phạt này cần phải được bổ sung tỉ mỉ hơn, nếu không sau khi đưa vào thực tế sẽ xảy ra tình trạng cãi nhau loạn”.
AN HOÀNG
Theo Infonet
Bộ GD cắt giảm chỉ tiêu 23 trường đại học, cao đẳng
Đây là những trường không đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên trên tổng số sinh viên.
Bộ GD - ĐT vừa công bố danh sách 23 trường đại học, cao đẳng trên cả nước bịcắt giảmchỉ tiêu tuyển mới trong kỳ thi năm 2013. Mục đích của quyết định này là nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục. Bởi đây là các trường đã vi phạm quy chế tuyển sinh, không đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên trên tổng số sinh viên.
Danh sách các trường bị cắt giảm cụ thể như sau:
Video đang HOT
STT
Tên trường
Chỉ tiêu 2012
Chỉ tiêu 2013
1
ĐH Chu Văn An
1750
1150
2
ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM
8200
4000
3
ĐH Công nghiệp Việt Hưng
4060
3000
4
ĐH Kiến trúc Đà Nẵng
2000
1800
5
ĐH Lương Thế Vinh
1200
1000
6
ĐH Nguyễn Trãi
1300
1200
7
ĐH Nội vụ Hà Nội
2700
2500
8
ĐH Quy Nhơn
4200
3000
9
ĐH Tài chính - Quản trị kinh doanh
3000
1600
10
ĐH Tài nguyên và Môi trường
5660
4100
11
ĐH Tây Bắc
2800
2500
12
ĐH Văn Lang
2000
1800
13
ĐH Yersin Đà Lạt
1000
700
14
ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu
1750
1300
15
ĐH Công nghiệp TP.HCM
17505
7500
16
ĐH Cửu Long
3200
1400
17
ĐH Ngoại ngữ Tin học TP.HCM
2000
1650
18
CĐ Bách khoa Đà Nẵng
2000
1800
19
CĐ Công thương TP.HCM
6500
6000
20
CĐ Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên
4450
2900
21
CĐ Kỹ thuật Y tế II
2750
2000
22
CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn
4000
3600
23
CĐ Kỹ thuật công nghiệp Quảng Ngãi
800
700
AN HOÀNG
Theo Infonet
5 thầy giáo luyện thi môn Vật lý nổi tiếng tại Hà Nội "Thiên hạ đệ nhất dạy Lý" Dương Văn Cẩn, "Vua trắc nghiệm" Phạm Trung Dũng... là những người thầy dạy luyện thi đại học môn Vật lý được hàng ngàn học trò yêu mến. Mùa thi đại học, cao đẳng đang đến gần, đây là thời gian các sĩ tử đang dồn toàn bộ sức lực cho việc học tập. Đối với các...