Học sinh dân tộc thiểu số trải nghiệm tết ở điểm trường Huổi Đáp
Các em học sinh người Mông, Thái, Kháng tỏ ra rất hào hứng và cực kỳ nghiêm túc trong việc làm ra các sản phẩm trong ngày Tết cổ truyền
Nhằm giúp các em học sinh người dân tộc Mông có buổi học trải nghiệm thực tế về ngày Tết cổ truyền của dân tộc, các cô giáo Mầm non ở điểm trường Huổi Đáp (Trường mầm non Nà Khoa, Nậm Pồ, Điện Biên) đã vận động phụ huynh học sinh tổ chức gói bánh truyền thống.
Tại điểm trường Huổi Đáp có 120 em nhỏ, đa phần là người dân tộc Mông, Thái, Kháng…nhiều năm qua, dù xa điểm trường trung tâm nhưng các em nhỏ đều được chăm sóc, học tập tốt.
Cô giáo Lò Thị Thỏa, Phó hiệu trưởng trường Mầm non Nà Khoa cho biết, nhờ sự giúp đỡ của phụ huynh học sinh nên các nguyên liệu phục vụ buổi trải nghiệm thực tế đã được chuẩn bị đầy đủ từ gạo nếp, lá dong, thịt lợn đến đậu xanh…
Tất cả phụ huynh có con em học tại điểm trường đều tự nguyện đóng góp.
Dưới sự hướng dẫn của các vị phụ huynh, các cô giáo, các em học sinh người dân tộc thiểu số ở điểm trường Huổi Đáp lần đầu tiên được trải nghiệm những hoạt động thú vị trong Tết cổ truyền.
Qua hoạt động trải nghiệm Tết cổ truyền và gói bánh truyền thống, các em học sinh tuổi mầm non đã được hiểu hơn về ngày Tết của dân tộc.
Trong buổi học tập, trải nghiệm Tết truyền thống, các loại bánh truyền thống như bánh chưng gù, bánh chưng vuông được các mẹ, các chị hướng dẫn cùng các em làm rất đẹp.
Được thành lập vào năm 2006, dù là trường ở địa bàn vùng khó, trường mầm non Nà Khoa đã khẳng định thương hiệu tại Nậm Pồ nói riêng và toàn tỉnh Điện Biên nói chung, giáo dục mầm non ở Nà Khoa đang ngày càng phát triển.
Nhiều năm qua, khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất như các điểm lẻ còn nhiều, xa trung tâm song chương trình giáo dục tại Trường Mầm non Nà Khoa được các chuyên gia thiết kế và phát triển tạo cơ hội cho trẻ phát huy tối ưu những khả năng tiềm ẩn.
Hoạt động trải nghiệm Tết cổ truyền cho học sinh mầm non là một trong những chương trình giáo dục văn hóa truyền được các cô giáo mầm non áp dụng rất thành công cho trẻ vùng cao.
Bài học về gói bánh chưng tết được bắt đầu mới phần làm mẫu của cô giáo.
Làm cách nào để tạo ra được một chiếc bánh truyền thống?
Những chiếc bánh gù của người dân tộc ở Nà Khoa (Nậm Pồ, Điên Biên) được các bé thực hiện rất “chuyên nghiệp” dù chỉ mới 4- 5 tuổi.
Bên cạnh sự hướng dẫn của cô giáo, phụ huynh học sinh cũng nhiệt tình tham gia.
Có vẻ hơi căng thẳng…
Ngày hội trải nghiệm không chỉ là niềm vui của các bé.
Các vị phụ huynh người dân tộc Mông, Thái, Kháng… cũng nhiệt tình tham gia cùng các cô giáo.
Các bạn học sinh mầm non người dân tộc Mông rất hào hứng với bánh chưng vuông.
Nhỏ tuổi thôi nhưng cực khéo tay trong việc gói bánh chưng gù.
Nhìn vào sản phẩm mấy ai tin đây là của các “nghệ nhân” mầm non ở Huổi Đáp?
Sản phẩm trong buổi học tập, trải nghiệm đã hoàn thành, các em học sinh mầm non tại Huổi Đáp sẽ trực tiếp thụ hưởng sản phẩm mình làm ra.
Trần Phương
Theo giaoduc.net
Có nên giao nhiều bài tập cho học sinh khi nghỉ Tết?
Tết là khoảng thời gian quan trọng để giáo dục trẻ, nhưng không phải bằng các bài tập củng cố kiến thức.
Ảnh minh họa/internet
Nhiều giáo viên trước khi nghỉ Tếtthường giao cho học sinh rất nhiều bài tập. Lý do các thầy cô đưa ra là để giúp học sinh giữ nền nếp học tập, tránh thời gian nghỉ lâu dẫn đến quên kiến thức...
Nhưng PGS.TS Trần Thành Nam - Trưởng khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội - cho rằng: Chúng ta đang chú trọng đến việc dạy người. Tết là khoảng thời gian quan trọng để giáo dục trẻ, nhưng không phải bằng các bài tập củng cố kiến thức, mà là phải tạo cơ hội để giáo dục giá trị, hành vi ứng xử cho trẻ
"Trong công cuộc đổi mới giáo dục và tăng cường giáo dục đạo đức, hành vi lối sống, càng không thể chỉ hạn hẹp trong không gian trường học.
Nội dung giáo dục giá trị và hành vi ứng xử của chúng ta nhiều nơi vẫn bị giới hạn trong chương trình và sách giáo khoa, giới hạn trong 4 bức tường của lớp học và 8 tiếng mà đứa trẻ hoạt động ở trường. Dường như chưa có nhiều sự kết nối giữa kiến thức nhà trường và cuộc sống. Sự tiếp nối và phối hợp các bài học ngoài không gian lớp học chưa được gia đình và phụ huynh chú ý nhiều" - PGS Trần Thành Nam chia sẻ.
Chính vì vậy, cha mẹ cần tận dụng những khoảng thời gian ý nghĩa, như dịp nghỉ tết cổ truyền để giáo dục giá trị và hành vi ứng xử cho trẻ. Thay đổi quan niệm xưa cũ là cứ học để biết đã rồi mới cho làm. Với Tết, cần tạo điều kiện để con trẻ được làm, được trải nghiệm trước qua đó chú tâm và tự ngấm những giá trị của cái Tết truyền thống.
Nhấn mạnh điều này, PGS Trần Thành Nam cho rằng, thay vì giao nhiều bài tập cho học sinh, giáo viên có thể giao các nhiệm vụ để qua đó tạo điều kiện cho học sinh và gia đình tham gia cùng vào các hoạt động gói bánh chưng, sắp xếp mâm ngũ quả, viết lời chúc tốt đẹp để gửi đến người khác. Trao cho con trẻ những cơ hội để được tự tay giúp bố mẹ một số công việc vừa sức chuẩn bị Tết là cách tự nhiên và gần gũi nhất để giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn những giá trị truyền thống của Tết Việt Nam.
"Tóm lại, giáo viên cần thay đổi khái niệm bài tập cho phù hợp với những nội dung đổi mới giáo dục và trọng tâm giáo dục con người. Hãy xem Tết như là một cơ hội để giáo viên giao các nhiệm vụ cho học sinh rèn hành vi ứng xử và trải nghiệm những giá trị truyền thống của dân tộc" - PGS Trần Thành Nam cho hay.
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai
Lo Tết cho trò: "Giữ lửa" trường lớp trước và sau Tết Duy trì sĩ số, ổn định dạy học dịp trước và sau Tết Nguyên đán là việc không dễ dàng đối với giáo viên. Nhiệm vụ này càng thêm vất vả với thầy cô công tác ở vùng cao - nơi có nhiều lễ hội, phong tục tập quán. Công tác này vì thế trở thành nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi sự...