Học sinh Đà Nẵng đoạt giải tại Liên hoan phim châu Á
Với thông điệp đừng kỳ thị với người có AIDS trong bộ phim “Lan, đừng khóc”, nhóm học sinh ở thành phố Đà Nẵng đã giành giải ưu tú tại Liên hoan phim châu Á vừa diễn ra tại Nhật Bản.
Trao đổi với VnExpress chiều 15/12, cô Phạm Thị Phong, trưởng đoàn học sinh của trường THCS Tây Sơn (Hải Châu, TP Đà Nẵng) đi tham dự chương trình giao lưu thanh thiếu niên – học sinh Đông Á và Liên hoan phim học sinh châu Á tại Nhật Bản, cho biết cả cô và trò của trường đều rất vui với kết quả vừa đạt được.
“Giải ưu tú là giải thưởng cao nhất, vượt qua 116 bộ phim đến từ 10 quốc gia tại liên hoan phim. Điều này chứng tỏ khả năng làm phim đặc biệt của học sinh Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung”, cô Phong nói.
Bộ phim “Lan, đừng khóc” với thời lượng gần ba phút do nhóm học sinh Phan Thị Thùy Dung, Trịnh Lan Phương (cùng lớp 7/9), Võ Tuấn Quang (lớp 8/9) thực hiện bằng máy quay phim mini và được cô Phạm Thị Phong trực tiếp hướng dẫn trong dịp nghỉ hè vừa qua.
Cô Phong cùng 3 học sinh đoạt giải, từ trái qua Tuấn Quang, Lan Phương và Thùy Dung. Ảnh: Nguyễn Đông.
Phim diễn tả cảnh trong giơ ra chơi, Quang tinh cơ thây quyên nhât ký co găn con thu bông ơ căp cua Lan, to mo mơ ra xem biêt đươc chuyên bố me Lan mât vi bênh AIDS. Quang sơ hai kêu lên lam cac ban trong lơp biêt hêt, ai cung xa lanh, kỳ thi Lan. Cô giao biêt chuyên liên giang giai cho ca lơp ro vê căn bênh HIV/AIDS.
Tan hoc, cac ban đi tim Lan. Khi thây Lan ngôi khoc trên câu nơi bơ sông vơi y đinh tư tư, Quang đên xin lôi. Lan vui vẻ trơ vê vi cac ban trong lơp đa hiêu biêt ro vê AIDS.
Nói về ý tưởng của bộ phim, Trịnh Lan Phương, nhân vật chính (Lan) trong phim, cho biết lúc đầu nhóm dự định làm bộ phim về môi trường nhưng sau nhận thấy trên thế giới có biết bao trẻ em kỳ thị với người HIV/AIDS. Vì thế nhóm đã thực hiện bộ phim với thông điệp mở rộng vòng tay yêu thương, xóa đi mặc cảm với nạn nhân của căn bệnh thế kỷ.
Video đang HOT
Đoàn học sinh của trường THCS Tây Sơn chụp ảnh kỷ niệm tại Nhật Bản. Ảnh do nhà trường cung cấp.
Cả cô và trò đã mất nửa tháng viết kịch bản và một tháng rưỡi để thực hiện các cảnh quay. “Khi đóng phim cũng có nhiều vui buồn, có những lúc tranh luận gay gắt về kịch bản hay cảnh quay”, Lan Phương cười nhớ lại.
“Nhớ nhất là buổi chiều cả nhóm ra bờ sông thực hiện một cảnh quay thì trời nổi dông, rất phù hợp với nội dung trong phim. Nhờ thế mà bộ phim thêm sinh động”, Phan Thị Thùy Dung, quay phim chính của “Lan, đừng khóc” kể.
Học cùng lớp với “đạo diễn nhí” Hồ Thị Hiếu Hiền, Võ Tuấn Quang, nhân vật nam trong phim, tâm sự: “Hiếu Hiền muốn làm phim để thức tỉnh lòng người, và em cũng thế. Qua Liên hoan phim lần này, em và các bạn trong nhóm học thêm được cách làm phim không cần lời thoại nhưng vẫn truyền tải được ý nghĩa”.
Năm 2010, Trường THCS Tây Sơn giành giải đặc biệt tại Liên hoan phim quốc tế dành cho trẻ em châu Á được tổ chức tại Nhật Bản với bộ phim “Buổi học của Thúy”, do Hồ Thị Hiếu Hiền cùng nhóm bạn thực hiện.
Tại Liên hoan phim học sinh châu Á 2011, ban tổ chức đã trao 5 giải ưu tú, 5 giải xuất sắc, 3 giải khuyến khích và một giải do khán giả bình chọn. Đoàn học sinh Đà Nẵng (Việt Nam) đứng đầu tiên trong top 5 giải ưu tú. Ngoài giải do ban tổ chức trao tặng, ba Bộ trưởng cũng đã phong tặng 3 giải đặc biệt ở các lĩnh vực khác nhau cho 3 bộ phim tại liên hoan.
Theo VNE
Bỏ thi cụm, chấm chéo: Lại lo chống tiêu cực
Bộ GDĐT dự kiến bỏ hình thức thi cụm, chấm chéo, bắt đầu từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012. Việc giao tự chủ đi kèm với tự chịu trách nhiệm khiến lãnh đạo sở GDĐT địa phương phải loay hoay tính chuyện tránh tiêu cực.
Lại "mình xử mình"
Để siết chặt việc giao tự chủ cho các sở GDĐT địa phương trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, Bộ GDĐT đã có những quy định khá chặt chẽ. Ngoài việc phải sắp xếp thí sinh theo 3 bước, các sở GDĐT địa phương phải thành lập hội đồng chấm thi môn tự luận, mỗi môn 2 tổ đảm bảo giáo viên không chấm bài thi tự luận của học sinh trường mình.
Bỏ thi cụm và chấm chéo, học sinh có thể thở phào nhưng ngành giáo dục sẽ "đau đầu" tìm cách chống tiêu cực (ảnh minh họa).
Bộ cũng quy định, chỉ được tiến hành chấm thi khi địa điểm làm việc có đủ điều kiện để đảm bảo sự an toàn của Hội đồng chấm thi và việc đánh giá chính xác, công bằng kết quả kỳ thi. Khi không còn sự giám sát trực tiếp của thanh tra Bộ nữa, sở GDĐT sẽ phải tăng cường công tác đôn đốc, kiểm ta việc thực hiện quy chế trong tất cả các khâu của kỳ thi...
Theo nhận định của GS Võ Tòng Xuân- Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Tạo: Việc Bộ thay đổi thi tốt nghiệp THPT và tăng cường khối thi ĐH là có liên quan đến nhau.
Qua đây cho thấy "ý tứ" của Bộ là khoán vấn đề thi tốt nghiệp THPT cho địa phương để tập trung cho thi ĐH và cho rằng làm như thế sẽ nâng được chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, nếu bỏ thi cụm, chấm chéo thì nên giữ lại thanh tra uỷ quyền Bộ GDĐT, nếu cứ để "tự mình xử mình" thì những hiện tượng tiêu cực phổ biến trong kỳ thi tốt nghiệp cách đây 3 năm có cơ hội tái diễn.
Ông Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT cho biết: "Việc bỏ thi cụm, chấm chéo trong kỳ thi tốt nghiệp tôi e rằng có thể sẽ làm tăng tính tiêu cực. Để giảm bớt tính chất phức tạp, gây khó khăn cho cán bộ, giáo viên thì có thể rút gọn phạm vi chấm chéo, thi cụm. Nghĩa là có thể chỉ chấm đổi giữa 4-5 trường trong cùng một huyện với nhau chứ không nhất thiết phải là giữa miền Nam với miền Bắc".
Giám thị sẽ nặng gánh
Để giảm và tránh hiện tượng tiêu cực sẽ tái diễn, các sở GDĐT cho rằng cần đẩy mạnh công tác tự thanh tra kiểm tra, thực hiện chống bệnh thành tích và nâng cao trách nhiệm cho cán bộ coi thi - những người trực tiếp chịu trách nhiệm khi nảy sinh tiêu cực trong thi cử.
Thầy Nguyễn Xuân Kha - giáo viên một trường THPT ở TP.Vinh (Nghệ An) đã nhiều năm làm cán bộ coi thi phân tích: "Việc thi cụm, chấm chéo tuy hơi rắc rối và vất vả cho thí sinh nhưng công tác coi thi lại khá... nhàn. Việc quay cóp, lộn xộn trong phòng thi, giở tài liệu... được hạn chế rất nhiều. Học sinh chủ động hơn trong việc làm bài thi vì không thể trông chờ vào người ngồi bên cạnh nữa".
Cần tập huấn nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ coi thi. Nếu coi thi nghiêm túc thì kỳ thi chắc chắn sẽ nghiêm túc.
Ông Đặng Thành Sang
Cũng theo thầy Kha, nếu thực hiện quy chế mới thì việc tăng cường thêm giám thị trong phòng thi và giám thị hành lang cho mỗi địa điểm thi là điều nên làm để giảm bớt áp lực cho giám thị.
Giám đốc Sở GDĐT Bình Dương, ông Đặng Thành Sang thì lo ngại: "Được thi tại trường mình, thầy cô mình coi sẽ làm giảm áp lực cho thí sinh nhưng chắc chắn kết quả thi giữa các tỉnh sẽ chênh nhau, trường nào làm quyết liệt trường đó sẽ thiệt. Vì vậy dù giao tự chủ nhưng việc kiểm tra, giám sát từ trên phải nhất quán và đặc biệt Bộ phải làm thế nào kiểm soát bệnh thành tích".
Lãnh đạo Sở GDĐT Nghệ An thì cho biết sẽ sử dụng kết hợp cả hai mô hình thi cụm và thi độc lập tuỳ thuộc vào điều kiện của từng vùng. Các trường có điều kiện tốt về cơ sở vật chất, tạo cụm trường không quá xa thì vẫn duy trì thi cụm, còn những trường thuộc miền núi như Đô Lương, Kỳ Sơn... thì sẽ thi riêng. Cách làm linh hoạt này sẽ giúp Sở đỡ vất vả trong việc kiểm soát tiêu cực và tháo gỡ khó khăn cho vùng khó.
Theo DV
Bất ổn trường tư Thuở ban đầu ở nhiều trường ngoài công lập, quan hệ giữa những người điều hành và các nhà đầu tư như câu chuyện đẹp, cùng có chung mục tiêu. Thế nhưng những ngày tháng tươi đẹp đó không kéo dài được lâu. Trong 23 năm tồn tại, hàng loạt vụ việc cùng nhiều mâu thuẫn trong nội bộ các trường vẫn liên...