Học sinh đã biết đọc, biết viết vào lớp 1 học gì?
Không cần thiết và không nên cho các con đi học từ khi đang học mẫu giáo. Tuyệt đối không gửi các bé cho những người không có chuyên môn dạy lớp 1.
Mục tiêu của chương trình lớp 1 (cụ thể ở môn tiếng Việt, Toán) là học sinh sẽ đọc thông, viết thạo, hiểu và làm được các phép tính cơ bản trong phạm vi 100 khi học xong chương trình.
Ở môn Toán, các em dễ đạt mục tiêu hơn vì theo nhiều giáo viên dạy lớp 1, dạy một học sinh yếu làm toán dễ dàng hơn nhiều những học sinh yếu đọc và viết.
Học sinh vào lớp 1 đã có nhiều em đọc thông viết thạo (Ảnh minh họa Báo Nhân dân)
Vì thế, để đạt mục tiêu môn tiếng Việt, học sinh đọc thông viết thạo vào cuối năm lớp 1 cũng chẳng đơn giản gì.
Cũng vì sợ điều này nên nhiều năm trở lại đây, cha mẹ thường cho con đi học chữ từ khi các bé còn học mẫu giáo.
Có em vào lớp 1 nhưng đã có “thâm niên” đi học chữ 2 năm rồi.
Bởi thế vào lớp 1, những em này đã có thể đọc truyện, viết bài chính tả như một học sinh lớp 2.
Dù thế thì, khi vào lớp 1, các em vẫn phải học lại (đơn giản là nghe lại) từng âm, từng vần như những bạn chưa hề biết một chữ bẻ đôi. Học như thế quả là chán với nhiều em.
Chúng tôi đã hỏi chuyện một số giáo viên lớp 1 điều mình thắc mắc:”Những em biết chữ trước, sẽ học thế nào trong lớp?
Giáo viên đã làm gì để tạo hứng thú cho các em với những điều đã quá quen thuộc?”
Video đang HOT
Những “thầy cô giáo” tí hon
Những học sinh biết đọc, biết viết sẽ trở thành cán sự của lớp, nòng cốt của tổ như lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng, tổ phó…Khi nhận lớp, giáo viên thường sát hạch chất lượng để lên kế hoạch giảng dạy cho riêng mình.
Số khác được thầy cô giao kèm cặp riêng từng cá nhân như đôi bạn cùng tiến, đôi bạn học tập.
Phải nói rằng gần như tất cả học sinh đều rất hào hứng khi được phân công những nhiệm vụ như thế.
Trong tiết dạy, giáo viên đang hướng dẫn, kèm một số học sinh yếu hoặc chưa biết đọc thì những học sinh đã được phân công cũng có nhiệm vụ kèm cặp một số bạn học yếu trong nhóm mình.
Ngoài ra, những em này còn quản lớp vào tất cả thời gian cô chưa tới lớp như đầu giờ, thời gian trống tiết, thậm chí giờ ra chơi…
Hình ảnh một cô cậu bé lớp trưởng đứng trên bục giảng cho cả lớp đánh vần, tập phát âm, hướng dẫn đọc từ, đọc câu không phải là chuyện lạ.
Nhiều em y như là bản sao của cô giáo mình, từ việc gọi bạn đọc bài, sửa sai, la rày, nhắc nhở…
Được làm “thầy cô giáo” của các bạn cùng trang lứa, em nào cũng thích.
Có em còn tỏ rõ uy quyền của mình như la hét, gõ thước chát chúa lên bàn, đập bàn, chửi các bạn là ngu dốt, lười biếng…
Giáo viên có việc ra khỏi lớp, cũng những đội quân đọc thông viết thạo này quán xuyến và chỉ cho các bạn trong lớp đọc bài.
Có cô giáo còn giao phó cho các em hoàn toàn trong việc kèm bạn, hướng dẫn cho bạn đọc, kiểm tra bài cũ ở nhà…
Lớp 1 nhưng ngồi học theo kiểu VNEN quay mặt thành mâm để chủ yếu là tự học thì đội quân này đã giúp giáo viên vô cùng đắc lực.
Cô giáo sẽ cấy vài ba bạn vào từng nhóm, xung quanh là những bạn chưa biết gì.
Những học sinh này trở thành hạt giống và linh hồn của nhóm học ấy.
Thế là mọi bài làm đều do những học sinh này làm hết, những thành viên còn lại chủ yếu chép, copi theo.
Chia sẻ của giáo viên lớp 1
Với sĩ số lớp học trên 50 em/lớp, nếu không có sự hỗ trợ của những em đã học trước thì giáo viên cũng khó lòng kèm nỗi những học sinh chậm tiến trong lớp.Một số cô giáo có thâm niên dạy lớp 1 cho biết, những học sinh này đã giúp các cô rất nhiều trong việc kèm, dạy các học sinh khác đọc, viết bài.
Việc nhiều em biết chữ cũng là lợi thế nhưng đôi khi giáo viên cũng khá mệt mỏi.
Bởi, nhiều em phải ngồi nghe, học những điều mình đã biết, đã hiểu cũng là một sự nhàm chán.
Vì thế, đôi khi cô giảng bài trên lớp, trò ngồi lơ là ở dưới không nghe. Có em còn chọc phá bạn nên khi vào thực hành lại làm bài không được.
Nhiều cô giáo bày tỏ, trẻ vào lớp 1 chỉ cần biết 29 chữ cái, biết cầm bút chắc chắn là ổn chú không nhất thiết phải đọc sách làu làu, biết viết chính tả nghe đọc như hiện nay.
Vì thế, trước khi vào lớp 1 vài tháng, gia đình nên cho các em làm quen với bảng chữ cái, tập tô, tập đồ trong cuốn vở in sẵn để các bé cứng tay.
Không cần thiết và không nên cho các con đi học từ khi đang học mẫu giáo. Tuyệt đối không gửi các bé cho những người không có chuyên môn dạy lớp 1.
Bởi, những nét chữ ban đầu nếu bị hướng dẫn sai thì sẽ vô cùng khó khăn cho giáo viên dạy sau này.
Mai Hoa
Theo giaoduc.net
Hiệu quả từ tuyển sinh trực tuyến đầu cấp
Thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh đầu cấp (mẫu giáo, lớp 1, lớp 6) và xác nhận thủ tục nhập học lớp 10 các trường công lập năm học 2019 - 2020.
Phụ huynh làm thủ tục đăng ký tuyển sinh trực tuyến đầu cấp. Ảnh: NGỌC MAI
Nhìn chung, việc đăng ký tuyển sinh trực tuyến trong những ngày qua diễn ra khá suôn sẻ. Hệ thống đăng ký trực tuyến hoạt động ổn định, thông suốt, giúp cha mẹ học sinh đăng ký cho con thuận lợi, nhanh chóng, chính xác; công tác quản lý khoa học, thuận lợi, minh bạch và công bằng.
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) quận Hoàn Kiếm Vương Hương Giang cho biết, để triển khai thuận lợi công tác tuyển sinh trực tuyến, quận đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, UBND phường, tổ dân phố... Không chỉ các trường bố trí các tổ hỗ trợ tuyển sinh trực tuyến, mà tại trụ sở UBND các phường đều bố trí một máy tính và nhân viên sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn cho phụ huynh đăng ký trực tuyến, nếu không thể tự thực hiện.
Theo thầy giáo Đặng Việt Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An, (quận Tây Hồ, Hà Nội), so với các năm trước, việc tuyển sinh trực tuyến năm nay trôi chảy hơn nhiều. Phần lớn các phụ huynh đều có trình độ công nghệ thông tin tốt, có thể thao tác thành thạo khi đăng ký trực tuyến. Ngoài ra, việc đăng ký tuyển sinh trực tuyến thuận lợi còn do các trường tiểu học làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh học sinh ngay từ khi các con kết thúc năm học lớp 5. Đăng ký trực tuyến còn giúp giảm áp lực công việc tuyển sinh cho các trường. Nếu không áp dụng tuyển sinh trực tuyến, các trường đông học sinh sẽ phải chia thành khu vực, hẹn thời gian đến làm thủ tục, nhưng vẫn có thể xảy ra tình trạng quá tải nếu phụ huynh dồn đến cùng lúc.
Huyện Mỹ Đức là một trong số các địa phương có tỷ lệ đăng ký trực tuyến tuyển sinh lớp 1 cao nhất thành phố khi đạt 100% chỉ tiêu trong ba ngày tuyển sinh trực tuyến (từ ngày 1 đến 3-7). Trưởng phòng GD và ĐT huyện Mỹ Đức Đặng Văn Viện cho biết: "Ở vùng ngoại thành, khả năng sử dụng thiết bị công nghệ của phụ huynh học sinh hạn chế hơn. Chính vì vậy, Phòng GD và ĐT đã yêu cầu các trường sớm tuyên truyền, nêu rõ thời gian, phương thức tuyển sinh và sẵn sàng điều kiện cơ sở vật chất, cán bộ hỗ trợ mọi thắc mắc của phụ huynh trong thời gian tuyển sinh" .
Năm học 2019-2020 là năm thứ tư Hà Nội áp dụng hình thức tuyển sinh trực tuyến vào trường mầm non, lớp 1, lớp 6; đồng thời cũng là lần đầu Hà Nội áp dụng hình thức xác nhận nhập học trực tuyến vào lớp 10 THPT, đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, cha mẹ học sinh và nhân dân Thủ đô. Thành phố Hà Nội đã tích cực đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, giảm chi phí hoạt động; tăng tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
Từ ngày 1-7, hệ thống tuyển sinh trực tuyến của thành phố chính thức được vận hành, phục vụ công tác tuyển sinh vào lớp 1. Tính đến 24 giờ ngày 3-7, thời điểm kết thúc tuyển sinh trực tuyến lớp 1, hệ thống vận hành thông suốt, ổn định, đã có 113.867 học sinh đăng ký tuyển sinh trực tuyến thành công, chiếm tỷ lệ 85,45% chỉ tiêu được phân tuyến tuyển sinh. Dẫn đầu là các huyện Mỹ Đức, Thanh Oai, đạt 100% so với chỉ tiêu. Tiếp theo là huyện Đan Phượng đạt 99,6%, Phú Xuyên đạt 99,46%. Đối với các quận nội thành, quận Hai Bà Trưng có số lượng học sinh tuyển sinh trực tuyến vào lớp 1 lớn nhất, đạt 97,87%, tiếp theo là quận Cầu Giấy đạt 97%.
Từ ngày 7 đến 9-7, Hà Nội triển khai tuyển sinh trực tuyến vào lớp 6 trường THCS. Riêng đối với lớp 10, năm học 2019-2020 là năm đầu thành phố vận hành chức năng xác nhận nhập học trực tuyến từ ngày 20-6 đến hết ngày 22-6, giúp học sinh, cha mẹ học sinh có thể dễ dàng lựa chọn trường học trúng tuyển của học sinh và có thể tự điều chỉnh, chọn lựa lại trường trúng tuyển để xác nhận mà không cần trực tiếp đến trường. Đã có gần 90% số học sinh xác nhận nhập học thành công qua hệ thống này.
THẾ HẢI
Theo nhandan
Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới: Chạy nước rút... có kịp? Từ năm học 2020-2021, chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới sẽ được giảng dạy ở lớp 1. Do đó, từ ngày 1-15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) bắt đầu tiếp nhận hồ sơ thẩm định sách giáo khoa (SGK) lớp 1 của các tổ chức, cá nhân... Từ năm học 2020-2021, sẽ bắt đầu triển khai vòng SGK mới....