Học sinh cuối cấp lo lắng về các kỳ thi khi phải học online
Dù học online là giải pháp tốt trong thời kỳ dịch Covid-19, học sinh cuối cấp vẫn lo lắng vì cảm thấy không hiệu quả như học trực tiếp.
Trước khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại trong cộng đồng, lịch học của Thu Hà ( học sinh lớp 12 ở Hà Nội) tương đối dày đặc. Ngoài học thêm ở trường, Hà còn đến trung tâm, theo học tại lớp riêng của giáo viên và mua thêm khóa học online. Nhưng gần một tháng nay, lịch học xáo trộn hoàn toàn.
“Hiện tại, em chỉ học online, kể cả chương trình ở lớp hay học thêm. Lịch học giãn ra, em không vất vả chạy đến trường rồi đến nơi học thêm. Nhưng trong năm cuối cấp, không được học hành bận rộn khiến em hơi bất an”, nữ sinh 18 tuổi chia sẻ.
Học sinh cuối cấp thấy lo lắng khi phải học online. Ảnh minh họa: Duy Anh.
Học online không hiệu quả như trực tiếp
Thu Hà thừa nhận vì dịch bệnh, nghỉ học là điều không thể tránh khỏi. Những lúc này, học trực tuyến giúp Hà cũng như các bạn không phải ngừng học hoàn toàn.
Hơn nữa, do năm ngoái trường đã triển khai dạy trực tuyến, Hà cũng theo các khóa ôn thi online nên việc học từ xa không quá xa lạ. Em đã biết cách sắp xếp thời gian để học hiệu quả hơn.
Là học sinh cuối cấp, Hà cơ bản tự học và học thêm hết kiến thức lớp 12. Hơn nữa, sống ở thành phố chật chội, học online giúp em hạn chế đi lại. Nhưng những điều đó không đủ để Hà hoàn toàn yên tâm ở thời điểm hiện tại.
“Em vẫn muốn đến trường để học cùng các bạn, cùng nhau nỗ lực và được giáo viên quan tâm sát sao. Việc ngày nào cũng ngồi trước màn hình, theo dõi bài giảng làm em thấy bồn chồn. Nhiều khi có chỗ không hiểu, em muốn hỏi cô hay quay ra hỏi bạn đều không có ai”, Thu Hà tâm sự.
Nữ sinh chia sẻ cảm giác vùi đầu học trong không gian tù túng, không có bạn bè, thầy cô bên cạnh khiến em bức bối. Em cũng lo lắng việc học online kéo dài như năm trước dẫn đến kỳ thi phải lùi lại.
Video đang HOT
Ngoài ra, cũng như phần lớn bạn học khác, Thu Hà đều gặp phải những vấn đề như rớt mạng, tự dưng “out” khỏi lớp, mỏi mắt, đau nhức người khi phải ngồi học lâu. Hà cho rằng những điều này cùng việc thiếu sự sát sao từ giáo viên khiến việc học trở nên không hiệu quả.
Thiếu giao tiếp với giáo viên cũng là điều Nguyễn Hà (học sinh lớp 9 ở Hà Nội) không hài lòng khi học online. Nữ sinh đánh giá khi không thể đến trường, việc học của em vẫn tương đối ổn.
Em cảm thấy thoải mái khi học ở nhà, không phải ra đường. Em cho rằng nếu tự giác và chăm chỉ học, em vẫn có thể có đủ kiến thức cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 sắp tới. Tuy nhiên, Nguyễn Hà thừa nhận việc đến lớp học trực tiếp vẫn giúp em thấy yên tâm và học hiệu quả hơn.
“Học trực tiếp, giáo viên kiểm soát được học sinh. Học sinh lại có thời gian để hỏi thêm những vấn đề mình chưa hiểu. Em cũng thích đi học trở lại, gặp gỡ, nói chuyện với bạn bè”, Nguyễn Hà chia sẻ.
Trong khi đó, Trung Công (học sinh lớp 9 ở Hà Nội) cảm thấy sốt ruột hơn nhiều khi các kỳ thi đang đến gần. Mỗi ngày, em học khoảng 2-3 tiết online theo chương trình của trường. Thời gian học không nhiều, mức độ tiếp thu không bằng trên lớp nhưng thành phố vẫn giữ nguyên việc thi 4 môn cho kỳ tuyển sinh lớp 10 khiến Trung Công lo lắng.
“Lúc học, em hay bị ‘out’ khỏi lớp, mọi người ồn ào, em nhức mắt vì nhìn màn hình nữa nên em thấy học trực tuyến không ổn lắm. Em chỉ mong đầu tháng 3, thành phố sẽ cho đi học trở lại”, nam sinh nói.
Học sinh cho rằng học ở lớp, các em tương tác với giáo viên nhiều hơn, học tốt hơn. Ảnh minh họa: Duy Anh.
Giáo viên, học sinh gặp khó khăn
Không chỉ học sinh cuối cấp lo lắng vì phải học online khi còn mấy tháng nữa phải thi chuyển cấp, giáo viên cũng thừa nhận học trực tuyến không thể bằng trực tiếp.
Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du (TP.HCM), đánh giá học online chỉ là giải pháp tình thế chứ không thể thay thế phương pháp học truyền thống.
Trong khi đó, cô Huyền Thảo, giáo viên trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), cho rằng công tác dạy học online năm nay bài bản và có sự chủ động hơn so với năm ngoái. Dù vậy, giáo viên, học sinh gặp không ít khó khăn.
Giáo viên vẫn lúng túng khi triển khai dạy học, gặp khó khăn khi sử dụng phần mềm với sự cố về mạng, cơ sở vật chất, điều kiện dạy học, phương pháp giảng dạy phù hợp.
“Giáo viên vất vả hơn so với dạy trực tiếp. Việc chuyển đổi bài giảng để trình chiếu, chuẩn bị tài liệu, tương tác học sinh chưa đạt yêu cầu và mục đích dạy học. Giáo viên chủ động giảng, tổ chức lớp học về tri thức nhiều hơn nên đôi lúc nhàm chán vì không nói chuyện để phát triển kỹ năng, tạo động lực học nhiều như khi học trực tiếp”, cô Huyền Thảo giải thích thêm.
Trong khi đó, học sinh chưa có điều kiện tốt để học online như không gian yên tĩnh, thiết bị, mạng không tốt, gián đoạn, mất vài chỗ không nghe được, các em lại ngại, sợ phiền nên bỏ qua, không hiểu bài dẫn đến chán nản, không muốn học.
Nhưng cô cho rằng nếu giáo viên, học sinh có tâm thế chủ động dạy và học, chất lượng học online sẽ được cải thiện. Do đó, trước những lo lắng của học sinh cuối cấp khi chưa được đến trường, cô Thảo cho rằng đây là thời điểm tốt để các em phân chia thời gian học và ôn tập.
“Các em ở nhà, ít phải di chuyển, không vướng bận bởi những vấn đề khác. Đây là thời điểm tốt để tự học, bổ sung kiến thức. Nếu dịch còn kéo dài, tôi mong học sinh chủ động học, đặt kế hoạch, mục tiêu cụ thể để ôn tập. Khi dịch qua, các em sẵn sàng bước vào kỳ thi”, cô Huyền Thảo nhắn nhủ.
Thi vào lớp 10 trung học phổ thông: Dồn sức vượt vũ môn
Thông tin về kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội đang nhận được sự quan tâm của nhiều người. Trong đó việc đăng ký nguyện vọng ra sao vẫn đang là một bài toán lớn với học sinh và các gia đình.
Dự kiến, tháng 3/2021 Sở GDĐT Hà Nội sẽ công bố môn thứ tư ngoài 3 môn thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ bắt buộc.
Tăng cường học online để luyện thi. Ảnh: Quang Vinh.
Hiện toàn thành phố Hà Nội được phân chia thành 12 khu vực tuyển sinh. Theo quy định, năm nay, mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào 3 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3. Trong đó, nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 phải thuộc khu vực tuyển sinh mà học sinh có hộ khẩu thường trú; nguyện vọng 3 có thể thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ.
San sẻ "tài nguyên"?
Trên thực tế, hộ khẩu một nơi, cư trú một nơi không phải là chuyện hiếm ở Hà Nội. Đó là chưa kể, những năm trước học sinh được thay đổi nguyện vọng tuyển sinh theo mong muốn sau khi làm đơn xin đổi khu vực tuyển sinh còn với quy định mới năm nay, nhiều học sinh sẽ không có cơ hội đăng ký nguyện vọng vào các trường mong muốn do trường không nằm trong khu vực cư trú thực tế cũng như nơi có hộ khẩu thường trú.
Nhìn nhận vấn đề này, cô giáo Thu Hiền (Trường THPT Trần Phú, Hà Nội) cho rằng việc đăng ký nguyện vọng như năm nay có ưu điểm là "san sẻ" giữa các trường thay vì "nước chảy chỗ trũng" như cách làm lâu nay. Một trường sẽ vừa có học sinh thuộc tốp trên, vừa có học sinh top giữa và top dưới. Dạy lớp toàn học sinh khá giỏi đòi hỏi thầy cô phải luôn cập nhật kiến thức mới, liên tục đào sâu và học hỏi thêm từ các nguồn khác nhau ngoài sách giáo khoa... Vất vả nhưng đó cũng là hạnh phúc của người làm thầy. Còn dạy học sinh yếu, các em thường không tập trung, không hợp tác khiến thầy cô phải đau đầu tìm đủ mọi cách để vực các em lên.
"Năm nào được nhà trường phân công dạy lớp có nhiều học sinh yếu, chỉ riêng lấp lỗ hổng kiến thức của các lớp trước đã khó chứ chưa nói kiến thức mới. Nhất là các lớp cuối cấp có nhiều kỳ thi quan trọng phía trước như lớp 9, lớp 12 thì quả thật giáo viên như chúng tôi lúc nào cũng căng như dây đàn" - giáo viên này tâm sự.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng bày tỏ nỗi nuối tiếc nếu như việc đăng ký nguyện vọng sẽ chỉ giới hạn ở khu vực học sinh cư trú bởi trên thực tế, nhiều học sinh giỏi ở bậc THCS ở các quận nội và ngoại thành có mong muốn thi vào các trường top đầu dù không sống ở gần đó. Các em đã đặt mục tiêu từ lâu nhưng nay, nếu bị giới hạn nguyện vọng thì sẽ chỉ còn một số lựa chọn với các trường ở quanh nhà có thể không phải là trường top trên.
Ngược lại, những trường THPT công lập những năm trước có điểm chuẩn ở "top" dưới năm nay có thể thay đổi điểm chuẩn khiến cho không chỉ cuộc đua vào lớp 10 ở các trường top trên căng thẳng mà các trường top dưới cũng nâng hạng. Khi học sinh không đổ xô vào các trường hot nữa mà rải đều khắp các trường sẽ kéo theo điểm chuẩn tăng, các thí sinh có học lực yếu cần cố gắng nhiều hơn nếu muốn dành một suất vào trường công lập.
Dồn sức vượt vũ môn
Một giáo viên dạy môn Toán Trường THCS Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì, TP Hà Nội) cho rằng năm học 2020-2021, chị được phân công dạy 2 lớp 8 và 1 lớp 9. Tuy nhiên, đến học kỳ 2 chị phải xin nghỉ dạy 1 lớp 8 để tập trung dạy và ôn luyện cho lớp 9. Hiện đang là thời gian nghỉ dịch, toàn trường học online. Theo thời khóa biểu, các lớp đều học buổi sáng còn buổi chiều, học sinh tự ôn tập. Song lo lắng cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới nên phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên dạy các môn thi đã tổ chức họp online và đi đến thống nhất, các buổi chiều sẽ dạy miễn phí cho học sinh.
"Một tiết học trực tiếp 45' thì học online phải lên đến 60' vì còn điểm danh, ổn định lớp học. Dù không hiệu quả bằng học trực tiếp nhưng chúng tôi xác định sẽ cố gắng tối đa để giúp các con ôn tập đạt kết quả tốt nhất cho vượt vũ môn sắp tới" - cô giáo này cho hay.
Cấp 1 chọn thầy, cấp 2 chọn bạn, cấp 3 chọn trường. Lâu nay, cuộc đua vào lớp 10 ở Hà Nội vẫn được ví là "căng thẳng hơn thi đại học", bởi chỉ có khoảng 60% số học sinh được tuyển vào trường THPT công lập, còn lại sẽ học trường ngoài công lập, trường nghề. Đặc biệt, năm học này tiếp tục chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, học sinh tạm dừng đến trường để chuyển sang học online. Dù nỗ lực, nhưng rõ ràng việc học online vẫn không thể đem lại hiệu quả như dạy học trực tiếp trên lớp. Vì vậy, quyết định vẫn thi môn thứ 4 của Hà Nội cũng đang khiến nhiều phụ huynh và học sinh băn khoăn.
Dự kiến, tháng 3/2021 Sở GDĐT Hà Nội sẽ công bố môn thứ tư ngoài 3 môn thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ bắt buộc. Từ nay đến kỳ thi thời gian không còn nhiều nên cả thầy và trò cần cố gắng hết sức, kể cả khi đang học online vì nhà trường, phòng, sở sẽ kiểm tra bất cứ lúc nào - Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội Phạm Văn Đại thông tin.
Giáo viên, phụ huynh còn sùng bái dạy học trực tiếp, dạy trực tuyến sao hiệu quả Chúng ta xem dạy trực tuyến là giải pháp tình thế, tâm lý e ngại trong triển khai, lúng túng trong quản lý lớp học trực tuyến thì hiệu quả giáo dục khó đạt được. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện có 10 tỉnh, thành phố vẫn yêu cầu dạy học online cho đến hết tháng 2. Có...