Học sinh chuyển sang ôn thi trực tuyến
Hơn 900.000 sĩ tử trên cả nước đang trải qua những ngày căng thẳng, lo lắng vì dịch bệnh còn diễn biến phức tạp trong khi ngày thi tốt nghiệp THPT đã cận kề.
Theo các giáo viên, việc quan trọng nhất của học sinh lớp 12 lúc này là bình tĩnh và chủ động bảo vệ sức khỏe của mình, để bước vào kỳ thi với tâm thế tốt nhất.
Thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ được đo nhiệt độ, kiểm tra sức khỏe trước khi vào phòng thi. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn
Tích cực ôn thi trực tuyến
Với học sinh lớp 12, năm học 2019-2020 để lại nhiều cảm xúc và kỷ niệm. Học sinh trải qua “kỳ nghỉ Tết” đặc biệt, kéo dài cho tới cuối tháng 4.2020 do cách ly xã hội, nhiều nơi lần đầu làm quen với học trực tuyến. Khi còn chưa đầy 2 tuần là tới kỳ thi tốt nghiệp THPT, học sinh lại “ngồi trên đống lửa” khi xuất hiện những ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.
Đặng Phương Anh (học sinh lớp 12, Trường THPT Đa Phúc, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, những ngày qua em và bạn bè liên tục cập nhật thông tin về tình hình, diễn biến của dịch bệnh. Dù đã có nhiều kiến thức về phòng dịch, nhưng trước diễn biến mới, việc lo lắng, ảnh hưởng đến việc ôn thi là điều khó tránh. “Em chỉ cầu mong dịch bệnh mau qua để kỳ thi có thể diễn ra suôn sẻ” – Phương Anh nói.
TS Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên dạy Ngữ văn, Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) – cho biết mình rất thương và chia sẻ với lứa học trò sinh năm 2002. Các em đã trải qua một năm học quá nhiều khó khăn bởi những tác động khắc nghiệt của dịch COVID-19.
“Nhưng không có cách nào khác ngoài việc học sinh hãy tiếp tục cố gắng để đi tới đích. Chỉ còn hơn 1 tuần nữa là đến kỳ thi quan trọng, thời gian không dành cho những lo toan. Hãy để những ngày tháng này trôi đi và trở thành câu chuyện sau này kể cho những thế hệ sau về một năm học khó khăn, nhưng các em đã chiến thắng”- TS Trịnh Thu Tuyết động viên học trò.
Cũng đưa ra lời khuyên cho học sinh, nhà giáo Nguyễn Văn Hòa – Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy-Hà Nội) cho biết, Bộ GDDT đã khẳng định kỳ thi vẫn diễn ra bình thường, nhưng sẽ có biện pháp để đảm bảo an toàn cho học sinh. Vì vậy, nhiệm vụ của học sinh lớp 12 lúc này là bình tĩnh, tin tưởng vào các giải pháp mà cơ quan chức năng đưa ra để phòng dịch. Đồng thời cũng không được chủ quan, lơ là, giữ sức khỏe tốt nhất chuẩn bị cho kỳ thi.
“Hiện nhà trường vẫn đang thực hiện ôn tập cho học sinh lớp 12. Chúng tôi động viên học trò là sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống, nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này là phải giữ gìn sức khỏe. Ngoài ra nhà trường cũng chuẩn bị phương án nếu những ngày tới diễn biến dịch bệnh ở Hà Nội phức tạp, trường sẽ dừng việc ôn thi trực tiếp trên lớp mà tổ chức bằng hình thức online. Đồng thời sẽ nhắc nhở học sinh không ra ngoài, để tránh các nguy cơ lây nhiễm”- nhà giáo Nguyễn Văn Hòa cho biết.
Video đang HOT
Do trước đó học sinh lớp 12 đã phải nghỉ học 3 tháng để phòng dịch COVID-19, nên thời điểm này, hầu hết các trường phổ thông vẫn đang tranh thủ, tăng tốc ôn thi, tổng hợp kiến thức cho học sinh. Để bảo vệ sức khỏe cho học trò, nhiều trường đã chủ động chuyển sang hình thức ôn thi trực tuyến thay vì học trực tiếp trên lớp. Việc này giúp học sinh không phải đi lại nhiều, tránh tiếp xúc đông người, giảm được nguy cơ lây nhiễm.
Có phương án phù hợp để xét tuyển thí sinh diện F0
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 trong điều kiện có dịch bệnh, hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã đưa ra các kịch bản, phương án để đảm bảo an toàn cho thí sinh.
Theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ, Ky thi tốt nghiệp THPT năm 2020 van se dien ra trong hai ngay 9-10.8. Đối với những địa phương có dịch, Bộ sẽ phối hợp với Bộ Y tế để thống nhất ban hành văn bản hướng dẫn rất cụ thể để các địa phương áp dụng phù hợp với diễn biến dịch bệnh tại cơ sở. Du kien, Bo GDĐT tao se phan cac đoi tuong thi sinh theo 4 nhom: F0; F1; F2 va cac thi sinh khac.
Voi nhom đoi tuong thi sinh F0 (phai đieu tri trong benh vien va khong co đieu kien du thi), cac em se đuoc xet đac cach tốt nghiệp theo quy đinh. Nếu thí sinh có nguyện vọng dự tuyển đại học, Bo GDĐT se chi đao cac truong đai hoc co phuong thuc xet tuyen phu hop, đam bao toi đa quyen loi cho cac hoc sinh, đong thoi bao đam quyen chu đong tuyen sinh của các trường.
Đoi voi nhom đoi tuong thi sinh F1 (phai cach ly tai cac khu cach ly tap trung), Bo GDĐT chi đao cac đia phuong theo huong to chuc thi tai cac điem thi đat o trong khu cach ly hoac khu vuc phu hop, lan can khu cach ly tuy theo so luong đoi tuong thi sinh; bao đam quyen loi cho cac thi sinh F1 co đieu kien du thi.
Đối với nhom đoi tuong thi sinh F2 (tiep xuc gan voi F1), tuy theo so luong, Bo GDĐT đe nghi cac đia phuong to chuc thi tai phong thi du phong cua điem thi. Neu so luong cac hoc sinh đong thi to chuc mot điem thi rieng va co phuong an đua đon hoc sinh phu hop.
Truong hop con lai, thí sinh thi tai cac điem thi binh thuong. Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cũng lưu ý, tùy theo nguy cơ mức độ lây nhiễm của địa phương, bộ sẽ hướng dẫn thực hiện giãn cách, đảm bảo yêu cầu như khử khuẩn, đeo khẩu trang, vệ sinh trường lớp… để kỳ thi vẫn đảm bảo được yêu cầu nghiêm túc, khách quan và an toàn cho học sinh.
Học phí đại học tăng "phi mã": Con nhà giàu mới học được trường y-dược?
Các trường đại học công lập vừa công bố đề án tuyển sinh năm 2020 và mức học phí mới. Trong đó có trường y dược, học phí năm học 2020-2021 dự kiến tăng từ 4-5 lần so với hiện tại. Nhiều thí sinh ví von "chỉ con nhà giàu mới có điều kiện học được trường y dược".
Học phí đại học tăng sẽ là một áp lực lớn với những sinh viên điều kiện kinh tế gia đình không được khá giả. Ảnh: Hải Nguyễn
Học phí tăng vọt
Những giờ qua, mức học phí Đại học Y dược TPHCM công bố khiến nhiều người bất ngờ, vì khá cao so với mặt bằng chung của các trường đại học khác ở Việt Nam.
Theo đề án tuyển sinh của ĐH Y Dược TPHCM, học phí năm 2020-2021 ngành Y khoa là 68 triệu đồng/năm, ngành Răng - Hàm - Mặt 70 triệu đồng/năm, ngành Dược học là 50 triệu đồng/năm, ngành Kỹ thuật phục hình răng là 55 triệu đồng/năm.
Mức học phí này tăng từ 2-5 lần so với mức học phí cũ. Bên cạnh đó, dự kiến học phí mỗi năm tiếp theo sẽ được trường tăng 10%. Trong khi đó, mức học phí hiện tại của ĐH Y Dược TPHCM chỉ là 1,3 triệu đồng/tháng, tương ứng 13 triệu đồng/năm.
Mức học phí mà trường đưa ra còn cao hơn cả mức trần học phí theo quy định trong Nghị định 86/2015 đối với các trường tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên.
Mức tăng học phí của ĐH Y Dược trong 2 năm học gần đây so với năm học 2020-2021. Biểu đồ: Đ.Chung
Theo đề án tuyển sinh của trường này, tổng nguồn thu hợp pháp của trường năm 2019 là 225,8 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước cấp cho đào tạo đại học là 90,8 tỉ đồng. Tổng chi phí đào tạo trung bình 1 sinh viên/năm là 22.975.000 đồng
Còn nếu tính theo mức học phí mới, sinh viên học 6 năm ngành Y khoa - ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh theo lộ trình tăng học phí của nhà trường sẽ phải đóng khoảng 524,66 triệu đồng, chưa kể chi phí sinh hoạt và nhiều chi phí khác.
Học phí áp dụng cho sinh viên khóa mới của Trường ĐH Y dược TPHCM
Học phí nhóm ngành y khoa ở nhiều trường ĐH khác cũng ở mức khá cao. Khoa Y - ĐH Quốc gia TPHCM áp dụng cho khóa tuyển sinh 2020-2021 (dự kiến) chất lượng cao như ngành Y khoa là 60 triệu đồng/năm, Dược học 88 triệu đồng/năm.
"Với mức học phí này, nếu gia đình không có tiền tỉ sẽ rất khó để theo học trường y-dược. Có lẽ chỉ con nhà giàu mới có điều kiện để học thôi"- Đặng Phương Anh (học sinh Trường THPT Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội) ví von sau khi xem bảng học phí "khủng" của một số trường y-dược.
Ngoài một số trường y-dược, các trường khối kỹ thuật, kinh tế, luật, sau khi tự chủ cũng "rục rịch" tăng học phí.
Trường ĐH Luật TPHCM, theo công bố mới đây trong đề án tuyển sinh năm 2020, nhà trường đưa ra mức học phí năm học 2020-2021 dự kiến là: lớp đại trà 18.000.000 đồng (tăng gần 2 lần so với thời điểm chưa tự đảm bảo chi thường xuyên); lớp Anh văn pháp lý: 36.000.000 đồng; lớp chất lượng cao ngành Luật và ngành Quản trị kinh doanh: 45.000.000 đồng...
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng công bố mức học phí áp dụng cho sinh viên khóa mới (K65) năm học 2020 - 2021. Theo đó, trong năm học tới đây, các chương trình đào tạo chuẩn sẽ có mức học phí từ 20 đến 24 triệu đồng/năm học (tùy theo từng ngành); học phí các chương trình tiên tiến bằng 1,3 - 1,5 lần chương trình chuẩn cùng ngành.
Học phí cao để nâng chất lượng đào tạo?
Theo lộ trình, sau năm 2020, 100% các trường ĐH đều hoạt động tự chủ. Và khi các trường tiến hành tự chủ, thì nguồn kinh phí chi thường xuyên "bao cấp" của Nhà nước sẽ bị cắt. Để có kinh phí tiếp tục thực hiện các hoạt động đào tạo, các trường ĐH sẽ buộc phải tăng học phí.
Đại diện ĐH Y-Dược TPHCM cho biết, từ tháng 1.2020, trường không nhận ngân sách Nhà nước nữa, để duy trì hoạt động đào tạo, trường bắt buộc phải tăng học phí.
"Khi trường tự chủ, được tăng học phí sẽ có những định hướng phát triển chất lượng hơn, đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại, phòng thí nghiệm để phục vụ đào tạo"- đại diện ĐH Y-Dược TPHCM nói.
Để đảm bảo việc đào tạo có chất lượng, các trường nói buộc phải tăng học phí. Tuy nhiên, điều tất yếu này đang kéo theo nhiều nỗi lo của học sinh, phụ huynh. Tiêu chí chọn trường bây giờ không chỉ cần phù hợp với năng lực mà phải phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình.
"Học phí cần xây dựng trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo, nhưng cũng phải căn cứ trên mức sống thu nhập người dân chứ không phải trường tự tính, tự đội học phí lên cao. Trên thế giới một nền giáo dục tốt cần đảm bảo 3 tiêu chí: Công bằng - Hiệu quả - Chất lượng. Nếu chính sách học phí của ta không đảm bảo tính công bằng, người nghèo không có cơ hội tiếp cận với giáo dục thì không thể là nền giáo dục tốt"- TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học nhấn mạnh.
Những sai lầm cần tránh khi ôn thi THPT quốc gia Bỏ qua lý thuyết và kiến thức cơ bản, ôm đồm nhiều tài liệu, tra cứu kênh ôn thi trực tuyến khác nhau dẫn đến loạn thông tin... Đó là những sai lầm mà thí sinh cần tránh trong quá trình ôn thi THPT quốc gia. Không học lý thuyết là sai lầm cần tránh trong quá trình ôn thi THPT quốc gia....