Học sinh chọn nhầm tổ hợp môn để lại nhiều hệ lụy khôn lường
Học sinh chọn nhầm môn/ tổ hợp môn vừa ảnh hưởng đến tâm lí vừa mất thời gian, công sức học lại, còn kế hoạch dạy học của nhà trường cũng bị đảo lộn.
Các bài viết “Học sinh xin chuyển tổ hợp môn, trường rối bời, bao giờ Vụ Giáo dục Trung học có hướng dẫn?” và “Lý do nào khiến nhiều học sinh lớp 10 dễ chọn nhầm môn/ tổ hợp môn?” đăng tải trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được sự quan tâm đông đảo của bạn đọc.
Bài viết tiếp theo dưới đây, người viết – giáo viên đang giảng dạy bậc trung học phổ thông, xin được bàn thêm chuyện học sinh chọn nhầm môn/ tổ hợp môn sẽ để lại nhiều hệ lụy khôn lường, kéo theo công việc của nhà trường cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ảnh minh họa: Phạm Minh/ giaoduc.net.vn
Học sinh trúng tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông, niềm vui kéo dài chưa được bao lâu thì các em phải đối mặt với việc học theo chương trình mới gồm những môn bắt buộc và lựa chọn khác hẳn với bậc trung học cơ sở.
Sau một thời gian học tập, nhanh nhất là giữa học kì 1, chậm nhất là hết học kì 1, nhiều em nhận ra mình đã chọn nhầm môn/ tổ hợp môn do một số nguyên nhân như: tình trạng học lệch ở các lớp dưới; chương trình học giữa hai bậc khác nhau; đánh giá không đúng về năng lực bản thân; chọn môn theo cảm tính…
Vì thế, có em phải làm đơn xin hiệu trưởng nhà trường chọn lại môn/ tổ hợp môn học cho đúng với sở trường hơn.
Việc thay đổi môn/ tổ hợp môn từ khối tự nhiên sang khối xã hội phần nào dễ hơn so với khối xã hội sang tự nhiên do đặc thù môn học. Cùng với đó, học sinh bỏ thời gian để học lại môn học mới, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm lí, khiến việc học nặng nề căng thẳng.
Nếu các em làm bài kiểm tra đạt yêu cầu, dĩ nhiên sẽ được chuyển môn/ tổ hợp môn, nhưng cũng mất thời gian dài làm quen với bạn bè, giáo viên mới. Và rồi trong năm học, liệu các em có theo kịp chúng bạn hay không vì cách học chắp vá.
Còn những em không đạt yêu cầu chắc chắn sẽ có tâm lí chán học vì học môn/ tổ hợp môn không được bản thân yêu thích chỉ mang đến sự chán nản.
Và một điều chắc chắn là thầy cô không có nhiều thời gian, thậm chí không thể dạy riêng cho một vài em vì vướng thời khóa biểu chung của toàn trường. Như thế, học sinh chỉ còn cách tự học, tự nghiên cứu bài vở, học thêm trên mạng Internet hay đến các trung tâm.
Mạng Internet mặc dù có nhiều tính năng vượt trội nhưng không bao giờ có thể thay thế được vai trò của người thầy. Bởi, giáo viên có phương pháp sư phạm, thấu hiểu tâm lí học sinh và còn là chỗ dựa tinh thần mỗi khi các em gặp khó khăn trong việc học.
Video đang HOT
Chỉ cần một câu khích lệ hay một lời an ủi, động viên của thầy cô là các em có thể vượt qua mọi khó khăn thử thách. Nếu không có thầy cô bên cạnh, khác nào nhà trường bỏ rơi các em? Và chắc chắn học sinh cũng có cảm giác mặc cảm, tự ti vì không được thầy cô quan tâm, dạy dỗ.
Chưa kể, học sinh vừa học chính khóa, vừa phải học thêm kiến thức mới, ít nhất là một môn cũng làm cho việc học quá tải. Ngày thứ Bảy, Chủ nhật thay vì được vui chơi giải trí, luyện tập thể thao… thì các em chỉ biết vùi đầu vào học để thực hiện các bài kiểm tra đánh giá theo quy định. Gia đình học sinh nào có điều kiện kinh tế khó khăn quả là tạo thêm gánh nặng cho các bậc cha mẹ.
Về phía nhà trường, mỗi khi không tạo được điều kiện cho học sinh học tập tại chỗ thì lãnh đạo, thầy cô cũng rất khó ăn khó nói với phụ huynh học sinh. Nhưng điều động giáo viên đi dạy vào ngày nghỉ cũng không được vì luật không cho phép và thầy cô còn phải chăm lo cho gia đình, làm các công việc cá nhân hay đơn giản là nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động.
Nhưng có lẽ, lãnh đạo nhà trường và giáo viên khổ nhất đó là, mỗi khi có nhiều học sinh thay đổi môn/ tổ hợp môn thì phải phân chia lại lớp học, rồi thay đổi thời khóa biểu. Việc thay đổi thời khóa biểu là rất khó khăn vì ảnh hưởng đến hàng chục giáo viên, hàng trăm học sinh và gia đình các em vì thời gian biểu đảo lộn.
Một số trường khi có học sinh xin chuyển đổi môn/ tổ hợp môn thì lãnh đạo, giáo viên tư vấn cho các em theo kiểu “hãy suy nghĩ lại”, “cố gắng đừng thay đổi”… là không hợp tình hợp lí chút nào cả. Các em có thể vì nhà trường mà không xin chuyển đổi môn/ tổ hợp môn nữa, nhưng kết quả học tập trong 3 năm bậc trung học phổ thông liệu có thay đổi gì không?
Một giáo viên dạy bậc trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ với người viết rằng, nhiều sinh viên học năm hai, năm ba còn bỏ học vì chọn sai ngành nghề, kể cả một số giáo viên dạy học có thâm niên cũng muốn chọn lại nghề thì chuyện các em chưa đầy 16 tuổi chọn nhầm môn/ tổ hợp là không có gì bất ngờ cả.
Học sinh bậc trung học phổ thông thay vì phải học hết các kiến thức mang tính “phổ thông” thì nay các em được chọn tổ hợp môn theo khối thi đại học cũng na ná như chương trình phân ban trước đây, thậm chí cách làm còn thua xa vì rối rắm, thiếu khoa học.
Trong khi đó, các cơ sở giáo dục gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai dạy và học Chương trình mới, và cuối cùng học học sinh là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất. Đáng nói, sự bất cập trong việc chọn môn/ tổ hợp môn không biết bao giờ mới có thể khắc phục, là câu hỏi lớn vẫn còn bỏ ngỏ.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Nguyên nhân khiến nhiều học sinh lớp 10 dễ chọn nhầm môn/tổ hợp môn
Có 4 lí do chính khiến học sinh lớp 10 chọn nhầm môn/ tổ hợp môn nên các em xin thay đổi là chuyện đương nhiên.
Bài viết "Học sinh xin chuyển tổ hợp môn, trường rối bời, bao giờ Vụ Giáo dục Trung học có hướng dẫn?" đăng tải trên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 28/11/2022 nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc.
Trong phạm vi bài viết này, người viết xin được phân tích một số nguyên nhân chính khiến nhiều học sinh lớp 10 xin chuyển môn/ tổ hợp môn và đề xuất một số giải pháp tháo gỡ.
Ảnh minh họa, nguồn: P.L/ giaoduc.net.vn
Học sinh lớp 10 được tư vấn chọn tổ hợp môn thế nào?
Ngày 3/8/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố chi tiết về môn học bắt buộc và môn học tự chọn ở bậc trung học phổ thông, bắt đầu áp dụng ở lớp 10 năm học 2022-2023.
Theo đó, học sinh được lựa chọn 4 môn học trong 9 môn học (Địa lí; Giáo dục kinh tế và pháp luật; Vật lí; Hóa học; Sinh học; Công nghệ; Tin học; Âm nhạc; Mỹ thuật).
Về lí thuyết, nếu trường học xây dựng đủ 9 môn tự chọn thì học sinh có 124 tổ hợp môn. Trường nào bỏ môn Âm nhạc và Mĩ thuật thì chỉ còn 35 tổ hợp. Tuy vậy, các nhà trường thường ấn định sẵn khoảng 5, 6 tổ hợp môn dựa trên nhân sự (giáo viên) có sẵn.
Cụ thể, các trường thường phân ra các lớp thuộc ban tự nhiên (đa số) và các lớp thuộc ban xã hội. Còn các môn Công nghệ, Tin học được ghép vào hai ban tự nhiên và xã hội sao cho đồng đều. Rất nhiều trường trung học phổ thông không đưa môn Âm nhạc, Mĩ thuật vào giảng dạy vì không có giáo viên bộ môn đứng lớp.
Vào thời điểm cuối tháng 8/2022, sau khi học sinh trúng tuyển vào lớp 10 (theo hình thức xét tuyển và thi tuyển), các trường trung học phổ thông mới thành lập ban tư vấn tuyển sinh giúp học sinh và phụ huynh học sinh chọn tổ hợp môn học sao cho phù hợp.
Người viết đã từng tham dự buổi tư vấn chọn tổ hợp môn cho học sinh (ở Thành phố Hồ Chí Minh) thì thấy rằng, hiệu phó chuyên môn cũng chỉ cung cấp cho phụ huynh một số thông tin cơ bản như: môn học bắt buộc, môn học tự chọn, hay sau này học sinh có nguyện vọng vào ngành Công nghệ thông tin thì chọn môn Tin học, học sinh có năng khiếu nghệ thuật thì chọn môn Mĩ thuật, Âm nhạc...
Riêng cụm chuyên đề thì hầu hết học sinh và phụ huynh học sinh đều hiểu rất lơ mơ, nhiều bậc cha mẹ xem đây là môn học nâng cao, học thêm. Và sau đó nhà trường cung cấp địa chỉ trang web để học sinh, phụ huynh học sinh vào tham khảo và đăng kí tổ hợp môn.
Nguyên nhân khiến học sinh xin chuyển tổ hợp môn
Thứ nhất, ở bậc trung học cơ sở, lớp 6, lớp, 7, lớp 8, học sinh chủ yếu học đều các môn để cuối kì, cuối năm được nhận các danh hiệu học sinh tiên tiến, học sinh giỏi. Rất ít học sinh, phụ huynh học sinh quan niệm môn chính, môn phụ, có chăng nhiều gia đình có điều kiện thì đầu tư cho con em học thêm ngoại ngữ.
Nhưng lên lớp 9, học sinh bắt đầu học lệch chỉ nhằm mục đích phục vụ cho kì thi tuyển sinh 9 lên 10. Ví dụ, học sinh ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ chú tâm học Toán, Ngữ văn, Anh văn. Còn các tỉnh thành khác thì học sinh tập trung học Toán, Ngữ văn và chờ đến cuối học kì 2 của năm học mới học thêm môn thứ 3 khi Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương công bố thêm môn thi tuyển sinh.
Việc học sinh học lệch nên các em cũng không biết bản thân có thế mạnh về lĩnh vực tự nhiên, xã hội hay năng khiếu. Và thế là, khi lên lớp 10 học sinh thường chọn theo cảm tính, hoặc bị cha mẹ chi phối hoặc chọn theo bạn bè.
Thứ hai, phạm vi kiến thức (độ khó) các môn học ở bậc trung học cơ sở khác với bậc trung học phổ thông nên nhiều học sinh vẫn chưa thực sự nhận ra bản thân có thế mạnh về môn nào. Ví dụ, kiến thức môn Vật lí, Hóa học, Sinh học ở bậc trung học cơ sở ở mức đơn giản nhưng lên bậc trung học phổ thông thì mang tính chuyên sâu, kể cả hàn lâm.
Nhiều học sinh lớp 10 ở Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ với người viết rằng, ở bậc trung học cơ sở các em học khá tốt môn Vật lí, Hóa học, Sinh học nên lên lớp 10 chọn tổ hợp có các môn học này. Tuy vậy, qua hai tháng học tập, tháng 9, tháng 10 thì nhận thấy môn Vật lí khó hơn rất nhiều nên có ý định chuyển môn.
Một điều khiến người viết cũng rất băn khoăn đó là, nhiều học sinh thi tuyển sinh đạt điểm khá giỏi môn Ngữ văn nhưng đến lúc kiểm tra giữa học kì 1 lớp 10 các em chỉ được 5, 6 điểm. Thì ra, lớp 9 các em học thuộc một số bài văn mẫu để thi, còn lên lớp 10, để kiểm tra ra ngoài sách giáo khoa nên nhiều em làm bài không tốt - đây cũng là một trong những lí do khiến học sinh chọn sai tổ hợp môn.
Thứ ba, có hiện tượng nhiều giáo viên ở bậc trung học cơ sở đánh giá môn học còn dễ dãi dẫn đến học sinh lầm tưởng mình học khá dẫn đến việc chọn tổ hợp môn chưa đúng. Cá biệt, nhiều giáo viên cho học sinh điểm cao (điểm kiểm tra thường xuyên) nếu em nào có tham gia học thêm làm cho học sinh, phụ huynh học sinh ảo tưởng về lực học.
Chị Thúy ở huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, đã từng trò chuyện với người viết rằng, con chị học lớp 9 có điểm trung bình môn Toán 9,5. Chị cũng cho biết con chị học Toán giỏi nhất lớp và có tham gia học thêm môn Toán với giáo viên chủ nhiệm.
Tuy vậy, kì thi tuyển sinh năm 2022, con chỉ chỉ được 6 điểm môn Toán, không vào được những trường trung học phổ thông tốp đầu (nguyện vọng 1, 2) khiến chị rất buồn bã, thất vọng. Đến bây giờ chị vẫn không hiểu vì sao con chị học Toán nhất lớp nhưng điểm thi tuyển sinh chỉ ở mức trên trung bình.
Thứ tư, học sinh chọn sai môn/ tổ hợp môn vì Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có hướng dẫn về thi tốt nghiệp phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Học sinh, phụ huynh học sinh vẫn chưa biết Bộ Giáo dục tổ chức thi đại học thế nào sau khi học sinh lớp 12 học xong Chương trình mới.
Nhiều học sinh và phụ huynh học sinh ở Thành phố Hồ Chí Minh có hỏi tôi rằng, sau năm 2025, sau khi học sinh học xong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì việc thi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ được tiến hành thế nào, tôi cũng chỉ biết dự đoán theo kinh nghiệm bản thân.
Có thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo 4 bài thi bắt bắt buộc, gồm các môn: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Lịch sử. Hoặc học sinh được phép chọn thêm 1, 2 môn trong tổ hợp môn đã học. Như thế, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ trả kì thi đại học về cho các trường tổ chức riêng.
Thay lời kết
Có thể nhận thấy, có bốn lí do chính khiến học sinh lớp 10 chọn nhầm môn/ tổ hợp môn nên các em xin thay đổi là chuyện đương nhiên.
Cá nhân tôi cho rằng, trước mắt Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm sửa đổi Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông theo hướng, chấp nhận cho học sinh chuyển đổi môn/ tổ hợp môn vào giữa học kì học kì 1 của năm học lớp 10 để các em còn có thời gian học tập, kiểm tra.
Cùng với đó, nhà trường cần xây dựng các bài giảng và chuyển lên LMS (hệ thống quản lí học tập) giúp học sinh tự học. Sau một thời gian tự học, nếu học sinh cảm thấy tự tin, đảm bảo yêu cầu kiến thức thì nhà trường tổ chức cho các em kiểm tra (thường xuyên và giữa kì). Học sinh chỉ cần đạt mức 4/10 thì được phép chuyển đổi môn học. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp "chữa cháy" trước mắt.
Về giải pháp dài hơi, Bộ Giáo dục cần nghiên cứu cắt giảm nội dung các môn học, ví như Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, Nội dung giáo dục địa phương... và bắt buộc học sinh phải học hết các môn thì mới giải quyết triệt để việc học sinh chọn sai tổ hợp môn.
Học sinh xin chuyển tổ hợp môn với lý do không theo được chương trình Dù số học sinh lớp 10 xin chuyển tổ hợp môn không nhiều, nhưng lãnh đạo các trường khẳng định rằng, nếu các em chuyển sẽ bị thiệt thòi về kiến thức. Ngay sau khi có kết quả kiểm tra giữa học kỳ 1 năm học 2022 - 2023, một số học sinh lớp 10 tại các trường trung học phổ thông công...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Squid Game 2 bất ngờ thua thảm hại trước 1 tân bình, phần 3 cần xem xét lại?
Hậu trường phim
06:53:18 21/02/2025
Vụ vườn cà phê bị chặt phá: Nghi phạm lộ diện từ 2 giây trong video
Pháp luật
06:50:47 21/02/2025
Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng - bức tranh thiên nhiên hoang sơ giữa lòng Thái Nguyên
Du lịch
06:48:15 21/02/2025
Tình hình căng thẳng đang xảy ra với Jisoo (BLACKPINK)
Nhạc quốc tế
06:41:21 21/02/2025
Căng thẳng leo thang sau cái chết của Kim Sae Ron: Truyền thông Hàn bóc 1 nhân vật liên tục phát ngôn dối trá
Sao châu á
06:36:33 21/02/2025
Lý do máy bay chiến đấu hạng nhẹ Yak-130M của Nga ngày càng được ưa chuộng
Thế giới
06:29:12 21/02/2025
Món ăn ngon chỉ mất 15 phút hấp nhưng giúp cơ thể loại bỏ nóng trong, dưỡng ẩm da và ngay cả trẻ con cũng thích
Ẩm thực
06:03:15 21/02/2025
Phim Hàn thất bại nhất với rating 0%, khán giả bình luận kịch bản "ngớ ngẩn" như viết bởi trẻ con mới lên 10
Phim châu á
05:58:45 21/02/2025
'Nosferatu' - phim ma cà rồng xuất sắc ra rạp Việt
Phim âu mỹ
05:58:11 21/02/2025