Học sinh “chạy việt dã” ôn thi học kỳ
Ôn bài mọi lúc mọi nơi, không có lấy chút thời gian để nghỉ ngơi, giải trí… là tình cảnh của học sinh trong thời điểm chạy đua thi học kỳ.
Về đến nhà sau ngày học căng thẳng lúc 6 giờ tối, cu Đen, tên gọi ở nhà của cháu Nguyễn Thế Anh, học sinh lớp 3 một trường tiểu học ở quận Tân Bình, TPHCM nhảy ngay vào bàn học. Trong lúc chờ bố mẹ chuẩn bị bữa tối, cu Đen tranh thủ làm bài tập. Sát giờ ăn cơm, chị Hà, mẹ cháu vội vàng giục con đi tắm rửa rồi vào dùng bữa. Ngay sau bữa cơm, cu cậu lại tót ngay vào bàn học.
Lịch thi học kỳ một số môn dày đặc mà học sinh phải “gánh”. (Ảnh: Hoài Nam)
“Con mà không học ngay thì không làm bài tập kịp. Một đêm con phải làm từ 5 đến 10 bài tập cho các môn. Nhiều hôm con ngủ gục làm không hết thì sáng mai dậy sớm làm tiếp. Nhiều bạn lúc đến lớp còn phải lôi tập ra làm cho xong”, cháu Đen nói. Cậu bé tỏ ra buồn xo khi không được xem bộ phim hoạt hình đang chiếu trên ti vi. Cuốn Conan tập 69 bố mẹ mua sẵn nhưng Đen vẫn chưa đọc vì phải chờ thi học kỳ xong.
Chị Hà, mẹ cháu Đen, cho hay vợ chồng chị đều là dân buôn bán, không nắm rõ chuyện học hành, thi cử của con nhưng nghe cô giáo con nhắc nhở chuyện thi học kỳ nên anh chị cũng chỉ biết thúc con học. “Mà kể cả vợ chồng tôi không thúc vẫn cháu nó vẫn đua theo bạn bè để học”.
Thời điểm cô con gái học lớp 4 ôn thi học kỳ, lịch sinh hoạt của gia đình chị Lan (ở đường Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, Q.1, TPHCM) cũng bị xáo trộn. Cháu ôn bài miệt mài đến 10 – 11 giờ đêm nên anh chị phải thay phiên thức chờ con. Buổi sáng, thức con dậy sớm tiếp tục ôn bài nên anh chị cũng đành dậy theo. Những hoạt động giải trí hiếm hoi hàng ngày của con gái như đến khu vui chơi, đọc truyện tranh, xem phim… thời gian này đều được gác lại.
“Bài tập nhiều vô kể, sách học rồi đến sách nâng cao. Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử… nhiều môn vậy nếu không ôn thì thi sao được. Nhìn con học tôi cũng xót nhưng đành chịu thôi, con nhà ai giờ cũng phải học căng như vậy chứ riêng gì con mình”, chị Lan nói.
Video đang HOT
Học sinh trường THCS Đức Trí (Q.1, TPHCM) tranh thủ ôn bài trong khoảng thời gian ngồi chờ bố mẹ đến đón (Ảnh: Hoài Nam)
Có thể nói, điểm thi học kỳ dùng để xếp loại, khen thưởng học sinh trở thành áp lực đối với các em học sinh. Và chắng phụ huynh, giáo viên nào muốn con mình, học trò mình thi điểm kém nên việc ôn thi học kỳ càng trở nên căng thẳng với các em.
Có mặt tại cổng trường THCS Đức Trí (Q.1, TPHCM) sau giờ tan học một ngày gần đây, chúng tôi lại được chứng kiến rõ mồn một gánh nặng thi học kỳ. Khoảng thời gian chờ bố mẹ đến đón là lúc học sinh có thể bay nhảy, vui đùa với bạn bè đã được thay thế bằng cảnh các em tranh thủ lôi sách vở ra học. Trò cặm cụi làm bài, trò khác lại hỏi bài bạn… tất cả chỉ biết đến bài vở cho kỳ thi.
“Bọn con phải thi 13 môn lận, không học sao được. Bây giờ học, tối về cũng học đến 11 giờ mới đi ngủ”, lời một học trò lớp 6 đang ôn bài cùng nhóm bạn trước cổng trường vào lúc gần 5 giờ chiều.
Trong nội dung hướng dẫn kiểm tra định kỳ học kỳ I bậc tiểu học năm học 2010 – 2011, Sở GD-ĐT TPHCM có yêu cầu với các trường không được gây căng thẳng, áp lực cho học sinh. Thế nhưng thực tế, các em học sinh vẫn phải “gánh” khối lượng bài vở vượt quá sức mình mà chẳng biết sau những ngày bỏ hết vui chơi, giải trí chỉ dành cho việc học, các em có thể tiếp thu được những gì. Với kiểu học nhồi nhét như vậy, phải chăng chỉ cần thi để đạt điểm tốt còn kiến thức “nạp” được vào đầu các em hay không không quan trọng?
Các em đang rất cần được sống cho bản thân mình, đúng với lứa tuổi của mình thay vì phải sống theo mong muốn và thành tích của người lớn đặt ra như vậy.
Hoài Nam
Theo Dân Trí
"Bí kíp" dễ dàng vượt qua kiểm tra bài đầu năm
Khi thầy cô dò bài cũ, lúc này teen mới bắt đầu cuống cuồng lên học bài, soạn bài, làm bài tập, học bài cũ...
Hậu quả của những tháng hè
Sau những tháng hè vui chơi xả stress, nhiều teen vẫn còn mang âm hưởng của hè vào cả lớp học. Những ngày đầu năm học, teen nào cũng vui vẻ, hớn hở và do mới học nên bài tập không nhiều nên teen tha hồ cười đùa không lo lắng gì. Đùng một phát, thầy cô dò bài cũ, lúc này teen bắt đầu cuống cuồng lên học bài, nào là soạn, làm bài tập, học bài cũ. Chao ôi, thật là mệt!
Vì là đầu năm học nên teen cứ hứa hẹn với giáo viên rằng: "Mới đầu năm cô đừng kiểm tra bài cũ, cho xung phong đi cô". Nhiều lớp đã phân công từng bạn về nhà học để cô khỏi gọi tên bất ngờ lên dò. Oái ăm thay, cô cho xung phong được 2, 3 bữa rồi bắt đầu kiểm tra chặt chẽ từng teen, khiến cho 15 phút đầu giờ teen nào cũng trong tư thế hồi hộp, chỉ cần gọi trúng tên mình là y như rằng khuôn mặt hiện lên tái mét.
H.T có nói: "Vì là lớp 11 nên mình cũng khá thoải mái, bây giờ lên lớp chủ yếu là tám chuyện chứ học không vô nổi, chắc tại còn dư âm hè nhiều quá. Nhiều lúc ngồi trong lớp mà hồn thì cứ để ngoài bãi biển. Tuy biết rằng đây là học chính thức nhưng mình vẫn đi học đều đặn, có điều việc soạn bài và học bài thì mình vẫn còn lười lắm".
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Bí quyết vượt qua
Kiểm tra bài vào thời điểm bây giờ là một cơ hội cho teen đấy. Bởi lúc này thầy cô thường dễ dãi và châm chước hơn, teen có thể xung phong dò bài bây giờ để khỏi mất công ngày nào cũng phải học (đó là trường hợp của teen lười muốn thoát khỏi nạn dò bài), chỉ cần có điểm là teen sẽ thấy thoải mái và ít căng thẳng trong môn đó.
Teen phải tranh thủ kiếm thật nhiều điểm cộng. Không nhất thiết phải kiểm tra bằng cách học thuộc lòng mà teen có thể kiếm điểm bằng cách xung phong lên bảng giải Toán, phát biểu bài. Nếu teen phát biểu nhiều làm cho tiết học trở nên sôi nổi thì thầy cô sẽ cho điểm miệng liền.
T.L tâm sự: "Mới nhập học được hơn một tuần nhưng mình đã tranh thủ kiếm được điểm miệng 5 môn rồi. Từ giờ mình sẽ không mất nhiều thời gian để học thuộc lòng mấy môn phụ kia nữa. Bây giờ tập trung vào những môn chính thi ĐH."
Với những môn như GDCD, Công nghệ, Tin,... thì teen nên tranh thủ có điểm bây giờ đỡ phải nhọc nhằn học mấy môn này. Nhất là teen 12 thì càng phải tranh thủ thời gian để có điểm thật sớm mà còn tập trung vào mấy môn chính. Nếu cứ mãi lo học mấy môn này mà ít học mấy môn khác thì không nên.
Nếu như teen nào quá lười không thể học thì teen nên chép bài đầy đủ để thầy cô chấm vở lấy điểm. Dù có là đầu năm hay cuối năm thì chí ít teen cũng phải chép bài.
Tạm kết
Để việc kiểm tra không còn là nỗi ám ảnh của nhiều teen thì teen nên tận dụng nhiều kiểu học. Những môn học phụ thì teen nên kiếm điểm trước, môn học chính thì bắt buộc phải học thường xuyên. Thường xuyên làm nhiều bài tập thì mới có điểm cao được.
Ngoài ra, teen không nên gây chú ý quá với thầy cô như nói chuyện, quậy phá. Đó sẽ là một ấn tượng mạnh khiến cho thầy cô sẽ gọi bạn lên bảng thường xuyên đấy.
Theo PLXH
Đêm của học trò 12 Lướt mắt nhìn qua tờ lịch, còn 12 ngày nữa là thi học kỳ... Theo bạn, những ngày đầu tháng 4, học trò 12 thường làm gì? Áp lực, mệt mỏi, "đua nước rút" cho kịp bài vở và "tụng" hàng chục trang Sử, Địa để chuẩn bị cho tương lai gần? Không hẳn... Bởi khi biết rằng ta cần chuẩn bị tâm...