Học sinh châu Á giỏi toán hơn châu Âu
Một cuộc khảo sát quốc tế mới được công bố cho thấy học sinh châu Á có kỹ năng đọc, toán học và khoa học cao hơn so với học sinh châu Âu và Mỹ.
Các nhà khoa học đã sử dụng hai trắc nghiệm mang tên Nghiên cứu Quốc tế về Khuynh hướng toán học, khoa học (TIMSS) và Nghiên cứu Quốc tế về Tiến bộ trong đọc và viết (PIRLS) nhằm đo lường kiến thức, kỹ năng và sự lĩnh hội chương trình học của các học sinh tiểu học và trung học trên thế giới.
Trắc nghiệm này khảo sát về trình độ các môn khoa học của học sinh trong độ tuổi 13 và 14 cũng như trình độ toán học của học sinh 9 và 10 tuổi.
Học sinh tiểu học ở Singgapore – Ảnh Reuters
Kết quả cho thấy, học sinh Singapore dẫn đầu với 4/10 thiếu niên Singapore đạt được “chuẩn cao cấp” về khoa học. Điểm chuẩn này đòi hỏi nắm vững những khái niệm phức tạp và trừu tượng trong vật lý, hóa học, sinh học và các môn khoa học khác.
Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc) có 2/10 học sinh đạt chuẩn trong khi tỉ lệ này của Mỹ là 1/10.
Video đang HOT
Về toán học, đứng đầu là học sinh Hàn Quốc, tiếp theo đó là học sinh Singapore, học sinh Đài Loan (Trung Quốc) được xếp hạng ba. Kết quả khảo sát không cho thấy sự khác biệt giữa các nước công nghiệp hóa với các quốc gia đang phát triển, nước giàu và nước nghèo.
Khảo này được thực hiện 4 năm một lần. Kết quả nói trên là của năm 2011 với 56 nền giáo dục tham gia trắc nghiệm về toán học và khoa học cùng 53 nền giáo dục tham gia trắc nghiệm về kỹ năng đọc.
Bộ trưởng Giáo dục Mỹ Arne Ducan nhận định về học sinh Mỹ: “Sự đánh giá quốc tế năm 2011 này cung cấp thông tin khích lệ bên cạnh những điều cần thận trọng xem xét”. Ông này cảnh báo rằng học sinh tiểu học Mỹ học tập rất tiến bộ nhưng thành tích kém dần những năm tiếp theo.
Theo Tr. Lâm (Người Lao Động)
Thí điểm dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh
Mục đích của đề án dạy toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh là nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh
Ngày 8-11, chúng tôi có dịp dự một tiết học toán bằng tiếng Anh ở Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh (quận 1 - TPHCM). Khác với hình dung ban đầu của chúng tôi, tiết học diễn ra rất suôn sẻ, cả thầy lẫn trò đều trao đổi bằng tiếng Anh.
Đã có 10 trường dạy thí điểm
ThS Nguyễn Minh Châu, giáo viên môn toán của trường, cho biết dạy - học môn toán bằng tiếng Việt khó 5 thì dạy bằng tiếng Anh khó 10. Do vậy, giáo viên phải cố gắng rất nhiều. Để khuyến khích các em sử dụng tiếng Anh, trường quy định cả thầy lẫn trò chỉ được dùng tiếng Anh trong các tiết học này.
Với học sinh, thông qua việc học toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh thì khả năng ngoại ngữ của các em được nâng lên rất nhiều. Các em hoàn toàn có thể tiếp cận các tài liệu bằng tiếng Anh ở cùng trình độ. Hồng Vinh, lớp 7A/11, cho biết em hiểu bài giảng của thầy, khi thầy hỏi nhiều bạn cùng đưa tay phát biểu.
Ông Kim Vĩnh Phúc, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh, cho biết để học toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh, học sinh phải có nền kiến thức cơ bản về tiếng Anh. Do vậy, thường thì những học sinh ở lớp tăng cường tiếng Anh hay những học sinh có khả năng ngoại ngữ tốt mới đăng ký học.
Một tiết giảng dạy môn toán bằng tiếng Anh ở Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh (quận 1 - TPHCM). Ảnh: TẤN THẠNH
Ở khối 6 và 7, mỗi tuần, các em có 1 tiết học toán bằng tiếng Anh. Khối 10, các em có 2 tiết toán, 2 môn khác là vật lý và hóa học cũng học bằng tiếng Anh. Để có được kết quả đó, trường đã chuẩn bị từ năm 2006.
Tại TPHCM, đến nay mới có 10 trường THPT thí điểm dạy toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh với hơn 1.600 học sinh tham gia.
Một lãnh đạo của Sở GD-ĐT TPHCM cho biết việc thí điểm dạy toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh. Việc tổ chức dạy và học không tạo căng thẳng cho học sinh bởi đó là hình thức tự chọn, không dùng kết quả để đánh giá kết quả học tập hằng năm của học sinh. Em nào có khả năng thì đăng
ký học.
Ông Cao Huy Thảo, Hiệu trưởng Trường THPT Quốc tế Việt - Úc (TPHCM), cho biết học sinh Việt Nam yếu ngoại ngữ. Do vậy, thông qua việc dạy toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh để nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh là hoàn toàn hợp lý.
Mạnh ai nấy làm
Những năm qua, việc tổ chức dạy toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh được thực hiện theo kiểu mạnh ai nấy làm, từ chương trình cho đến đội ngũ giáo viên. Tại Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3 - TPHCM), ban giám hiệu nhà trường cho biết giáo viên phải tự nghiên cứu các tài liệu, tự bồi dưỡng tiếng Anh để dạy.
Giáo trình trường này đang áp dụng là giáo án được soạn trên cơ sở sách của Úc đối với môn toán; sách của Úc và Mỹ đối với môn vật lý. Trong khi đó, Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh dựa theo chương trình College Mathematics của Mỹ... Tại hội thảo "Giảng dạy các môn toán và khoa học bằng tiếng Anh" do Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức vừa qua, Sở GD-ĐT TP cùng đại diện 10 trường THPT thí điểm dạy toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh đã thống nhất dùng chung giáo trình của Cambridge. Ông Kim Vĩnh Phúc cho biết giáo trình của Cambridge tương đồng 80% so với sách giáo khoa của Việt Nam nên dùng giáo trình này là hợp lý.
Nhưng khó khăn lớn nhất chính là đội ngũ giáo viên bởi năng lực ngoại ngữ của giáo viên Việt Nam nhìn chung còn yếu. Trong khi đó, việc đào tạo đội ngũ này lâu nay chưa được chú ý. TS Nguyễn Đông Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ và Bồi dưỡng văn hóa song ngữ (NSETC), cho biết NSETC là một trong số rất ít các đơn vị đang đào tạo giáo viên cung cấp cho các trường THPT tổ chức dạy toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh.
Hiện tại, trung tâm mới đào tạo xong 8 giáo viên môn vật lý giảng dạy được bằng tiếng Anh, còn 60 học viên đang học tập tại trung tâm thì trình độ cũng rất khác nhau. Ban giám hiệu nhiều trường THPT cho biết lực lượng giáo viên có thể dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh hiện nay chủ yếu do các trường tự đào tạo nên chuẩn chưa đồng đều.
Theo ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT, sở sẽ xin chủ trương từ UBND TP để có chính sách về phụ cấp cho giáo viên tham gia giảng dạy. Sở cũng sẽ lên kế hoạch tính toán lại về thời lượng, tài liệu, chương trình thống nhất và sẽ có các văn bản hướng dẫn cụ thể cho các trường. Hằng năm, sở sẽ có đánh giá chất lượng việc dạy thí điểm các môn khoa học bằng tiếng Anh. Nếu có hiệu quả thì sẽ nhân rộng trong những năm tiếp theo.
Theo người lao động
Dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh sao cho hiệu quả ? Chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hóa. Muốn hội nhập, chúng ta phải tự động mở cửa bước vào sân chơi. Để sòng phẳng, người chơi cần được trang bị kiến thức, bản lĩnh văn hóa, hiểu được luật chơi và nhiều thứ khác nữa. Trong đó ngoại ngữ là một điều kiện không thể thiếu được. Hiện nay tiếng...