Học sinh chào cờ trên sân thượng ở TP.HCM
Vì cơ sở vật chất thiếu thốn, diện tích eo hẹp, không khuôn viên…hàng chục năm nay học sinh trường tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt (Q.5, TP.HCM) phải làm lễ chào cờ trên sân thượng.
Tiền thân trường tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt là hai khối nhà ghép lại được xây dựng trước năm 1975 và được sử dụng làm trường gần 30 năm nay. Ngôi trường dạng hình hộp chung cư, cao 6 tầng, màu xám, nằm mặt tiền đường Huỳnh Mẫn Đạt (Q.5).
Hằng ngày để vào lớp học sinh phải leo cầu thang chật hẹp, tăm tối.
Đứng từ trên lầu nhìn xuống hệ thống cầu thang được thiết kế theo hình xoắn ốc nằm ngay giữa khoảng không duy nhất của tòa nhà rối rắm, phức tạp.
Video đang HOT
Để chuẩn bị cho lễ chào cờ, mỗi lớp được bố trí một khoảng ngồi chật hẹp. Nhiều em may mắn ngồi gần cửa sổ được tận hưởng ánh sáng bên ngoài chiếu vào, những em còn lại phải ngồi trong cảnh tù mù.
Không có ánh sáng mặt trời, toàn bộ tòa nhà đều phải sử dụng điện 24/24.
Trước giờ chào cờ, sân thượng – nơi diễn ra lễ chào cờ như kiễn vỡ tổ. Để ổn định trật tự các giáo viên chủ nhiệm phải hướng dẫn lớp mình xếp hàng, bố trí chỗ ngồi.
Không có chỗ trống bố trí cho các giáo viên dự lễ, các giáo viên trường tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt đứng chào cờ cùng học sinh.
Cô Huỳnh Thị Bực, hiệu trưởng đứng trong lễ khai giảng. Cô Bực cho biết do sân thượng quá chật hẹp nên học sinh dự lễ chào cờ cũng hạn chế. Ngoài học sinh khối 4 và 5, các khối khác luân phiên nhau dự lễ chào cờ.
Ngoài lễ chào cờ, tất cả các lễ khai giảng, tổng kết năm học, học thể dục diễn ra trên sân thượng chật hẹp này.
Theo Lê Huyền/Báo Vietnamnet
Rút phương án thêm 1 năm học cấp 2
Dự thảo Đề án đổi mới giáo dục được đưa ra lấy ý kiến tham vấn các chuyên gia sáng 28/8 đã rút phương án đề xuất thay đổi hệ thống giáo dục phổ thông, tăng thêm 1 năm học ở bậc THCS.
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh nhiên, Thiếu niên và Nhi đồng với tư cách là cơ quan thẩm tra đề án đổi mới giáo dục khi đề án này trình ra Quốc hội tổ chức hội thảo tham vấn các chuyên gia để xây dựng báo cáo thẩm tra trước khi trình UB Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Vinh Hiển cho biết, Bộ GD-ĐT rút lại phương án thay đổi về hệ thống giáo dục, tức là xin giữ nguyên hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay (9 năm giáo dục cơ bản - gồm 5 năm tiểu học và 4 năm THCS 3 năm THPT).
Theo ông Hiển, trước đó có nhiều ý kiến đề nghị thay đổi như đề xuất của Bộ GD-ĐT (thêm 1 năm học ở bậc THCS). Tuy nhiên, qua phiên họp của Ủy ban quốc gia về đổi mới GD-ĐT tại Chính phủ 2 ngày trước, Hội đồng phát triển giáo dục và nhân lực cũng như nhiều ý kiến khác, Bộ GD-ĐT quyết định giữ nguyên như hiện hành.
Góp ý thêm nội dung này, GS Phạm Đỗ Nhật Tiến cũng nhận định, dự thảo đề án chưa giải thích rõ lý do vì sao chuyển từ hệ 9 3 sang 10 2. Những lập luận như phải 10 năm mới trang bị đủ kiến thức phổ thông, học sinh mới phát triển tâm sinh lý cần thiết để lựa chọn con đường học tiếp hoặc vào đời... không dựa trên một bằng chứng khoa họcnào.
Ông Tiến cho rằng, trên thực tế, phần lớn các hệ thống giáo dục hiện nay vẫn thiết kế theo hệ 9 3, lớp 10 vẫn nằm ở cấp THPT và được coi là lớp quá độ để chuẩn bị tâm thế tốt cho học sinh trước khi bước vào phân hóa ở lớp 11, 12. Ông Tiến chỉ rõ những khó khăn trong việc chuyển đổi trường, lớp; biến động cơ cấu đội ngũ giáo viên; gánh nặng ngân sách nhà nước phải cáng đáng khi chương trình phổ cập giáo dục bắt buộc tăng lên một năm...
GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục cũng cùng quan điểm nhận định, cả 3 lý do đưa ra của cơ quan soạn thảo đề án về việc thay đổi hệ giáo dục đều không thuyết phục. Tuy nhiên, do việc Bộ GD-ĐT đã rút phương án này, ông Thuyết chỉ góp ý nhẹ nhàng không nên để việc này lặp lại, chưa chuẩn bị rõ thì chưa nên đưa ra nội dung gì để rồi lại nhanh chóng rút ngay khi dư luận không đồng tình. Đây không phải lần đầu tiên Bộ GD-ĐT mắc lỗi này.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết phát biểu tại hội thảo.
Theo Dantri
TPHCM duyệt đề án giữ trẻ 6 tháng tuổi Đề án giữ trẻ mầm non từ 6 - 18 tháng tuổi của UBND TPHCM chính thức được thông qua tại kỳ họp thứ 13 của Hội đồng Nhân dân TPHCM khóa VIII sáng nay (14/6). Theo đó, trong năm học 2014 - 2015, sẽ triển khai thí điểm giữ trẻ từ 6 tháng tuổi tại 8 quận huyện gồm Bình Chánh, Củ...