Học sinh cầu cứu: ‘Hãy cho em được ngủ’!
Ba giải pháp mà nhóm nghiên cứu đề xuất nhằm cải thiện tình trạng thiếu ngủ của học sinh: Lùi giờ học; thay đổi thời khóa biểu phù hợp hơn; giảm bài tập về nhà.
Các tác giả đề tài “Vấn đề thiếu ngủ…” đang giới thiệu với các bạn học sinh về bộ ảnh “Hãy cho em ngủ”. Ảnh: NQ
Áp lực học tập, thi cử, điểm số đã khiến học sinh (HS) cảm thấy mệt mỏi khi phải tới trường. Đề tài “ Thiếu ngủ của HS” và “Giảm thiểu áp lực học đường” đã thu hút sự quan tâm của nhiều thầy cô cũng như HS có mặt tại vòng chung kết cuộc thi nghiên cứu khoa học cấp TP, diễn ra vào sáng 4-1 tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.
Áp lực học tập
về đề tài “Khảo sát và đề xuất biện pháp giảm thiểu áp lực học đường cho HS THPT”, em Lưu Niệm Nguyên, HS lớp 11 chuyên tin, Trường chuyên Lê Hồng Phong, cho biết đây là vấn đề đáng báo động hiện nay.
Từng trò chuyện với ThS Phạm Thị Bích Phượng, giáo viên tâm lý Trường Marie Curie (quận 3, TP.HCM), em Nguyên cho biết đã lắng nghe được nhiều câu chuyện về tình trạng trên. Nghiêm cũng là HS trường chuyên nên bản thân em luôn phải chịu áp lực. Vì thế, em muốn thực hiện đề tài này để vừa tìm giải pháp cho bản thân đồng thời cũng là cho các bạn.
Để thực hiện đề tài, em và bạn Nguyễn Lê Thùy Trang đã làm 700 phiếu khảo sát cho HS ở một số trường THPT. Kết quả cho thấy có đến 50% các bạn HS chịu áp lực từ mức độ nhẹ tới nặng. Áp lực đến từ bài vở, giáo viên, gia đình và bản thân chính các bạn. Chính những áp lực đó đã khiến các bạn mệt mỏi, lo lắng, tâm trạng thay đổi thất thường, điểm số thất thường và mất ngủ thường xuyên.
Video đang HOT
Từ đó, hai em đã tìm ra những giải pháp để góp phần giảm nhẹ tình trạng trên như tạo ra một cẩm nang động lực. Cẩm nang giống như cuốn sách bỏ túi, giúp HS suy nghĩ một cách tích cực và tự tin. Nó bao gồm châm ngôn, thể thao, ăn uống và một số liệu pháp tinh thần. Đồng thời, các em còn tạo ra một diễn đàn, đây là nơi để các bạn những áp lực của mình một cách bí mật. Chỉ sau ba tuần hoạt động, diễn đàn đã thu hút khá nhiều người cùng tham gia. “Tuy nhiên, chúng em đã quyết định tạm dừng diễn đàn. Bởi vì bản thân thấy chưa có đủ kinh nghiệm để cho các bạn. Chúng em đang tìm những nhà tâm lý để xin được giúp đỡ, . Bao giờ có chuyên gia hỗ trợ, chúng em sẽ khởi động lại diễn đàn” – Thùy Trang nói thêm.
“Một ngày em chỉ ngủ 5 tiếng”
Đề tài “Vấn đề thiếu ngủ của HS THPT ở TP.HCM” của em Trần Thùy Trang và Phạm Thị Khánh Vy, HS lớp 12 chuyên toán, Trường THPT Gia Định, thu hút sự quan tâm đặc biệt của mọi người.
về lý do thực hiện đề tài này, em Trần Thùy Trang cho biết em đang là HS lớp 12, áp lực của việc học khiến em thường xuyên mất ngủ. Và đây là tình trạng chung của tất cả các bạn. Tới trường, gương mặt bạn nào cũng bơ phờ, mệt mỏi vì phải chạy đua với việc học. Thời khóa biểu kín mít từ sáng đến chiều, tối lại đi học thêm đến 9-10 giờ. Về nhà lại tiếp tục làm bài tập đến khuya, sau đó 6 giờ sáng phải dậy đi học.
Theo PLO
Bác bảo vệ được học sinh cúi chào là cựu học sinh của trường
Hình ảnh hàng ngàn học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM cúi đầu chào bác bảo vệ trước cổng trường chạm đến trái tim bao người. Ít ai biết, bác bảo vệ cũng là cựu học sinh của trường.
Có lẽ, một trong những hình ảnh đẹp nhất về môi trường học đường trong thời gian qua phải kể đến clip học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TPHCM) cúi chào bác bảo vệ trước cổng trường trước giờ vào học. Hình ảnh chân thật do một phụ huynh quay lại đã được chia sẻ trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt với những lời khen ngợi, những niềm vui về lễ nghĩa của học của ngôi trường chuyên nổi tiếng ở TPHCM.
Không chỉ "lời chào cao hơn mâm cỗ", học sinh và cả phụ huynh, giáo viên dành tình cảm, sự thân cho bác bảo vệ Nguyễn Văn Lũy, 71 tuổi, trực trước cổng trường mỗi buổi sáng hàng ngày.
Bác bảo vệ Nguyễn Văn Lũy năm nay 71 tuổi.
Đã nhiều năm nay, không kể trời nắng, trời mưa, cứ đúng giờ, bác Lũy lại có mặt trước cổng trường Lê Hồng Phong đảm bảo an toàn trước trường học. Ngoài ra, bác còn làm nhiệm vụ của người tổ phó tổ dân phố khu vực này. Trước đó, bác Lũy cũng từng làm công việc này ở Trường Trung học thực hành Sài Gòn.
Vóc dáng khá nhỏ, lại lớn tuổi nên vẻ ngoài bác Lũy không phải là hình ảnh một người làm nhiệm vụ khá vất vả này. Thế nhưng, người đối diện hay học sinh sinh đều sẽ ấn tượng ở bác vì sự tận tụy với công việc, với nụ cười hiền lành, kể cả những lúc không che được sự mệt mỏi vì tuổi tác, vì thời tiết mưa nắng.
Nhiều học sinh cúi chào, bác Lũy luôn đáp lại bằng cái gật đầu nhẹ, bằng nụ cười hay có lúc chỉ bằng ánh mắt thân thiết.
Với độ tuổi của bác, đảm trách công việc giữ trật tự, an toàn trước cổng trường, phân luồng giao thông, phòng ngừa trộm cắp... không hề nhẹ nhàng. Vậy nhưng, sự lễ phép của học sinh và cả hình ảnh các em đến trường như "đưa mình quay lại tuổi thơ" làm bác Lũy mong mình luôn giữ được sức khỏe để gắn bó với công việc. Trước đây, bác Lũy cũng là học sinh của trường, khi đó trường còn mang tên cũ là Trường Petrus Ký.
Học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM cúi chào bác bảo vệ trước cổng trường
Bác Lũy khẳng định, học sinh Trường Lê Hồng Phong rất lễ phép, gặp người lớn là các cháu chào hỏi chứ không riêng gì mình. Nhiều cháu và cả phụ huynh, hay giáo viên có khi còn biếu bác gói bánh, ly nước... làm bác thấy ấm lòng vô cùng.
Khi học sinh đến giờ vào lớp, cánh cổng trường khép lại là bác Lũy cũng xong công việc ở đây để chuyển sang làm nhiệm vụ ở vị trí khác. Công việc mang lại thêm một nguồn thu nhập để bác và vợ có thêm khoản nhỏ chi tiêu nhưng hơn hết là bác được tiếp xúc, được gặp gỡ... với nhiều người, nhất là các em học sinh.
Ngoài công việc đảm bảo trật tự trước một số cổng trường, bác Lũy còn đi bốc vác, đạp xích lô, giao hàng...
Được biết, từ hồi trẻ bác Nguyễn Văn Lũy đã được mệnh danh là "hiệp sĩ" trực tiếp bắt rất nhiều kẻ cướp giật, báo chí hồi đó đăng tải bác ở gương người tốt việc tốt. Có lần bác bị gãy tay, phải nhập viện vì đuổi bắt cướp. Rồi khi đảm nhiệm công việc trật tự, bác cũng từng ngăn chặn rất nhiều kẻ xấu trà trộn trước cổng trường, vào trường học để trộm cướp, móc túi.
Nhiều năm nay, bác Lũy bảo vệ trước cổng trường Lê Hồng Phong được thành phố tuyên dương gương Người tốt việc tốt. Bác Lũy hóm hỉnh, mình cũng như các em học sinh, bằng khen, giấy khen tuyên dương nhiều lắm... Nhưng niềm vui lớn nhất, bác Lũy nói chính là nhìn thấy các em học sinh an toàn đến trường, thấy các em lễ phép, học tốt, chín chắn...
"Vừa rồi, tôi nghe mọi người nói hình ảnh các em chào tôi được đăng tải trên báo, tôi rất vui. Đó là những lễ nghĩa giao tiếp chúng ta cần giáo dục con trẻ... Các em vừa giỏi, vừa lễ phép thì còn gì bằng", bác bảo vệ già bộc bạch.
Và rồi bác Lũy vội lên chiếc xe đạp đã cũ của mình để tiếp tục công việc còn lại của một ngày...
Theo Hoài Nam (Dân trí)
Gặp bác bảo vệ được 2.000 học sinh cúi chào mỗi ngày Gần 60 năm trước, khi là học trò trường Petrus Ký (nay là Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM), bác Nguyễn Văn Lũy không nghĩ rằng có ngày mình sẽ lại gắn bó với ngôi trường này theo một cách rất khác biệt. "Thời đó, chúng tôi không uýnh lộn nhau nhưng rất nghịch. Chúng tôi lò mò khắp trường, trèo tường,...