Học sinh Bình Định không chịu đến lớp do đường xa?
iệc chuyển các em học sinh (HS) khối lớp 3, 4, 5 ở Điểm trường Kiều An tới học tại Điểm trường Kiều Hiệp, xã Cát Tân ( huyện Phù Cát) là thực hiện sắp xếp các lớp học không đảm bảo sĩ số theo chủ trương của tỉnh.
Chiều 15/9, tin từ Phòng GD&ĐT huyện Phù Cát (Bình Định), xác nhận: Việc chuyển các em học sinh (HS) khối lớp 3, 4, 5 ở Điểm trường Kiều An tới học tại Điểm trường Kiều Hiệp, xã Cát Tân (huyện Phù Cát) là thực hiện sắp xếp các lớp học không đảm bảo sĩ số theo chủ trương của tỉnh, huyện chứ không phải Phòng và Nhà trường tự ý làm.
Trước đó, theo chủ trương sắp xếp các lớp học không đảm bảo sĩ số, từ năm học 2018 – 2019, Ban Giám hiệu (BGH) Trường Tiểu học (TH) số 2 Cát Tân chuyển tất cả các em HS thuộc khối lớp 3, 4, 5 tại Điểm trường Kiều An tới Điểm trường Kiều Hiệp – điểm chính của Trường TH số 2 Cát Tân, tọa lạc tại xóm Kiều Hiệp, thôn Kiều An – học tập. Năm học 2019 – 2020, Nhà trường tiếp tục chuyển 12 em HS từ khối lớp 2 lên khối lớp 3 tại Điểm trường Kiều An tới học ở Điểm trường Kiều Hiệp.
Học sinh khối lớp 1 đang theo học tại điểm Trường Kiều An
Tuy nhiên, từ ngày 5/9 tới nay, phụ huynh (PH) của 9/12 em HS khối lớp 3 tại Điểm trường Kiều An kiên quyết không cho con tới Điểm trường Kiều Hiệp học tập. Họ phản đối bằng cách cho con tới Điểm trường Kiều An ngồi ở hành lang, sân trường chờ giáo viên (GV).
Khi không có GV tới dạy, PH cho các em HS xếp hàng trước cổng trường, tay cầm bảng có dòng chữ “đừng buộc chúng em phải bỏ học giữa chừng”, “chúng em cần được học tập”. Sau đó, một số PH chụp hình, quay video clip đăng trên các trang facebook cá nhân và nhiều trang mạng xã hội khác.
Các PH cho rằng, Điểm trường Kiều An có sẵn trường, lớp, tại sao Nhà trường không tổ chức dạy mà phải chuyển tới Điểm trường Kiều Hiệp. Các em HS lớp 3 còn nhỏ, di chuyển đoạn đường xa để tới Điểm trường Kiều Hiệp học tập, PH phải đưa, đón các em, gây bất tiện và ảnh hưởng đến công việc hàng ngày.
Về vụ việc này, bà Nguyễn Thị Hoài Bình, Hiệu trưởng Trường TH số 2 Cát Tân, cho biết: Từ năm học 2017 – 2018 trở về trước, Điểm trường Kiều An có 5 lớp học, từ khối lớp 1 đến lớp 5 (mỗi khối 1 lớp). Tuy nhiên, sĩ số HS rất ít, 5 lớp chưa tới 80 em; cơ sở vật chất tại điểm trường thiếu thốn. Trong khi đó, theo quy định của ngành Giáo dục, 1 lớp học cấp TH phải đảm bảo sĩ số 35 HS. Từ năm học 2018 – 2019, Nhà trường đã chuyển toàn bộ HS khối lớp 3, 4, 5 ở Điểm trường Kiều An tới học tại Điểm trường Kiều Hiệp. Năm học 2019 – 2020, Điểm trường Kiều An chỉ tổ chức dạy khối lớp 1 và lớp 2; trong đó, 1 lớp 1 có 20 HS và 1 lớp 2 có 12 HS.
Video đang HOT
Điểm trường Kiều Hiệp là điểm chính của Trường TH số 2 Cát Tân, các em HS từ khối lớp 3 trở lên học tại đây được đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất; việc dạy và học sẽ tốt hơn tại các điểm trường phụ. Đồng thời, BGH thuận lợi hơn khi phân công GV đứng lớp trong điều kiện Nhà trường đang thiếu GV như hiện nay.
“Điểm trường Kiều Hiệp cũng thuộc địa phận thôn Kiều An, cách Điểm trường Kiều An chừng 2 – 3 km. Việc PH cho rằng các em phải đi quãng đường xa tới Điểm trường Kiều Hiệp là không thuyết phục”, bà Nguyễn Thị Hoài Bình, Hiệu trưởng Trường TH số 2 Cát Tân, cho biết thêm.
Liên quan đến sự việc này, ông Nguyễn Tấn Hưng, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Phù Cát, nhấn mạnh: “Các bậc PH ở thôn Kiều An cần hiểu và thực hiện đúng chủ trương của cấp trên; trước mắt, cần cho các em tới Điểm trường Kiều Hiệp học tập để đảm bảo chương trình. Không nên phản ứng tiêu cực bằng cách cho con ở nhà, bởi như vậy sẽ ảnh hưởng đến chương trình học tập, cũng như quyền lợi của các em”.
Phúc Nhơn
Theo vietnamnet
Giúp sinh viên hòa nhập môi trường mới
Lần đầu bước vào môi trường ĐH, các tân sinh viên không khỏi bỡ ngỡ, khó khăn. Nhiều trường ĐH có những chương trình hoạt động, hỗ trợ đầu năm học giúp tân SV sớm hòa nhập với nhịp sống giảng đường.
Tân SV NTTU được tư vấn hỗ trợ giới thiệu nhà trọ. Ảnh: NTTU
Những chuyến xe nghĩa tình
Bên cạnh những suất học bổng dành cho tân SV khóa 2019 nhập học, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (HCMUE) tổ chức 16 chuyến xe mang tên "Tình yêu HCMUE" với lộ trình xuất phát từ các tỉnh miền Tây và Quảng Ngãi, Bình Định vào TPHCM. Đồng thời, chương trình Hỗ trợ hệ thống nhà trọ của HCMUTE đã hỗ trợ 1.237 chỗ trọ cho tân SV 2019.
Vào thời điểm đón tân SV trên Facebook của PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng HCMUTE thường xuyên xuất hiện các dòng trạng thái lưu ý, hướng dẫn tân SV về thời gian nhập học, các giấy tờ cần thiết, phương tiện đi lại, số điện thoại đường dây nóng, chuyện ăn ở, mức học phí... khi nhập học. Trong thời gian này, các bạn SV của trường có mặt ở 6 điểm đón tân SV nhập học: Ga Sài Gòn, Bến xe miền Đông, Bến xe miền Tây, Sóng Thần, ngã tư Linh Xuân, ngã tư Thủ Đức với bảng hiệu "ĐH SPKT TPHCM". Đặc biệt, vị hiệu trưởng HCMUTE lưu ý "Nếu gia đình không lo tiền kịp thì các em vẫn cứ nhập học".
Ngoài ra, vào thời gian tân SV nhập học, nhà trường mở cửa khu võng máy lạnh cho các phụ huynh và tân SV đến sớm được nghỉ ngơi; Góc sẻ chia của trường tổ chức phát đồ ăn miễn phí cho tân SV trong ngày làm thủ tục nhập học; Hội SV trường phát nước và trà sữa miễn phí tại khu đăng ký nhà trọ...
PGS.TS Đỗ Văn Dũng lưu ý các tân SV: "Tuần sinh hoạt đầu khóa rất quan trọng vì nó giúp các em làm quen với cách học ở bậc đại học. Các em sẽ được đi tham quan thành phố, phòng thí nghiệm, làm quen với các thầy cô, gặp gỡ GV, cựu SV và SV đang học, làm lễ nhập môn, được giới thiệu công việc làm thêm ngoài giờ học để giảm gánh nặng tài chính cho gia đình, hướng dẫn sử dụng thư viện số và hệ thống quản lý học tập online LMS (Learning Management System)...".
Hỗ trợ tân sinh viên nhập học. Ảnh minh họa/ Internet
Nâng cao ý thức công dân
Nhằm mục đích nâng cao ý thức công dân cho tân SV, Trường ĐH Quốc tế (HCMIU - ĐHQG TPHCM) tổ chức khóa tập huấn mang tên "Công dân tích cực" cho 2.100 tân SV khoá 2019 của trường.
Với phương pháp học tập thông qua trải nghiệm, các tân SV tham gia vào các hoạt động thiết thực như Globingo (giúp SV làm quen và kết nối với nhau), Dòng sông học tập (SV tìm hiểu về hành trình khám phá bản thân, văn hóa địa phương và văn hóa toàn cầu), Tôi và bản sắc của tôi (SV khám phá các khái niệm về bản sắc cá nhân, văn hóa cộng đồng trong môi trường đại học và nhận thức việc tôn trọng sự khác biệt), Hai lời nói thật - một lời nói dối (SV hiểu được ý nghĩa và tầm ảnh hưởng của các giả định trong cuộc sống), và Tảng băng chìm (SV một lần nữa nhìn nhận được bản sắc của chính mình, xây dựng hành trang phát triển bản thân trong những năm học sắp tới, cũng như góp phần hình thành và giữ gìn các bản sắc văn hóa tốt đẹp của cộng đồng).
PGS.TS Lê Văn Cảnh - Phó Hiệu trưởng HCMIU cho biết: "Thông qua buổi sinh hoạt như thế này, nhà trường mong muốn giới thiệu và lan tỏa tinh thần "Công dân tích cực" cho SV năm nhất; tạo cơ hội giao lưu, kết bạn và mở rộng quan hệ từ đó giúp các em tăng thêm sự tự tin, nâng cao nhận thức và hiểu sâu hơn về bản sắc cá nhân của chính mình và của người khác. Đặc biệt, chương trình hy vọng nâng cao nhận thức của sinh viên về các nền văn hóa khác nhau và tôn trọng sự khác biệt...".
Mở rộng cánh cửa giảng đường
"Nhà trường có nguồn quỹ học bổng hơn 10 tỷ đồng dành cho tân sinh viên có điểm cao trong kỳ tuyển sinh đại học, tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, anh chị em học chung trường... Đồng thời, trường sẽ có một chuỗi các chương trình chào đón tân SV với nhiều tiết mục chào mừng đặc sắc. Cùng với đó là chuyên đề học thuật dành cho tân SV."
Bí thư Đoàn Trường HUFLIT Phạm Hữu Nghĩa
Bên cạnh những học bổng khuyến tài, nhiều trường ĐH có học bổng hỗ trợ SV có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục con đường học vấn. Tại Trường ĐH Nông Lâm TPHCM (NLU), có 2 GV nganh Công nghệ sinh hoc đứng ra bảo trợ học phí cho SV khó khăn không có tiền đóng học phí nhập học; một cựu cán bộ Phòng Công tác sinh viên tặng 3 suất học bổng khoảng 30 triệu cho 3 tân SV. Ngoài ra, trường còn có các học bổng thường xuyên khác khoảng 400 triệu đồng. TS Trần Đình Lý - Phó Hiệu trưởng NLU cho biết: Phân hiệu Ninh Thuận của trường, thông qua cac nhà tài trợ (BIDV Chi nhánh Ninh Thuận; Bảo Minh Ninh Thuận; Sacombank Ninh Thuận) đã hỗ trợ 25 SV đươc nhận hoc bổng trị giá hơn 100 triệu đồng.
Tuy là cơ sở GDĐH tư thục, nhưng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (NTTU) có các chính sách hỗ trợ dành cho tân SV với tổng kinh phí khá "khủng", gần 20 tỷ đồng. Theo đó, với tân SV xét tuyển vào NTTU theo điểm thi THPT quốc gia, có từ điểm chuẩn đến 20 điểm được nhận học bổng là 2 triệu đồng; Trên 20 điểm nhận học bổng 3 triệu đồng. Đối với điểm xét tuyển theo hình thức đánh giá năng lực: Từ 600 - 700 điểm được học bổng 2 triệu đồng; từ 700 điểm trở lên được học bổng 3 triệu đồng.
Ngoài ra, nhà trường còn giảm 20% học phí năm học đầu tiên dành cho SV nữ học ngành Kỹ thuật - Điện điện tử, Công nghệ kỹ thuật cơ điện; Giảm 50% học phí cho SV học ngành Thanh nhạc và Piano từng đạt kết quả cao tại các cuộc thi nghệ thuật quốc gia; học bổng 100% năm học đầu tiên cho thủ khoa đầu vào của trường, của khoa...
Tương tự, tại Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT), ngay từ lúc tân SV làm thủ tục nhập học, Đoàn Thanh niên - Hội SV trường đã chuẩn bị hơn 2.000 chỗ trọ gần trường với chi phí phù hợp để giúp tân SV sớm ổn định chỗ ở. Bên cạnh đó, nhà trường còn giới thiệu hơn 1.000 việc làm bán thời gian đến tân SV thông qua bàn hỗ trợ và fanpage của Đoàn Thanh niên - Hội SV trường.
Công Chương
Theo GDTĐ
Tiếp sức đến trường: Đặt niềm tin vào sự tử tế! 'Dù còn nhiều khó khăn nhưng mong các em đừng bao giờ chùn bước, đừng bao giờ từ bỏ mà hãy nuôi dưỡng khát vọng, đặc biệt là niềm tin vào sự tử tế', nhà báo Bùi Thanh nhắn nhủ với các sinh viên được trao học bổng Tiếp sức đến trường. Nhà báo Bùi Thanh (bia trai) - ủy viên ban biên...