Học sinh bị đánh chấn thương sọ não: Sở GD&ĐT Hà Giang nói gì?
“Ngay sau khi em T. nhập viện, chúng tôi đã đến thăm và động viên tinh thần em. Hiện tại, nguyên nhân sự việc vẫn trong quá trình điều tra”, ông Sử nói.
Chiều 28/8, trao đổi xung quanh vụ việc học sinh bị đánh chấn thương sọ não trong trường học, ông Vũ Văn Sử – Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang – cho hay: “Sự việc xảy ra là điều không ai mong muốn, là người đứng đầu ngành giáo dục của một tỉnh tôi cũng cảm thấy rất đau lòng về điều đó.
Theo báo cáo của nhà trường thì sự việc xảy ra vào khoảng 8h30 sáng ngày 24/8 trong giờ ra chơi. Hôm ấy là ngày mưa tầm mưa tã, sự việc xảy ra rất nhanh chóng và không để lại dấu vết gì.
Quan trọng là sau khi bị các học sinh lớp 11 đánh, em T. không có vết thương hở nào và cũng không báo lại với giáo viên nhà trường”.
Được biết, đến khoảng 10h cùng ngày, em T. cảm thấy mệt nên mới xin giáo viên cho về và đến chiều thì gia đình cho em T. đi bệnh viện và em ấy phải mổ gấp vì chấn thương sọ não.
Hiện nay, em T. vẫn trong tình trạng hôn mê sâu.
“Ngay sau khi em T. nhập viện, chúng tôi cũng đã đến thăm và động viên tinh thần em. Chiều nay tôi có nhận được tin báo là tình trạng của em T. đã khá lên nhiều. hiện tại nguyên nhân cụ thể về sự việc vẫn đang trong quá trình điều tra”, ông Sử nói.
Chia sẻ về tình trạng bạo lực học đường diễn ra ngày càng phức tạp và khó ngăn chặn, ông Vũ Văn Sử cho hay: “Trong độ tuổi học sinh với tâm sinh lý phát triển thì việc các em mâu thuẫn với nhau là điều không thể tránh khỏi. Chỉ có điều, việc đó diễn ra trong hoàn cảnh nào? Những người chứng kiến ứng xử ra sao và xã hội nhìn nhận thế nào.
Video đang HOT
Rõ ràng không ai muốn những việc đó xảy ra. Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang cũng đã có chỉ đạo và quán triệt về tình hình bạo lực học đường để tránh tối đa việc các em hiểu lầm, xô xát nhau”.
Trước đó, sáng 24/8, trong giờ ra chơi, học sinh này bị một nhóm bạn khóa trên kéo xuống đánh vào đầu, đá vào mặt khiến em T. chỉ biết ôm đầu chịu trận. Điều đáng nói, có nhiều bạn học cùng lớp cùng chứng kiến sự việc nhưng không ai dám can ngăn vì thái độ của nhóm người kia quá hung hãn.
Đến chiều em T. bị ngất lịm ở nhà nhưng gia đình nghĩ là cảm do ướt mưa. Sau một lát em không tỉnh nên gia đình đã nhanh chóng đưa em đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hà Giang.
Khi bác sĩ thông báo em cần được mổ ngay lập tức vì có biểu hiện chảy máu não thì gia đình mới ngã ngửa. Hỏi ra mới biết, em bị một nhóm người đánh tại trường. Hiện tại, gia đình đã gửi đơn và yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc điều tra.
Theo Infonet
Mưa lớn khiến giao thông nhiều tỉnh miền Bắc bị chia cắt
Các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang... bị ngập từ 50 cm đến 1,5 m sau mưa lớn do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 6.
Chiều 25.8, lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Định Hóa (Thái Nguyên) cho biết đêm 24 và sáng 25.8 trên địa bàn huyện Định Hóa xảy ra mưa lớn. Tại các xã Bộc Nhiêu, Trung Hội, Phú Đình và Bình Thành lượng mưa cao nhất đo được trên 269mm.
Mưa lớn đã gây ra tình trạng ngập úng cục bộ, sâu 50cm -1 m ở khắp các xã, thị trấn trong huyện Định Hóa.
Mưa lớn kéo dài cùng với lũ từ thượng nguồn đổ về khiến giao thông từ các xã, thị trấn về trung tâm huyện Định Hóa bị chia cắt hoàn toàn. Trong đó, nhiều địa phương bị ngập nặng như xã Kim Sơn, Kim Phượng, thị trấn Chợ Chu.
Trụ sở UBND huyện Định Hóa (Thái Nguyên) bị ngập sâu. Ảnh: Ngô Duy Viên.
Huyện Đại Từ xảy ra mưa lớn kèm theo gió lốc mạnh, thiệt hại về cây cối, nhà và một số công trình phúc lợi.
Đặc biệt, xã Hà Thượng (huyện Đại Từ), mưa lũ làm ngập úng sâu tại khu vực xóm 6 xóm 7 dài khoảng 1km làm ách tắc giao thông và ngập úng nhiều nhà dân. Các hộ dân đã được sơ tán khẩn cấp.
Tại tỉnh Tuyên Quang, huyện Sơn Dương có những đoạn tuyến quốc lộ nước ngập sâu 1-1,5m (đoạn xã Phúc Ứng và thị trấn Sơn Dương) gây ách tắc cục bộ.
Đến chiều 25.8, các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ đi qua địa bàn huyện Sơn Dương cơ bản đã được thông tuyến, các điểm ngập sâu gây ách tắc tại tuyến quốc lộ 37 đi qua thị trấn Sơn Dương (Sơn Dương) nước đã rút.
Ông Hà Quang Chúc, Phó chủ tịch UBND huyện Sơn Dương, cho biết huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND các xã có biện pháp sơ tán người dân khỏi các khu vực nguy hiểm; đảm bảo lưu thông các tuyến quốc lộ; kịp thời cập nhật tình hình thiệt hại; hướng dẫn nhân dân các biện pháp khắc phục thiệt hại tại địa bàn.
Trong khi đó, trên quốc lộ 2C, đoạn từ thủy điện Chiêm Hóa đi huyện Na Hang do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 6 đã xảy ra 10 điểm sạt lở đất đá gây khó khăn cho người khi tham gia giao thông đi qua đoạn đường trên. Trong đó điểm sạt lở nặng nhất tại km 229 900 đoạn qua thôn Bản Dần, xã Yên Lập ( huyện Chiêm Hóa).
Tuyến quốc lộ 37 và 2C qua thị trấn Sơn Dương (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) bị chia cắt. Ảnh: Báo Tuyên Quang.
Hạt Quản lý Giao thông đường bộ huyện Na Hang đã huy động máy móc, thiết bị san gạt điểm sạt lở nhằm thông tuyến cho người và phương tiện khi đi qua đoạn đường trên.
Tại tỉnh Hà Giang, mưa lớn làm ngập cục bộ TP.Hà Giang ở tuyến đường Sơn Hà, Đoàn Kết, xã Ngọc Đường, ngập úng cục bộ tại khu vực cổng Trường Dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang, phường Minh Khai, Nguyễn Trãi, Trần Phú....
Lũ cũng cuốn trôi chị Giàng Thị Ná (42 tuổi, ở thôn Nà Khà, xã Linh Hồ, huyện Vị Xuyên). Hiện, lực lượng chức năng đang tích cực triển khai công tác tìm kiếm nạn nhân.
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho hay mực nước thượng lưu sông Lô, sông Chảy và sông Thao đang lên nhanh. Lưu lượng đến hồ Tuyên Quang trên sông Gâm đang tăng nhanh. Ngày hôm nay, thủy điện Tuyên Quang đã mở 2 cửa xả đáy.
Nhà dân bị ngập do mưa lớn ở huyện Sơn Dương. Ảnh: Báo Tuyên Quang.
Dự báo, tối nay, mực nước trên sông Lô tại Tuyên Quang, sông Chảy tại Bảo Yên sẽ lên nhanh, sông Thao tại Yên Bái sẽ lên chậm.
Cơ quan khí tượng cảnh báo sạt lở đất và lũ quét có khả năng xảy ra tại nhiều tỉnh ở vùng núi phía Bắc.
Theo Thắng Quang (Zing)
Mưa lớn gây ngập nhiều nơi ở miền Bắc Mưa lớn liên tục hai ngày qua với lượng trên 100 mm gây ngập lụt tại một số địa phương ở Tuyên Quang, Hà Giang và Thái Nguyên. Do tác động của hoàn lưu vùng áp thấp sau bão Hato, từ ngày 24 đến 25/8 mưa lớn xuất hiện tại nhiều địa phương ở Tuyên Quang như Sơn Dương 229 mm, Nà Hang...