Học sinh bị bỏ quên trên xe ô tô: Cần điểm danh đầu giờ học và thông báo phụ huynh ngay nếu học sinh vắng mặt
Hàng loạt vụ học sinh bị bỏ quên trên xe ô tô đưa đón học sinh cho thấy, đã đến lúc bắt buộc kiểm tra sỹ số học sinh và phản hồi nhanh với gia đình nếu học sinh chưa có mặt ở lớp học.
Ngày 9/6, tại Hà Nội đã xảy ra sự việc một học sinh lớp 4 của trường Tiểu học Nam Từ Liêm (Hà Nội) vì ngủ say nên đã bị bỏ quên trên xe ô tô đỗ ngoài khu vực cổng trường. Rất may mắn là người dân đi đường đã phát hiện và sức khỏe học sinh không gặp vấn đề gì.
Theo thông tin từ bà Ngô Thị Thanh – Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Từ Liêm, đây là xe do phụ huynh tự đứng ra thuê, không phải xe của trường. Học sinh lớp 4 của trường đã ngủ quên và bị bỏ lại trên xe ô tô đưa đón. Khi tỉnh dậy, thấy cửa xe bị khóa kín, học sinh này đã dùng tay đập cửa kính xe cầu cứu sự hỗ trợ của người đi đường.
Sau khi có sự việc xảy ra, trường Tiểu học Nam Từ Liêm đã tổ chức cuộc họp nhắc nhở các giáo viên về quy định kiểm tra sự có mặt của học sinh tại lớp học. Nếu sau khi vào lớp 15 phút mà thấy học sinh vắng mặt không lý do, giáo viên chủ nhiệm phải liên lạc với phụ huynh.
Theo lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm, dù đây là trường hợp do các gia đình học sinh thuê xe đưa đón nhưng Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các nhà trường quán triệt công tác kiểm soát sĩ số lớp học, từ giáo viên tới các gia đình có con em theo học. Vừa qua, Sở GD&ĐT Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị, trường học có tổ chức dịch vụ đưa đón học sinh bằng xe ô tô quan tâm thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn sức khỏe cho học sinh.
Không chỉ vụ việc ở trường Nam Từ Liêm, còn nhớ cách đây gần 1 năm, ngày 6/8/2019 đã diễn ra vụ việc 1 học sinh lớp 1 tử vong trên xe ô tô đưa đón của trường Tiểu học Gateway ( quận Cầu Giấy, Hà Nội). Sự việc cho thấy quy trình đưa đón học sinh còn lỏng lẻo, công tác phối hợp, thông tin giữa giáo viên, nhà trường và phụ huynh còn bất cập.
Hậu quả dẫn đến sự việc đau lòng khi học sinh bị bỏ quên trên xe ô tô suốt thời gian từ đầu giờ sáng đến 15h30 cùng ngày. Đến khi lái xe phát hiện, hô hoán mọi người bế cháu vào phòng y tế của trường, sau đó đưa đi bệnh viện E nhưng cháu đã tử vong.
Tháng 8/2019 đã xảy ra vụ việc một học sinh trường Gateway tử vong do bị quên trên xe bus đưa đón học sinh.
Video đang HOT
Để đảm bảo an toàn cho học sinh khi sử dụng phương tiện xe ô tô đưa đón, vừa qua, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các Sở GD&ĐT trên phạm vi cả nước thực hiện nhiều biện pháp. Trong đó, Bộ GĐ&ĐT yêu cầu rà soát các đơn vị cung cấp vận tải có uy tín, chất lượng xe tốt, tài xế có bằng lái, trách nhiệm với công việc. Ngoài ra, xây dựng quy trình đưa đón, kiểm tra, rà soát học sinh trong suốt quá trình đưa đón.
Tuy nhiên, từ những sự việc nêu trên, nhiều phụ huynh, chuyên gia giáo dục cho biết, cần phải tiếp tục duy trì bắt buộc và thực hiện nghiêm túc điểm danh sĩ số học sinh vào đầu giờ học. Rà soát từng trường hợp học sinh, nếu vắng mặt không lý do, giáo viên phải thông báo cho phụ huynh nắm được, từ đó hạn chế trường hợp bị bỏ quên lâu trên xe ô tô, hoặc học sinh đi lạc, mất tích…
Bức xúc vì Trường Quốc tế Việt Úc thu học phí cả trăm triệu, phụ huynh làm các phép tính rồi giật mình với "những con số biết nói"
Liên quan vụ thu tiếp học phí dù trước đó đã đóng và con đang nghỉ học ở nhà, phụ huynh có con học Trường Quốc tế Việt Úc đã làm các phép tính...
Thu 1.000 tỷ tiền học phí dù học sinh đang được nghỉ?
Phụ huynh Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (viết tắt là VAS) ở TP.HCM trong mấy ngày qua vẫn không ngừng phản đối trước thông báo thu học phí mới đây của trường.
Cụ thể, phụ huynh nhận email yêu cầu phải tiếp tục đóng học phí phần 4 (trường thu học phí 4 phần/năm hoặc đóng cả năm) trước ngày 25/4. Trước đó, trường yêu cầu đóng cả tiền ăn uống và xe đưa đón nhưng mới đây đã cắt bỏ khoản này và thông báo sẽ thu sau.
Trường Quốc tế Việt Úc có mức học phí dao động từ 143-425 triệu đồng/năm, từ đó một phụ huynh đã làm phép tính:
Trung bình mỗi học sinh của trường đóng 50 triệu đồng x 10.000 học sinh đang theo học = 500 tỷ đồng.
Phụ huynh làm phép tính tổng thu học phí phần 4.
Tuy nhiên, trước khi nghỉ Tết Nguyên đán, phụ huynh đã phải đóng học phí học phần 3 cho trường. Như vậy số tiền trường thu được là 1.000 tỷ đồng trong khi học sinh nghỉ học gần 3 tháng qua và chưa có kế hoạch đi học trở lại.
Mặc dù Trường Quốc tế Việt Úc lý giải việc đóng học phí này để trường duy trì hoạt động và trả lương cho giáo viên, nhân viên tuy nhiên việc giữ nguyên 100% học phí trong khi học sinh nghỉ học ở nhà cùng với khoản học phí học phần 3 chưa sử dụng đến đã phải đóng học phí học phần 4 đã khiến cho các bậc phụ huynh của trường đồng loạt lên tiếng phản đối.
Nâng học phí 10% rồi giảm học phí 10% cho phụ huynh đóng trước 15/5?
Theo thông tin tuyển sinh từ Trường Quốc tế Việt Úc, trường đang có chính sách giảm 10% khi phụ huynh đăng ký và đóng học phí năm học 2020-2021 trước ngày 15/5. Chương trình áp dụng cho tất cả các hình thức đóng theo học phần/ học kỳ/ cả năm học.
Tuy nhiên, một phụ huynh sau khi tính toán so sánh bảng học phí của 2 năm học 2019-2020 và năm học sắp tới 2020-2021 đã thấy học phí năm học sau tăng đúng 10%.
Học phí năm họ 2019-2020
Học phí năm học 2020-2021.
"Đây chính là con số VAS công bố đã giảm cho phụ huynh như một nghĩa cử cao đẹp, chia sẻ khó khăn với phụ huynh trong lúc dịch bệnh. Đặc biệt, điều kiện để nhận được sự chia sẻ này là phải hoàn thành đóng full học phí năm học 2019-2020 và đóng trước thời gian", phụ huynh này cho hay.
Một phụ huynh khác cho biết, năm nào trường cũng tăng vài phần trăm tiền học phí và đóng nguyên cả năm sẽ được giảm 5% thì năm nào cũng có.
"Học phí năm sau cao hơn năm trước so với cùng lớp học và lớp lớn cao hơn lớp nhỏ. Con mình mỗi năm lên lớp là chi phí tăng thêm từ 15% trở lên. Mình vẫn giữ bill đóng tiền của con các năm và có so sánh cách đây 2 năm rồi", một người khác chia sẻ.
Một cơ sở của Trường Quốc tế Việt Úc.
Dù vậy, một phụ huynh cho biết việc tăng là không sai và trường thông báo từ trước. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh này mà trường vẫn giữ mức tăng 10% là điều không nên.
"Thật ra học phí hay cho thuê nhà tăng giá hàng năm là bù cho lạm phát, cái này không có gì sai hết. Nhưng rõ ràng, năm nay dịch bệnh, ngành nghề nào cũng khó khăn, thậm chí thuê mặt bằng hợp đồng đã ký rồi cũng phải giảm thì không cớ gì, VAS tăng học phí năm học mới rồi lại có chính sách giảm. Nếu có tăng thì cũng vừa phải thôi.
Xin hỏi VAS, học phí tăng vậy thì lương giáo viên có tăng như vậy theo hàng năm không? Nói chung là tuỳ tình hình mà cư xử với nhau, cả xã hội đang gồng mình để sống qua dịch, còn mình thì cứ tận thu", một phụ huynh bức xúc.
Tào Nga
Bị phản ứng, trường quốc tế tạm ngừng thu tiền ăn Sau phản ứng của phụ huynh phải đóng cả tiền ăn và xe đưa trước dù không đi học giữa mùa dịch Covid-19, Trường dân lập quốc tế Việt Úc (VAS) đã tạm ngưng thu 2 khoản này. Chiều 13/4, Trường dân lập Quốc tế Việt Úc đã gửi thông báo đóng tiền tới phụ huynh và chỉ yêu cầu nhanh chóng đóng...