“Học sinh bây giờ khổ cực quá”
Có sự trái ngược giữa đánh giá của cấp quản lý với góp ý của các giáo viên đứng lớp về chương trình – sách giáo khoa (CT-SGK) phổ thông – GS Văn Như Cương thẳng thắn nhận định với buổi giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội tại trường mình. “Không chỉ nặng, CT-SGK phổ thông hiện nay còn không đáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn diện” – GS nhận xét.
Giáo viên, học sinh đều mong muốn giảm tải chương trình phổ thông
30% kiến thức Toán là vô bổ
Video đang HOT
Trước nhiều ý kiến của cấp quản lý cho rằng CT-SGK hiện nay phù hợp với tâm sinh lý đối tượng học sinh và không “quá tải”, GS Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh lại có quan điểm ngược lại. “Trường THPT Lương Thế Vinh có tỷ lệ học sinh đỗ ĐH cao, điểm trung bình tuyển sinh ĐH trên 18 điểm trong khi mức trung bình của Hà Nội là dưới 13 điểm. Tuyển sinh lớp 10, trường có mức điểm chuẩn thuộc tốp đầu toàn thành phố. Tuy chất lượng đào tạo của trường khá cao nhưng để nói về CT-SGK hiện hành tôi vẫn phải thừa nhận học sinh đi học bây giờ khổ cực quá.” – GS Văn Như Cương nhấn mạnh.
Chia sẻ về những điểm “vô lý” của CT-SGK hiện nay, GS Văn Như Cương cho biết, trừ những giáo viên dạy toán mới cần đến số phức thì không thể hiểu dạy học sinh kiến thức này để làm gì. Vô lý nhưng không thể bỏ qua vì theo giáo sư kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nào cũng có 1 câu liên quan đến kiến thức này. “30% kiến thức Toán là vô bổ nếu không theo học chuyên ngành Toán” – ông kết luận.
Một giáo viên dạy Văn trường Trung học Lương Thế Vinh cho rằng việc xa rời thực tế, nặng tính hàn lâm thể hiện khá rõ trong SGK. Giáo viên này đưa ra ví dụ SGK Ngữ văn lớp 7 với cụm bài “Thơ Đường”quá cao so với tư duy, khả năng cảm nhận của học sinh. Nặng về kiến thức nhưng phân phối chương trình cứng nhắc, không hợp lý, không giao quyền chủ động cho giáo viên cũng là nguyên nhân dẫn tới quá tải với cả học sinh lẫn giáo viên.
“Bộ biết mà sao không sửa?”
“Bộ GD-ĐT biết quá tải từ lâu khi thực hiện CT-SGK cải cách nhưng đến năm ngoái mới đưa ra chương trình giảm tải hết sức chắp vá, vụn vặt, bỏ một, hai bài tập, bỏ câu a, b nhưng không dám bỏ chương bỏ bài. Đấy là năm ngoái, năm nay thì không thấy bổ sung gì” – GS Văn Như Cương góp ý. Thầy Nguyễn Hoàng Liêm, giáo viên Toán trường THCS Liên Mạc cũng thừa nhận chương trình Toán THCS nặng, giáo viên thực sự gặp khó khăn khi thực hiện chương trình. Trong khi đó, về việc giảm tải, thầy Liêm khẳng định: “Nội dung giảm tải vụn vặt, ít đem lại tác dụng. Bài tập trong SGK thường có tính liên hoàn, cắt bài tập ở chương trình này nhưng kiến thức lại có ở chương sau nên dù có giảm tải thì giáo viên vẫn phải dạy. Nếu muốn giảm tải thì phải làm tổng thể”.
Một thực tế nữa được nhiều giáo viên phản ánh là CT-SGK phổ thông với một số môn học yêu cầu cao khiến học sinh dân tộc thiểu số, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn và học sinh có học lực yếu khó theo kịp. Trong khi đó, việc sử dụng CT-SGK đại trà sẽ dẫn tới lãng phí, không phát huy được với những học sinh có năng lực vượt trội, vì vậy ông Phạm Văn Đại, Hiệu trưởng trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam kiến nghị: ” Bộ GD-ĐT cần sớm xây dựng chương trình SGK THPT chuyên để áp dụng đồng bộ trên phạm vi cả nước. Chương trình chuyên cần cho phép 70% phần cứng bắt buộc thực hiện chung cho toàn quốc, mang tính hệ thống. Ngoài ra, 30% dữ liệu mở để cho phép bổ sung trên cơ sở phù hợp với trình độ, năng lực học sinh, phù hợp với thời đại, phù hợp với điều kiện cơ sở vùng, miền khác nhau…”
Không đơn giản chỉ nặng nhẹ về nội dung kiến thức, GS Văn Như Cương còn nêu ra thực trạng đáng lo ngại hơn khi chương trình không đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện. “Chúng ta hiện đang thiếu hẳn việc dạy làm người, dạy kỹ năng sống mà thiên về kiến thức văn hóa, mất cân đối nghiêm trọng. Xã hội nhiều tệ nạn mới, phức tạp, nhưng nhà trường không giúp học sinh có sức đề kháng. Điều này cần phải được thay đổi trong CT-SGK mới”.
Kêu gọi sự đóng góp khách quan, trung thực về những tồn tại của CT-SGK phổ thông hiện hành để rút kinh nghiệm cho việc đổi mới CT-SGK phổ thông sau năm 2015, GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục-Thanh niên-Thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho biết đây là mục tiêu của đợt giám sát lần này tại nhiều trường học ở Hà Nội và các tỉnh thành khác. “Chúng tôi muốn nắm rõ điểm yếu của CT-SGK hiện hành qua tiếng nói của thầy cô giáo, đồng thời tìm hiểu các mô hình đặc thù để thấy được những ưu việt của mô hình này. Từ đó sẽ rút kinh nghiệm để Quốc hội góp ý vào việc đổi mới CT-SGK sắp tới”
Theo ANTD
Không nên "không quản được thì cấm"
Trước vấn đề có nên can thiệp vào việc sử dụng Facebook của giới trẻ, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Nguyễn Hiệp Thống cho rằng cần phải có cái nhìn thật sự bình tĩnh trước mặt tích cực và tiêu cực của vấn đề và hoàn toàn không đặt ra việc cấm sử dụng khi không quản lý được.
- Facebook là nơi thể hiện quan điểm cá nhân, vậy các trường học có nên can thiệp việc bình luận và đưa ý kiến cá nhân của học sinh trên trang mạng này?
- Facebook đúng là nơi thể hiện quan điểm, những tâm sự cá nhân. Tuy nhiên nó không phải là một nhật kí riêng tư của một cá nhân nào mà được chia sẻ rộng rãi trên cộng đồng mạng xã hội. Chính vì thế, nếu có những quan điểm cá nhân nào đó của học sinh mà lệch lạc, sai trái, vi phạm "thuần phong mĩ tục" thì không chỉ nhà trường mà cả các bậc phụ huynh, bạn bè và những ai quan tâm đều có thể góp ý, uốn nắn, can thiệp giúp cho cá nhân học sinh đó và người khác có nhận thức đúng đắn hơn, điều đó cũng là cần thiết.
- Trường Lương Thế Vinh vừa đưa ra những điều "cấm kỵ" với học sinh trường mình khi sử dụng Facebook. Ý kiến của ông như thế nào về việc này?
- Nhà trường là nơi giáo dục kiến thức và rèn nhân cách cho học sinh, vì thế đưa ra các quy định như trường Lương Thế Vinh cũng là một cách giáo dục, định hướng cho các em, giúp cho các em có nhận thức và có ngôn ngữ ứng xử một cách có văn hóa, việc đưa ra những quy định như vậy cũng là một biện pháp cần thiết. Mặc dù những quy định của nhà trường chỉ mới có "răn" chứ chưa có "đe" nhưng sẽ chỉ bảo cho các em thấy những điều hay lẽ phải, những gì nên tránh.
Thời gian qua, trong các nhà trường cũng có nhiều biện pháp khác như giáo dục đạo đức, đưa vào giảng dạy bộ tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh, sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, tổ chức các câu lạc bộ giao lưu văn hóa ứng xử cho học sinh... và cũng đã thu được những kết quả rất tích cực.
- Hiện tượng học sinh lên Facebook bình phẩm thiếu thiện chí về thầy cô, gia đình cho thấy có sự lệch lạc về đạo đức. Ngành giáo dục có biện pháp gì để can thiệp vào tình trạng này?
- Đúng là đã có một số học sinh, sinh viên không chỉ dùng Facebook để chia sẻ những tâm tư nguyện vọng trong cuộc sống mà còn lạm dụng nó để văng tục, chửi thề hay nói xấu, vu khống, bôi nhọ danh dự bạn bè, người thân, thậm chí cả thầy cô giáo, cha mẹ của mình. Có nhiều trường hợp còn cổ súy cho những hành vi thô bạo như hành hạ động vật, kích động bạo lực trong xã hội. thậm chí xúc phạm cả vong linh các liệt sĩ... Đây là những hiện tượng đáng để chúng ta quan tâm lo ngại, cần kịp thời phê phán và ngăn chặn. Hiện tượng này cũng là một nội dung mới nảy sinh cần phải được các trường học cũng như các bậc phụ huynh phải lưu ý trong công tác giáo dục đạo đức cho HSSV thời gian tới.
- Liệu có khả năng "không quản lý được thì cấm" đối với việc học sinh sử dụng Facebook?
- Bản thân Facebook là một sản phẩm khoa học của trí tuệ con người, bên cạnh mặt tiêu cực, nó cũng mang lại rất nhiều tiện ích. Với đa số học sinh, sinh viên nó là nơi bày tỏ quan điểm, khơi nguồn tâm sự của các em, là nơi giao lưu kết bạn tâm tình, mở rộng quan hệ chia sẻ tình cảm giữa các em với xã hội hoặc góp ý với những việc làm chưa tốt của bạn bè và cả của người lớn ở xung quanh mình. Mặt khác, thông qua nó người lớn cũng nắm bắt được tâm tư tình cảm của các em từ đó có những khuyên bảo, giải tỏa khó khăn bức xúc cho các em...
Ngoài ra, khi các em có những ý kiến trên Facebook uốn nắn góp ý về quan điểm lệch lạc sai trái của bạn bè mình thì với các em khác cũng thấy là một bài học giúp cho mình tỉnh ngộ và có những nhận thức đúng đắn, từ đó điều chỉnh lại hành vi. Đó cũng là một tín hiệu đáng mừng từ lớp trẻ hiện nay. Như vậy, vấn đề đặt ra là gia đình, nhà trường và xã hội cần chung tay giáo dục, hướng dẫn các em về văn hóa ứng xử trong cuộc sống nói chung và trên diễn đàn Facebook nói riêng chứ không phải ngăn cấm việc sử dụng nó.
Theo ANTD
Phép thử với hành vi giới trẻ Sau một ngày "Những điều "cấm kỵ" khi lên Facebook" của trường PTDL Lương Thế Vinh được đăng tải, hàng nghìn bình luận của giới trẻ được tung ra với phản ứng khác nhau, trong đó có cả những lời bình quá khích. Trước sự việc này, GS. Văn Như Cương, Hiệu trưởng nhà trường tỏ rõ lo ngại về hành vi của...