Học sinh bắt đầu thi học kỳ I
Những ngày này, học sinh toàn tỉnh bước vào thi học kỳ I. Các trường kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục của từng môn học, hoạt động giáo dục đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; đồng thời có định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.
Không kiểm tra, đánh giá những nội dung, bài tập, câu hỏi vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
Là trường đặc thù có nhiều cấp học, những ngày này, 3.007 học sinh Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm (Trường Đại học An Giang) bước vào thi học kỳ I. Toàn trường có tổng số 72 lớp, với 3.007 học sinh, trong đó bậc Tiểu học 29 lớp/1.215 học sinh, bậc THCS 28 lớp/1.167 học sinh, bậc THPT 15 lớp/625 học sinh.
Thầy Lê Văn Điền, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm cho biết, đối với cấp tiểu học, sẽ kiểm tra các môn đánh giá bằng điểm số. Riêng môn tiếng Anh lớp 1 và lớp 2 chỉ kiểm tra miệng theo thời khóa biểu. Đề kiểm tra phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng gồm: các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ nhận thức của học sinh…
Đề kiểm tra kết hợp giữa trắc nghiệm với tự luận đối với Toán, Đọc hiểu, Khoa học, Lịch sử và Địa lý. Tùy theo nội dung của từng môn và phân môn có thể theo tỷ lệ khoảng 70% trắc nghiệm và 30% tự luận, hoặc 80% trắc nghiệm và 20% tự luận. Theo đó, từ ngày 23 đến 27-12-2019, thi: Tin học (khối 1-5) và Anh văn (khối 1, 2). Ngày 24-12 thi Khoa học, Anh văn (khối 3, 4, 5); thi môn Đọc (khối 1). Ngày 25-12 thi Đọc hiểu, Chính tả, Viết (khối 1). Ngày 26-12 thi Toán, Lịch sử và Địa lý. Ngày 27-12 thi Tập làm văn, Đọc thành tiếng.
Học sinh bước vào thi học kỳ I, năm học 2019-2020
Đối với cấp THCS và THPT, đề kiểm tra được ra theo cấu trúc, thời gian làm bài và ma trận phù hợp với đặc trưng của từng môn học ở các khối lớp. Trong đó, môn tiếng Anh thực hiện việc ra đề và tổ chức kiểm tra theo Hướng dẫn số 18/HD-SGDĐT ngày 15-8-2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc dạy học và kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh cấp THCS và THPT. Đối với lớp 9 (các môn Ngữ văn, Toán, tiếng Anh), đề kiểm tra được ra theo hình thức tiếp cận với đề thi tuyển sinh vào lớp 10. Đối với lớp 12, đề kiểm tra môn Ngữ văn được ra theo hình thức tự luận hoàn toàn. Các môn Toán, tiếng Anh và các phân môn nằm trong tổ hợp môn thi THPT quốc gia: đề kiểm tra được ra theo hình thức trắc nghiệm hoàn toàn.
Video đang HOT
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Tuấn Khanh cho biết, thời gian tổ chức kiểm tra học kỳ I (năm học 2019-2020) dành cho tất cả các khối lớp cấp THCS, THPT (bao gồm hệ giáo dục thường xuyên) trên phạm vi toàn tỉnh, cụ thể cấp THCS từ ngày 16 đến 28-12; cấp THPT từ ngày 9 đến 23-12. Sở GD&ĐT ra đề kiểm tra chung các môn (trừ các trường: THPT chuyên, Phổ thông Dân tộc nội trú, Trẻ em khuyết tật), gồm: khối 7 (Ngữ văn, Lịch sử, tiếng Anh – chương trình 7 năm); khối 9 (Ngữ văn, Toán, tiếng Anh – chương trình 7 năm); khối 12 (bao gồm hệ giáo dục thường xuyên): Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, tiếng Anh (học chương trình 7 năm và 10 năm kiểm tra chung đề). Các môn, các khối lớp còn lại ở cấp THPT do các trường ra đề. Phòng GD&ĐT quy định việc ra đề đối với các môn, các khối lớp còn lại ở cấp THCS, kể cả cấp THCS ở các trường phổ thông có nhiều cấp học.
Sở GD&ĐT lưu ý, việc tổ chức khảo sát chất lượng (kiểm tra học kỳ I) theo hướng gọn nhẹ, không gây áp lực cho học sinh nhưng phải nghiêm túc, chính xác, chất lượng, đúng quy định; đảm bảo công bằng, khách quan trong tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đối với lớp 9 và 12, có thể tổ chức theo quy mô 24 học sinh/phòng để các em làm quen với quy định của các kỳ thi chung cấp tỉnh và kỳ thi THPT quốc gia; các khối còn lại tùy theo điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên để bố trí phòng kiểm tra phù hợp, không nhất thiết phải theo quy mô phòng như khối 9 và 12. Đồng thời, không tổ chức ôn tập cho học sinh với hình thức ra đề cương, có câu hỏi và đáp án buộc học sinh học thuộc lòng.
Hình thức đề kiểm tra được ra theo cấu trúc, thời gian làm bài và ma trận phù hợp với đặc trưng của từng môn học ở các khối lớp. Đối với môn tiếng Anh, thực hiện việc ra đề và tổ chức kiểm tra theo Hướng dẫn số 18/HD-SGDĐT ngày 15-8-2016 của Sở GD&ĐT về việc dạy học và kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh cấp THCS và THPT. Đối với lớp 9 (các môn Ngữ văn, Toán, tiếng Anh), đề kiểm tra được ra theo hình thức tiếp cận với đề thi tuyển sinh vào lớp 10. Đối với lớp 12, đề kiểm tra môn Ngữ văn được ra theo hình thức tự luận hoàn toàn; các môn Toán, tiếng Anh và các phân môn nằm trong tổ hợp môn thi THPT quốc gia: đề kiểm tra được ra theo hình thức trắc nghiệm hoàn toàn.
HỮU HUYNH
Theo baoangiang
Coi kiểm tra, chấm bài học kỳ xin đừng tháo khoán và sính thành tích
Coi kiểm tra và chấm bài học kỳ là hai khâu quan trọng ở cuối học kỳ, cần lắm sự quan tâm, tổ chức, làm việc đồng bộ, nghiêm túc của tất cả nhà trường.
Sau khi kết thúc đợt kiểm tra học kỳ, các em học sinh phổ thông thường có những bộc bạch với nhau về thầy, cô giáo coi kiểm tra.
Học sinh H. hồ hởi: " Đợt kiểm tra vừa rồi, phòng kiểm tra của mình sướng ghê, trúng toàn thầy, cô giáo coi kiểm tra dễ, tha hồ quay bi và chép tài liệu."
Học sinh T. lại than thở: " Còn phòng kiểm tra của tui, thật xui xẻo, gặp toàn thầy, cô giáo "bà la sát" coi kiểm tra khó chằng, quay sang hỏi bạn một tí là bị nhắc nhở, dọa lập biên bản ngay, nên chẳng "làm ăn", quay bi được gì cả. Mấy ông thầy, bà cô chết tiệt."
Thời chúng tôi học phổ thông (những năm 80-90) cũng vậy, tới giờ kiểm tra học kỳ, nhiều học sinh đều trông mong, lạy trời, lạy phật, phòng kiểm tra của mình vô những giáo viên dễ tính, ít tập trung vào khâu kiểm tra để gặp câu khó, câu chưa hoặc không thuộc bài còn quay cóp, giở tài liệu ít, nhiều. Tâm lý của đại bộ phận học sinh phổ thông là thế.
Học sinh cùng nhau ôn tập. (Ảnh minh họa: Báo Quảng Ngãi)
Trong từng hội đồng sư phạm nhà trường làm sao đồng bộ, giống nhau hết được, thường có người nọ, người kia khi coi kiểm tra.
Thành ra, tại phiên họp, hội đồng, tổ, nhóm chuyên môn đánh giá học kỳ, ban giám hiệu, tổ trưởng hay phân tích, trao đổi rất gay gắt với đồng nghiệp về khâu coi kiểm tra vừa qua.
Tại sao một số phòng kiểm tra có nhiều bài kiểm tra giống nhau đến từng dấu chấm, dấu phẩy, thậm chí giống nhau cả cách giải, đáp án cùng sai?
Có phải một số thầy cô giáo phớt lờ chỉ đạo của Ban giám hiệu, coi kiểm tra quá dễ dãi, để các em trong phòng muốn làm gì thì làm?
Các thầy cô có biết làm thế là gây nên sự mất công bằng trong học sinh, tiếp tay cho một số em thiếu trung thực, không nghiêm túc khi kiểm tra không?
Có thầy cô ngồi dưới im lặng, không nói gì. Có thầy cô giáo vốn coi kiểm tra rất nghiêm túc, đứng lên phát biểu, bày tỏ ngay sự ủng hộ coi kiểm tra học kỳ phải nghiêm túc, chặt chẽ, không để học sinh tiêu cực, quay cóp.
Có một ít giáo viên thừa nhận, hôm đó, ở phòng số... tôi coi kiểm tra có phần chủ quan, thiếu tập trung nên có nhiều bài kiểm tra giống nhau y chang, tôi xin nhận lỗi, trách nhiệm về mình, các lần sau tôi sẽ coi kiểm tra nghiêm túc, không để tình trạng như thế nữa.
Kể cả, khâu chấm bài học kỳ ở nhiều tổ, nhóm chuyên môn, nhất là môn Ngữ văn vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
Mặc dù có đáp án, ma trận, thảo luận nhóm chấm hẳn hoi nhưng đến tay mỗi người là mỗi kiểu chấm khác nhau. Người thì máy móc, khắt khe theo đáp án, suy nghĩ của người thầy. Người thì dễ dãi, tháo khoán, đánh giá thiếu chuẩn xác, có dấu hiệu sính thành tích.
Coi kiểm tra và chấm bài học kỳ là hai khâu quan trọng ở cuối học kỳ, liên quan đến thái độ và chất lượng học tập của học sinh, cần lắm sự quan tâm, cách tổ chức, làm việc đồng bộ, nghiêm túc của tất cả nhà trường, thầy cô giáo.
Xin đừng tháo khoán và sính bệnh thành tích mà dư luận xã hội từng bức xúc, lên tiếng gay gắt lâu nay.
SÔNG TRÀ
Theo giaoduc.net
Phát triển tiếng Anh toàn diện trước bài thi cuối kỳ Tại Language Link Academic, việc học tiếng Anh toàn diện các kỹ năng không chỉ giúp nâng cao kiến thức, mà còn truyền cảm hứng để học sinh yêu thích Anh văn, tự giác ôn tập. Ảnh minh họa Nguyễn Sương - Thành Đạt Giang Hà My Theo Zing