Học sinh bắt đầu tăng tốc học thi
Kỳ nghỉ tết kết thúc cũng là lúc học sinh lớp 12 bắt đầu bước vào giai đoạn tăng tốc chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng.
Học sinh lớp 12 bắt đầu giai đoạn tăng tốc ôn thi – ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Tự chọn giáo viên để học
Tăng tốc nhưng không tăng áp lực bằng mọi cách là mục tiêu khi xây dựng kế hoạch học tập cho học sinh (HS) cuối cấp trong thời điểm này. Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), chia sẻ: “Thời gian nghỉ tết, ban giám hiệu khuyến cáo giáo viên (GV) không gây áp lực với HS bằng bài tập về nhà mà để các em có một kỳ nghỉ thật sảng khoái. Tuy nhiên, nhà trường cũng lưu ý, khi trở lại sau tết, HS cần tập trung vào việc học”.
Ông Phú cho biết, căn cứ vào định hướng chọn bài thi THPT quốc gia và tổ hợp m ôn thi xét tuyển, nhà trường xếp HS vào 3 lớp ban khoa học xã hội và 11 lớp ban khoa học tự nhiên. Từ thời gian này đến ngày 22.4, tuần 3 buổi, mỗi buổi 4 tiết, nhà trường xếp thời khóa biểu tăng cường các môn thuộc khối thi HS đã chọn.
Nhằm giúp HS đạt kết quả tốt nhất, lãnh đạo Trường THPT Nguyễn Du cho hay đã phân công GV có kinh nghiệm, chuyên môn vững nhất chịu trách nhiệm giảng dạy, hỗ trợ HS lớp 12. Đặc biệt, Trường Nguyễn Du còn công bố danh sách GV phụ trách từng lớp để HS có thể đăng ký lớp theo mong muốn của mình. “Các em yêu thích, thấy phương pháp giảng dạy của thầy cô nào phù hợp thì đăng ký vào học lớp đó. Sở dĩ ban giám hiệu thực hiện mô hình này do nắm bắt tâm lý HS qua các buổi nói chuyện. Các em cho biết chỉ đạt kết quả học tập tốt khi có môi trường học tập đầy sự hứng thú và động lực”, ông Phú nói.
Video đang HOT
Tương tự, ông Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt (Q.Tân Phú), cho hay tăng tốc đại trà sẽ không hiệu quả mà cần có sự sắp xếp khoa học, khuyến khích ý thức tự giác của học trò trong giai đoạn này. Hằng tuần, HS đều có những bài kiểm tra để đánh giá kiến thức thu nhận được. Nếu hổng nội dung nào thì GV tư vấn và giải đáp ngay nhằm mục đích học đến đâu chắc đến đó, tránh dồn vào tháng cuối, không kịp xoay xở.
Tự học và đặt mục tiêu cụ thể
Ngoài việc xếp lớp theo định hướng nghề nghiệp đã xác định từ đầu năm học, các phòng tự học của Trường Nhân Việt luôn có GV hướng dẫn túc trực vào tất cả các khung giờ để kịp thời hướng dẫn HS tự học. Không chỉ vậy, thầy Bùi Gia Hiếu cho biết, để HS thoải mái lựa chọn khung giờ học hiệu quả cho mình nhất, các phòng tự học sẽ được mở cửa sớm hơn 1 tiếng và đóng cửa muộn hơn 1 tiếng.
Riêng thầy Lê Minh Tân, GV ngữ văn Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1), thì lưu ý rằng việc quan trọng với học trò là xác định mục tiêu cho bản thân và đi kèm là giải pháp thực hiện. Tuy nhiên, theo thầy Tân, trong giai đoạn này, không thể đưa ra mục tiêu chung chung như: “Em sẽ cố gắng chăm học hơn nữa”, “Em sẽ ráng thi vào trường y”… mà phải có mục tiêu cụ thể. Vì khi có mục tiêu cụ thể thì sẽ biết mình phải đạt kết quả thế nào. Chẳng hạn, mục tiêu là Trường ĐH Y Dược thì tham khảo điều kiện trúng tuyển năm trước học trò thấy kết quả điểm thi cần bao nhiêu mới hy vọng. Từ đó, gắn với mỗi mục tiêu, mỗi HS có thể tự nhận thấy mình phải học thế nào và có thể đề xuất sự hỗ trợ của GV cùng phụ huynh.
Giai đoạn này, GV Minh Tân đánh giá cao khả năng tự học của HS. “Đừng “quăng mình” vào các lớp luyện thi mà không có sự sắp xếp khoa học. Bởi ròng rã mấy tháng từ nay đến ngày thi, cứ tan học ở trường đến lớp luyện thi, tối muộn mới về nhà rồi quay sang làm bài tập trên lớp chính khóa, mệt mỏi khiến khả năng tiếp nhận kiến thức kém đi và tư duy không còn minh mẫn”, GV này phân tích.
Theo thanhnien
'Khi áp lực trở thành bạo lực tinh thần'
Có đến 97,37% học sinh cho biết mình chịu áp lực với nhiều mức độ khác nhau và không chịu chia sẻ áp lực với người khác đã dấy lên lo ngại nguy cơ bùng nổ hành động thiếu kiểm soát.
Khánh Linh, Nhật Linh và giáo viên hướng dẫn - B.THANH
Đó là kết quả khảo sát gần 1.900 học sinh từ lớp 10 đến lớp 12, trong đề tài nghiên cứu khoa học "Khi áp lực trở thành bạo lực tinh thần" của em Trần Thị Khánh Linh và Trần Nhật Linh (học sinh Trường THPT Trưng Vương, Q.1, TP.HCM), dưới sự hướng dẫn của giáo viên Trần Thị Quỳnh Anh.
Học sinh lớp 12 chịu nhiều áp lực
Theo thống kê của nhóm nghiên cứu, số lượng học sinh phải đối diện với áp lực của cả 3 khối lớp THPT là rất cao với 1.813 học sinh chiếm tỷ lệ 97,37%. Cụ thể ở mỗi khối lớp có mức độ chịu áp lực khác nhau, ở khối 10 có 437 học sinh (70,03%) cho biết đang chịu áp lực rất nhiều. Mức độ này ở khối 11 là 396 học sinh chiếm tỷ lệ 64,91%, nhưng đến khối 12 thì có đến 551 học sinh, chiếm tỷ lệ 87,74%.
Và trong tổng số học sinh nói trên, có 1.365 học sinh, chiếm tỷ lệ 73,31%, cho hay không chia sẻ áp lực của mình với bất kỳ ai.
Với những thống kê trên, 2 học sinh thực hiện đề tài đưa ra nhận xét, đây là số liệu đáng báo động vì ở độ tuổi này các bạn vẫn chưa đủ kinh nghiệm cũng như hiểu biết để có thể đối diện với những áp lực. Thống kê cũng cho thấy học sinh khối 12 phải chịu rất nhiều áp lực về thi cử...
Đặc biệt, đề tài nghiên cứu còn đưa ra số lượng học sinh chia sẻ áp lực của mình với người khác là rất thấp, 497 học sinh chiếm tỷ lệ 26,96%. Điều này dễ dẫn đến một lúc nào đó học sinh sẽ suy nghĩ, hành động thiếu kiểm soát.
Gia đình gây áp lực nhiều nhất
Cùng những áp lực do học sinh chỉ ra như từ chương trình học, gia đình, giáo viên..., thì nhiều người tham gia khảo sát đều cho rằng gia đình là yếu tố gây áp lực nhiều nhất. Áp lực đó thường đến từ việc phụ huynh thường xuyên đặt yêu cầu kết quả học tập cho học sinh (38,45%), học sinh áp lực khi bị so sánh (37,65%), áp lực khi chuẩn bị bước vào kỳ thi quan trọng (17%)...
Tuy chịu nhiều áp lực từ phía gia đình nhưng học sinh chỉ thỉnh thoảng chia sẻ với gia đình về vấn đề của mình (45,6%). Phần lớn học sinh thường áp lực khi phụ huynh tự định hướng trước tương lai cho mình (55,65%). Từ đó, Khánh Linh và Nhật Linh cho rằng, giữa phụ huynh và học sinh, áp lực đến nhiều từ sự kỳ vọng của phụ huynh, họ vô tình đặt áp lực lên con cái nên giữa họ và con cái tồn tại những khoảng cách nhất định, khiến học sinh không thể chia sẻ những áp lực của mình với gia đình.
Giải pháp cho học sinh
Trước những vấn đề mà bạn bè mình đang gặp phải, Khánh Linh và Nhật Linh đã đưa ra các giải pháp tương ứng với những áp lực cụ thể. Chẳng hạn, đốivới những áp lực về gia đình, học sinh sẽ thực hiện viết thư gửi cho phụ huynh chia sẻ những áp lực của mình. Từ đó học sinh và phụ huynh có thể gần gũi với nhau hơn, giúp làm giảm đi những áp lực.Bên cạnh đó, học sinh nên tham gia những hoạt động ngoài trời, câu lạc bộ kỹ năng... để đối phó với áp lực.
Đặc biệt, nhóm nghiên cứu đưa ra một bộ thẻ chuyển hóa cảm xúc có tên gọi "Khiêu vũ với áp lực" và ứng dụng kiểm soát mức độ áp lực mỗi ngày có tên EMemo. Ứng dụng này có sự liên kết trực tiếp với phòng tâm lý học đường, phòng y tế học đường cũng như phụ huynh học sinh nhằm kịp thời đưa ra những hướng điều trị và giúp đỡ cần thiết...
Theo thanhnien
Bàn hướng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng chương trình mới Nhằm chuẩn bị tốt cho việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới, ngày 18-12, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tổ chức hội thảo về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới. Đối tượng được tập trung đề cập tại hội thảo là giáo viên trung học cơ sở các ban khoa...