Học sinh bắt đầu ‘chiến dịch’ ôn tập cho các kỳ thi năm 2021
Từ đầu tháng 1, khi học kỳ 2 bắt đầu, các trường THPT triển khai kế hoạch học và ôn theo phương án ‘thi gì học nấy’ để giúp học sinh lớp 12 có sự chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi quan trọng sắp tới.
Học sinh lớp 12 bắt đầu bước vào học kỳ 2, vừa học vừa ôn tập – ĐÀO NGỌC THẠCH
Học ôn theo hình thức thi
Theo chia sẻ của hiệu trưởng các trường THPT tại TP.HCM, với học sinh (HS) lớp 12, hình thức thi sẽ quyết định phương án học và định hướng ôn tập.
Vào đầu năm học, các trường tổ chức cho HS học và củng cố kiến thức đều 6 m ôn thi. Chẳng hạn những HS có dự tính chọn bài thi tự nhiên sẽ củng cố 3 môn bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ cùng 3 môn vật lý, hóa học, sinh học. Còn HS có xu hướng chọn bài thi xã hội thì ngoài 3 môn bắt buộc, sẽ ôn đều kiến thức 3 môn địa lý, lịch sử, giáo dục công dân.
“Việc ôn như vậy để nếu Bộ có quyết định lấy một đầu điểm của bài thi tổng hợp thì kết quả bài thi tự chọn các em sẽ không bị ảnh hưởng. Còn nếu quy định 3 đầu điểm của 3 môn thi trong bài thi tổ hợp thì các em cũng đã có sự chuẩn bị hệ thống kiến thức để bước vào học kỳ 2 ôn nâng cao tập trung những môn thuộc tổ hợp xét tuyển mà mình hướng đến”, ông Nguyễn Hùng Khương, Hiệu phó Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), cho hay.
Năm 2021 kỳ thi tốt nghiệp THPT được Bộ giữ nguyên như năm trước nên công tác tổ chức ôn tập cho HS và định hướng xét tuyển ĐH cơ bản ổn định. Ông Phạm Phương Bình, Hiệu phó Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (Q.Thủ Đức), cho hay về kế hoạch ôn tập, hiện nay trường đã hoàn tất cho HS chọn tổ hợp môn thi.
Năm nay tỷ lệ học sinh chọn bài thi khoa học tự nhiên vẫn chiếm ưu thế. Với lợi thế phân ban theo khối xét tuyển ĐH từ năm lớp 10 nên các HS được định hướng sớm và nâng cao các môn trong tổ hợp xét tuyển…
Sau khi hoàn tất kiểm tra học kỳ 2, nhà trường sẽ phân lớp theo năng lực học và dựa trên khối thi cũng như tổ hợp môn xét tuyển để giúp HS tập trung ôn tập nâng cao các môn chính của khối xét tuyển. Bên cạnh việc triển khai ôn tập, trường cũng tăng cường luyện tập để giúp HS rèn luyện và thích nghi với hình thức thi 3 môn liên tục trong bài thi tổ hợp.
Còn ông Trần Minh, Hiệu phó Trường THPT Đào Duy Anh (Q.6, TP.HCM), cho biết nhà trường đã bắt đầu tiến hành ôn tập cho khối 12. Là trường ngoài công lập nên ban ngày HS học theo thời khóa biểu hoàn thành chương trình.
Video đang HOT
Còn các buổi chiều tối trong tuần từ 18 giờ đến 19 giờ, HS sẽ ôn tập các môn thuộc bài thi, tổ hợp xét tuyển đã chọn. Thêm vào đó, thầy Minh cho biết trong kế hoạch của trường có lưu ý do dịch Covid-19 vẫn còn ảnh hưởng, vì vậy nhà trường cũng có kế hoạch tập huấn nội bộ cho giáo viên các phần mềm dạy trực tuyến, các phần mềm làm bài tập, ra đề kiểm tra online.
Việc trang bị ứng dụng công nghệ này cũng để thầy cô và HS có thể trao đổi bài tập, kiến thức sau giờ học hoặc vào những ngày cuối tuần không lên lớp. Đồng thời giúp HS luôn có tinh thần chủ động trong học tập và ôn tập trong quá trình chuẩn bị cho các kỳ thi.
Luyện tập kỹ năng làm bài thi đánh giá năng lực
Về công tác chuẩn bị cho xét tuyển ĐH và xây dựng kế hoạch ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm 2021, lãnh đạo Trường THPT Ngô Quyền (Q.7) cho biết căn cứ vào những lựa chọn của HS, nhà trường sẽ xếp lớp học vào buổi thứ 2 với định hướng hệ thống và nâng cao kiến thức.
Lãnh đạo trường này cho hay, ngoài tham khảo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT, giáo viên còn phải nghiên cứu định dạng đề thi đánh giá năng lực của các trường ĐH để xây dựng các chuyên đề ôn tập đáp ứng theo mục tiêu của các kỳ thi. Bên cạnh đó, trong quá trình dạy, giáo viên có bổ sung thêm các tình huống thực tế tập cho HS kỹ năng làm bài thi đánh giá năng lực.
Hỗ trợ học sinh làm hồ sơ xét tuyển
Song song với kế hoạch ôn tập thì các trường cũng hỗ trợ HS đăng ký xét tuyển.
Ông Phạm Phương Bình thông tin, trường đã liên hệ và nắm thông tin về phương thức tuyển sinh. Nhà trường tổ chức nhiều buổi hướng nghiệp chuyên sâu và giới thiệu cụ thể các phương án để HS tìm hiểu.
Đặc biệt ông Bình còn chỉ ra rằng điểm mới trong năm nay là ngoài đánh giá HS bằng điểm số, giáo viên bộ môn còn đánh giá bằng nhận xét. Như vậy các trường ĐH sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về kết quả học tập, rèn luyện và tham gia các hoạt động học tập của từng HS ở các môn xét tuyển.
Bộ phận học vụ của trường sẽ là đầu mối nhận và chuyển hồ sơ xét tuyển tránh để HS tự đi nộp. Với những em HS đạt các danh hiệu, thành tích HS giỏi và đạt các giải thưởng có thể được ưu tiên, trường sẽ viết thư giới thiệu và tư vấn hướng dẫn HS để tăng khả năng trúng tuyển vào các trường ĐH.
Trường THPT Nguyễn Du (Q.10) đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp và kiểm tra, đánh giá HS. Mỗi HS được cung cấp một tài khoản cá nhân mang tính bảo mật. Khi tham gia khảo sát hướng nghiệp, HS trả lời hơn 100 câu hỏi trắc nghiệm trong vòng 40 – 50 phút về sở thích, tính cách, mục tiêu cá nhân, để từ đó phần mềm khảo sát cho ra một số ngành nghề gợi ý ở nhiều lĩnh vực.
Trong đó cung cấp đầy đủ thông tin về mức lương, môi trường làm việc, nhu cầu thị trường, yêu cầu bằng cấp… để là một trong những kênh tham khảo trước khi đăng ký hồ sơ xét tuyển.
Nâng bước học sinh nghèo đến trường
Không chỉ làm tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới biển, lực lượng Bộ đội Biên phòng ở tỉnh Bình Thuận còn chung tay hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp bước đến trường
Trong căn nhà op ẹp rộng chưa đến 30 m2, em Nguyễn Thị Ánh Tuyến (học sinh lớp 11, Trường THPT Bùi Thị Xuân - phường Mũi Né, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) tất bật chuẩn bị sách vở cho một ngày đi học. Năm học trước, em đã định nghỉ giữa chừng vì điều kiện kinh tế gia đình khó khăn.
Thêm nguồn động viên
Cha làm nghề biển, thu nhập bấp bênh; mẹ chỉ đủ sức khỏe làm nội trợ nên nhiều lúc gia đình tính chuyện phải dừng việc học của Tuyến.
Nhận được thông tin về hoàn cảnh của Tuyến, Đồn Biên phòng Mũi Né - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận đã đến vận động gia đình tiếp tục cho em đến trường, đồng thời hỗ trợ chi phí học tập hằng tháng.
"Tôi rất xúc động khi con mình nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ các chú Bộ đội Biên phòng. Thu nhập của gia đình chỉ đủ chi tiêu qua ngày, nếu không có phần hỗ trợ này thì việc học của con tôi sẽ rất khó khăn" - bà Nguyễn Thị Thu Hương, mẹ Tuyến, bày tỏ.
Thực hiện chương trình "Nâng bước cho em đến trường" do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phát động và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận triển khai nhiều năm qua, Đồn Biên phòng Mũi Né đã đỡ đầu, hỗ trợ học bổng cho 2 học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Trong dó, riêng chi phí mỗi tháng cho từng em là 500.000 đồng. Khoản hỗ trợ tuy không nhiều nhưng đã giúp học sinh ở vùng biển này thêm nguồn động viên để viết tiếp ước mơ đến trường.
"Hai học sinh mà đơn vị đang đỡ đầu đều có hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn. Tuy nhiên, những em này đều hiếu học, có ý chí vượt khó nên hy vọng những phần học bổng sẽ phần nào giúp đỡ thiết thực cho các em" - trung tá Nguyễn Hữu Phan, Chính trị viên Đồn Biên phòng Mũi Né, kỳ vọng.
Chương trình "Nâng bước cho em đến trường" được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận triển khai từ đầu năm học 2015-2016 và nay đang được tiếp tục đẩy mạnh. Khi mới triển khai, đơn vị nhận đỡ đầu cho 46 học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Đến cuối năm học 2019, có 4 em trong số này đã hoàn thành chương trình THPT.
Hiện tại, ngoài Đồn Biên phòng Mũi Né, ở tỉnh Bình Thuận còn 8 đồn biên phòng khác cũng nhận đỡ đầu cho tổng cộng 19 học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận còn trực tiếp nhận đỡ đầu thêm 23 trường hợp khác.
Ngoài việc được các cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng gần gũi động viên, tất cả 42 học sinh này còn được hỗ trợ 500.000 đồng/tháng cho thời gian 9 tháng thực học trong năm. Toàn bộ chi phí hỗ trợ học tập hằng năm 189 triệu đồng là từ sự tự nguyện tham gia đóng góp của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.
Đồn Biên phòng Mũi Né trao học bổng đầu năm học cho em Nguyễn Thị Ánh Tuyến
Cán bộ, chiến sĩ biên phòng trực tiếp đến nhà dân vận động phụ huynh tiếp tục quan tâm đến việc học của con em
Trách nhiệm và sẻ chia
Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận, để chương trình thực sự hiệu quả, Đảng ủy Bộ Chỉ huy đã chỉ đạo cấp ủy các đồn biên phòng phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, đoàn thể, trường học rà soát và bình xét từng trường hợp cần hỗ trợ. Công tác hỗ trợ chi phí học tập được duy trì từ lớp 1 đến khi học xong lớp 12 để các em có thêm điều kiện được đến trường.
Bên cạnh việc trợ cấp hằng tháng, các cán bộ, chiến sĩ mang quân hàm xanh còn trực tiếp tham gia cùng địa phương, đoàn thể làm công tác vận động ở những vùng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nguy cơ bỏ học cao. Nhờ đó, những em được đỡ đầu đã có thêm nghị lực để phấn đấu, phần lớn đều có kết quả học tập tốt.
"Hình ảnh thầy giáo, thầy thuốc mang quân hàm xanh đã gắn liền với truyền thống của lực lượng Bộ đội Biên phòng. "Nâng bước cho em đến trường" là một trong rất nhiều nội dung mà Đảng ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận đã và đang triển khai, bên cạnh các chương trình như: Con nuôi đồn biên phòng; xây tặng nhà tình thương, nhà tình nghĩa; tặng sách vở, đồ dùng học tập, sửa chữa bàn ghế... Những chương trình này có giá trị vật chất không lớn song đó là tình cảm, trách nhiệm và sự sẻ chia, giúp đỡ để các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp bước đến trường, thắp sáng ước mơ" - đại tá Đinh Văn Sáu - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận - nhìn nhận.
Những năm qua, bên cạnh nhiệm vụ trọng yếu là bảo đảm an ninh, bảo vệ chủ quyền biên giới vùng biển đảo của tỉnh, các cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Bình Thuận thông qua chương trình "Nâng bước cho em đến trường" đã chắp cánh ước mơ đến trường cho nhiều học sinh có nguy cơ dở dang việc học. Nhiều học sinh trong số đó đã bước tiếp vào cánh cửa trường đại học hoặc trang bị cho mình con đường học tập vững chãi để mở ra tương lai tươi sáng hơn.
Ông Phan Đoàn Thái, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận: Hỗ trợ rất tích cực
Hằng năm, tỉnh Bình Thuận tổ chức chương trình "Tiếp bước cho em đến trường" trước mỗi năm học để chung tay, góp sức giúp đỡ các học sinh khó khăn có cơ hội tiếp tục đi học. Ngoài những doanh nghiệp lớn thì Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận là một trong những cơ quan nhà nước hỗ trợ rất tích cực cho các em. Tấm lòng từ những cán bộ, chiến sĩ của các đồn biên phòng đã lan tỏa, tạo động lực để nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó vươn lên.
Giáo viên biến thách thức thành cơ hội Những ngày tạm rời bảng đen, phấn trắng vì dịch Covid-19 không chỉ là một phần ký ức đặc biệt của năm 2020 mà còn là thách thức cho giáo viên khi chuyển qua dạy học trực tuyến để thích nghi với trạng thái bình thường mới. Giáo viên tiểu học dạy trực tuyến trong những ngày học sinh nghỉ dịch Covid-19 năm...