Học sinh bán trú 2 tháng chưa được ăn thịt
Thầy Đồng Xuân Lợi – Hiệu trưởng Trường THCS Bản Lang cho biết: “Từ đầu năm học tới nay, chúng tôi chưa có điều kiện mua cho các cháu một bữa thịt lợn nào. Do giá cả đắt đỏ nên chỉ đủ mua lạc, đậu, cá khô…”.
Quyết định 85/2010 của Thủ tướng Chính phủ đã giúp học sinh dân tộc thiểu số học bán trú có điều kiện học tập tốt hơn. Tuy nhiên, mức hỗ trợ thấp trong khi giá cả leo thang khiến nhiều học sinh vẫn phải chịu đói. Ghi nhận của PV tại Lai Châu.
Gần 2 tháng chưa được… ăn thịt
Chúng tôi tới Trường THCS Bản Lang (huyện Phong Thổ) đúng lúc hơn 100 học sinh đang ăn cơm trưa. Nhìn cảnh mỗi cháu một bát to cơm chỉ với mấy con cá khô và gắp chung đĩa rau muống luộc, ai nấy đều đắng lòng.
“Cháu không được ăn sáng nên bây giờ đói lắm. Nhiều hôm đi học, chưa đến bữa cơm trưa đã thấy đói hoa mắt, chẳng thể học được” – Lý Trung Thành, học sinh lớp 6 tâm sự.
Trao đổi với phóng viên, thầy Đồng Xuân Lợi – Hiệu trưởng Trường THCS Bản Lang cho biết: “Từ đầu năm học tới nay, chúng tôi chưa có điều kiện mua cho các cháu một bữa thịt lợn nào. Do giá cả đắt đỏ nên chỉ đủ mua lạc, đậu, cá khô…”.
Thầy Lợi cho biết thêm, theo quy định, mỗi học sinh ở bán trú được hỗ trợ tiền sinh hoạt là 40% lương cơ bản, tương đương 332.000 đồng/tháng. Trừ các khoản như gạo, mắm, muối… thì chẳng còn tiền mua thức ăn.
Cách đó không xa, học sinh Trường THCS Sì Lở Lầu (huyện Phong Thổ) cũng chịu cảnh bữa no bữa đói. Phàn Lở Mây – học sinh lớp 9A cho biết: “Từ nhà em tới trường phải vượt qua 1 con suối và 4 con đèo, đi bộ mất khoảng 2 tiếng. Từ khi được ở bán trú, em có điều kiện học tốt hơn nên 2 năm nay đều đạt học sinh khá”.
Tuy nhiên, những ngày này, Mây và các bạn học sinh Trường Sì Lở Lầu cũng chỉ được ăn uống cầm chừng vì không đủ tiền mua gạo, thức ăn.
Thầy Phạm Xuân Trường – Hiệu trưởng Trường THCS Sì Lở Lầu cho biết: “Do giá cả sinh hoạt đắt đỏ nên từ đầu năm học đến nay công tác tổ chức bán trú cho học sinh gặp rất nhiều khó khăn, luôn thiếu chất đốt, thiếu nước sạch, thiếu thực phẩm…”.
Video đang HOT
Bữa ăn chỉ rau luộc và cá mắm của học sinh Trường THCS Dào San (Phong Thổ, Lai Châu).
Khó nói chuyện “ xã hội hoá”
Để cải thiện sinh hoạt cho học sinh, nhiều trường học ở Lai Châu đã đưa ra các phương án nhằm xã hội hoá công tác giáo dục nhưng nhìn chung vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Theo thầy Đồng Xuân Lợi, nhà trường đã từng áp dụng hình thức vận động phụ huynh góp gạo để cải thiện đời sống cho các cháu nhưng người đóng người không nên dẫn tới tình trạng “ganh tị” giữa các gia đình. Cuối cùng, nhà trường chỉ đưa ra hình thức góp 30kg củi mỗi tháng và đóng tiền mua vật dụng, nhưng cũng không thành.
“Hiện chúng tôi cũng mới được ứng 20 triệu đồng tiền sinh hoạt cho các cháu nên vẫn phải “nợ” tiền những đầu mối cung cấp thực phẩm. Thậm chí, từ khi các cháu ở bán trú tiền điện cũng phát sinh thêm hàng triệu đồng mỗi tháng mà không có khoản để chi nên các thầy cô đành chia đầu người ra đóng góp” – thầy Lợi cho biết.
Theo Quyết định 85, học sinh cách điểm trường 5km là được ở bán trú, nhưng do ít chỗ ở nên ước tính ở Phong Thổ (Lai Châu) có khoảng 40% học sinh đủ điều kiện ở bán trú nhưng không được ở. Và vì vậy, các em cũng không được hưởng hỗ trợ tiền ăn theo chính sách.
Cùng chung những khó khăn trên, thầy Đặng Thế Anh – Hiệu trưởng Trường THPT Ma Ly Pho (Phong Thổ) cho biết, hiện có hơn 100 học sinh đủ tiêu chuẩn ở bán trú và có nhu cầu ở nhưng nhà trường chỉ bố trí được cho 65 em.
Để cải thiện đời sống cho các em học sinh, nhà trường đã huy động các em trồng rau, mỗi em góp một vài con gà để nuôi tăng gia và góp 10kg gạo mỗi tháng nhưng vẫn không đủ.
Không phủ nhận những hiệu quả từ chính sách hỗ trợ học sinh bán trú mang lại như giúp học sinh đỡ đi lại xa, tạo điều kiện học tập và giảm bớt tình trạng bỏ học ở học sinh vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, với mức hỗ trợ như hiện nay, nhiều trường đang lo lắng về “số phận” mô hình bán trú cho học sinh khi mà không lo nổi đời sống cho các em.
Theo dân trí
Nhọc nhằn sinh viên đi làm thêm
Những công việc sinh viên đi làm thêm đa phần mang tính chất thời vụ, không có hợp đồng, bảo hiểm y tế, nên khi xảy ra tai nạn, bị lừa cũng đành "ngậm bồ hòn", tự xoay xở khiến nhiều sinh viên lâm vào cảnh "dở khóc dở cười"...
Giữa thời buổi vật giá tăng cao, giá cả sinh hoạt liên tục "nhảy múa", các chi phí sinh hoạt ăn uống đều tăng, khiến cuộc sống sinh viên càng trở nên khó khăn hơn. Để trang trải cho những khoản sinh hoạt đắt đỏ, nhiều sinh viên chen chúc đi làm thêm, thậm chí là chạy sô từ chỗ này sang chỗ khác để có thể cải thiện cuộc sống.
Đông đảo các bạn sinh viên tìm việc tại sàn giao dịch việc làm.
Hợp đồng bằng miệng và lời hứa suông về tiền lương
Mỹ Hạnh, sinh viên năm 4 (Trường ĐH KHXH&NV TP Hồ Chí Minh) mong muốn kiếm việc làm để có thêm thu nhập trang trải các khoản sinh hoạt, có thêm kinh nghiệm khi ra trường. Qua bạn bè giới thiệu, Hạnh nộp hồ sơ xin việc tại một công ty truyền thông. Qua vòng phỏng vấn, Hạnh được nhận vào làm nhân viên PR, kiêm viết kịch bản với mức lương 2 triệu đồng/tháng. Thời gian thử việc là 2 tháng, nếu làm tốt sẽ được ký hợp đồng chính thức và tăng lương tùy theo yêu cầu công việc.
Trong quá trình thử việc tại công ty, Hạnh luôn cố gắng hoàn thành công việc trong khả năng cao nhất, vì vậy những buổi lên giảng đường của Hạnh cũng thưa dần, kết quả học tập cũng bị giảm sút. Những tưởng công việc cũng sẽ êm xuôi, bù lại cho kết quả học tập. Thế nhưng, qua hết 2 tháng thử việc không thấy công ty đoái hoài gì đến tiền lương. Kẹt quá, Hạnh lên phòng kế toán hỏi thì được trả lời đang đợi sếp duyệt.
Trong khi đó, khối lượng công việc Hạnh được giao ngày càng nhiều và khó hoàn thành hơn. Chán nản, Hạnh nghỉ việc, còn tiền lương thì nhiều tháng sau đó, Hạnh cũng không thấy phản hồi gì. Liên hệ lại thì công ty trả lời: "Do Hạnh tự ý nghỉ việc nên công ty không giải quyết tiền lương". Trong khi đó, khi thử việc tại công ty, hợp đồng của Hạnh chỉ là lời nói suông bằng miệng nên cũng đành chịu.
Tương tự, Hữu Tân (sinh viên năm thứ 3) cũng thông qua giới thiệu của bạn bè, Tân xin vào làm tại Công ty V.P. (có trụ sở tại quận Bình Thạnh) với vai trò viết lời bình phóng sự cho một game show truyền hình thực tế.
Hợp đồng cũng chỉ thỏa thuận bằng miệng, tiền lương được tính theo từng chương trình game show công việc của Tân, đi theo đoàn làm phim khảo sát thực tế tại các tỉnh và tiếp xúc với nhân vật được chọn trong mỗi chương trình lấy tư liệu để viết lời bình cho game show. Mỗi chuyến đi như vậy thường kéo dài từ 4-5 ngày tại các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung... để chọn nhân vật và viết lời bình cho từng số phát sóng của chương trình với các nhân vật đã được chọn. Gần một tháng ròng rã làm việc cật lực, chương trình dự kiến đi quay và phát sóng 8 số cho 2 tháng tại các tỉnh đã đi khảo sát. Kịch bản đã xong chỉ đợi ngày đi quay game show thực tế thì chương trình bị cắt tài trợ. Game show không thực hiện nữa, theo đó thì tiền lương cũng không thấy công ty đề cập thanh toán.
Chưa kể, liên tục nhiều ngày sau đó điện thoại của Tân bị "tra tấn" bởi các nhân vật khi lấy tư liệu viết lời bình và thậm chí là những lời "trách móc" từ họ khi biết chương trình bị hủy mặc dù Tân đã hết lời xin lỗi, giải thích.
Và những nẻo đường làm thêm
Trường hợp của Nguyễn Văn Dương, sinh viên năm nhất (Trường ĐH KHTN) hoàn cảnh gia đình cũng không mấy khá giả, số tiền gia đình chu cấp eo hẹp. Nên ngay từ học kì đầu năm thứ nhất, Dương sốt sắng đi kiếm việc làm thêm.
Đọc được một tờ rơi quảng cáo, cần tuyển người bán hàng, không cần trình độ, tự chủ thời gian, mức lương đề ra cũng khá hấp dẫn và được hưởng 10% hoa hồng từ giá trị bán hàng nên Dương gọi vào số điện thoại in trên tờ rơi và được hẹn phỏng vấn. Sau đó, phía tuyển dụng nói Dương đóng 500 ngàn đồng tiền thế chân, làm hồ sơ và được nhận vào làm ngay. Công việc của Dương là đi tiếp thị, bán vé máy bay cho các khách hàng có nhu cầu. Thấy công việc cũng dễ dàng, mà hoa hồng lại cao nên Dương đồng ý đóng tiền đi làm. Nhưng gần cả tháng trời, Dương không bán được vé máy bay nào mà phía tuyển dụng cũng không giao việc gì khác nên Dương liên hệ để lấy lại tiền thế chân thì cũng không được.
Còn Hữu Khang (sinh viên năm cuối Trường Quản lý khách sạn Việt Úc), dịp Tết nhiều công việc mang tính chất hỗ trợ sinh viên làm thêm, thu nhập cũng khá nên Khang cũng tranh thủ kiếm việc làm thêm để có tiền mua quà Tết về cho gia đình. Khang nộp hồ sơ qua mạng và được công ty tiếp thị sản phẩm nhận vào làm thời vụ một tháng với mức lương hơn 3 triệu đồng/tháng, làm việc bán thời gian. Công việc Khanh nhận được là tuần làm 3 ngày. Khang tự sắp xếp thời gian để đi phát sản phẩm miễn phí và ghi phiếu khảo sát tại địa bàn quận Tân Phú, tiền lương được tính theo sản phẩm, phiếu khảo sát thực tế từ khách hàng...
Hơn 1 tháng, sau đợt công ty kết thúc đợt khảo sát, nhẩm tính lương được gần 4 triệu đồng Khang mừng thầm và tính các khoản chi tiêu trong tháng và mua quà về cho gia đình. Nhưng khi liên lạc với người phụ trách để nhận tiền lương thì phía công ty lại xin "khuất" đến cuối tháng 3 mới thanh toán, vì công ty còn làm tổng hợp khảo sát của các nhóm trong đợt khảo sát.
Mỗi ngày đi làm, Khang phải chạy từ từ chỗ trọ (quận 9) lên quận Tân Phú để đi phát sản phẩm, tiền xăng đi lại cũng tốn không ít khiến Khang phải lâm vào tình cảnh "dở khóc dở cười" đành "tiễn" con xe vào tiệm cầm đồ để lấy tiền trả nợ bạn bè và về Tết.
Đến những tai nạn bất ngờ
Éo le hơn là trường hợp em Lê Văn Đạt, sinh viên năm thứ 3 (Trường ĐH KHXH&NV TP Hồ Chí Minh), gia đình Đạt có hoàn cảnh khó khăn, mẹ đi bước nữa nên từ năm thứ nhất khi đậu ĐH, Đạt đã tranh thủ kiếm việc làm thêm để trang trải sinh hoạt phí, sống tự lập, không để trở thành gánh nặng cho gia đình. Được biết, Đạt là tấm gương rất đáng khâm phục, mặc dù có hoàn cảnh khó khăn phải vừa học vừa làm đủ thứ công việc từ chạy bàn, phát tờ rơi, giao gas... để tự lo cho mình. Khó khăn là vậy nhưng ý chí vươn lên em luôn cố gắng nỗ lực trong học tập và còn hoàn thành tốt các công tác Đoàn - Hội do trường phát động. Nhưng một tai nạn lao động đã bất ngờ ập đến em trong lúc đang đi làm thêm. Vào ngày 22/3 vừa qua, Đạt đi giao gas cho khách, trong lúc đang thay bình gas thì bất ngờ bình gas bị xì và bén lửa, làm bỏng cả tay, chân và gương mặt phải nhập viện cấp cứu.
Rất may, Đạt gặp được người chủ cửa hàng tốt bụng nên các khoản chi phí em đang nằm viện điều trị được chủ cửa hàng đứng ra thanh toán.
Theo Công An Nhân Dân
Nhật Bản vẫn tiếp nhận lưu học sinh Việt Nam sang học Nhật Bản khẳng định đáp ứng được điều kiện học tập, sinh hoạt đối với các lưu học sinh được cấp học bổng năm 2011 nhưng đến học tại các vùng không bị ảnh hưởng thiên tai và mong muốn đi học đúng kế hoạch, Cục đào tạo với nước ngoài - Bộ GD-ĐT cho biết. Cũng theo Cục đào tạo với nước...