Học sinh bản nghèo thoát cảnh dựng lều “đón 3G” học online
Từ tối 30/9, khu vực bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy ( Quảng Bình) đã được phủ sóng 4G, đây là niềm vui lớn của các em học khi thoát cảnh đi bộ gần 5 km dựng lều “đón” mạng để học trực tuyến.
Sáng 1/10, trao đổi với Dân trí , ông Phạm Thanh Nam, Giám đốc Chi nhánh Viettel Quảng Bình cho biết, đơn vị này đã triển khai việc phủ sóng 4G tại bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy. Từ nay, người dân địa phương sẽ được kết nối với thế giới qua internet, đặc biệt là tạo điều kiện để các em học sinh có thể học online dễ dàng hơn trong thời điểm dịch Covid-19 hiện nay.
“Việc đưa mạng 4G về với vùng sâu, vùng xa đã được chúng tôi triển khai tích cực từ trước đến nay, với mong muốn người dân đều được tiếp cận internet, học sinh được học tập, cũng như đảm bảo công tác an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn. Cùng với việc phủ sóng 4G tại bản Bạch Đàn, chúng tôi cũng đang tiếp tục rà soát, lên kế hoạch để tiếp tục đưa 4G đến được với thật nhiều bản, làng hơn nữa”, ông Phạm Thanh Nam cho biết.
Cột sóng được lắp đặt tại bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy (Ảnh: P.T.N.).
Bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy là một trong những bản làng xa xôi của huyện Lệ Thủy, cuộc sống người dân còn nhiều vất vả và không có sóng điện thoại. Những khó khăn khi không có mạng điện thoại của học sinh bản Bạch Đàn cũng đã được Báo Dân trí phản ánh qua bài viết: “Hai nữ sinh Vân Kiều vượt 5 km đường rừng dựng lều “đón 3G” học online”.
Từ nay, Hồ Thị Son và Hồ Thị Thanh Huyền cũng như các học sinh tại bản Bạch Đàn không còn phải cuốc bộ gần 5 km để dựng lán học online nữa (Ảnh: Tiến Thành).
Bài viết nói về câu chuyện của 2 nữ sinh người Vân Kiều là Hồ Thị Son (SN 2004) và Hồ Thị Thanh Huyền (SN 2005), học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Quảng Bình.
Video đang HOT
Từ ngày 20/9, Quảng Bình bắt đầu triển khai dạy học trực tuyến, tuy nhiên với các học sinh vùng sâu, vùng xa như Huyền và Son, việc học online là hết sức khó khăn. Mặc dù có điện thoại thông minh nhưng ở bản Bạch Đàn, nơi 2 nữ sinh Vân Kiều đang sinh sống không có sóng hay mạng điện thoại. Do đó việc kết nối vào hệ thống trực tuyến để nghe thầy cô giảng bài là điều không thể.
Tại nhiều bản làng vùng sâu, vùng xa của Quảng Bình, các em học sinh phải vượt núi, cắt rừng để tìm mạng 3G học trực tuyến (Ảnh: Tiến Thành).
Để có thể theo dõi thầy cô ở trường giảng bài, 2 chị em Son và Huyền đã tìm lên khu vực đồi cao, cách bản khoảng 5 km để “đón” sóng 3G, tham gia lớp học trực tuyến cùng thầy cô và các bạn. Câu chuyện của Huyền và Son thể hiện sự hiếu học và vượt khó để có được “con chữ” của học sinh tại bản Bạch Đàn nói riêng và các bản làng vùng cao nói chung của tỉnh Quảng Bình.
Sau khi bài viết được đăng tải, ông Hồ An Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã có những trao đổi với đơn vị viễn thông để thống nhất các phương án, tổ chức tới hiện trường để khảo sát vị trí, địa điểm để lắp trạm phát sóng hợp lý, nhanh chóng phủ sóng 4G.
Hai nữ sinh Vân Kiều vượt 5 km đường rừng dựng lều "đón 3G" học online
Vì không có sóng điện thoại, 2 nữ sinh dân tộc Vân Kiều trú tại bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã phải tìm đến khu vực cách nhà gần 5 km, dựng lều "đón" sóng 3G để học online.
Trong những ngày đầu của năm học mới 2021-2022, trên hành trình về với bản Bạch Đàn - bản làng xa xôi nằm tại xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), tôi vô tình bắt gặp hình ảnh 2 nữ sinh đang chăm chú học trực tuyến qua điện thoại trong một căn lều dựng tạm bên đường.
Hai nữ sinh Vân Kiều tại Quảng Bình dựng lều đón mạng 3G học trực tuyến.
Hai nữ sinh người Vân Kiều này là Hồ Thị Son (SN 2004) và Hồ Thị Thanh Huyền (SN 2005), học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Quảng Bình. Son và Huyền là chị em ruột trong một gia đình.
Từ ngày 20/9 vừa qua, học sinh tại Quảng Bình đã bắt đầu bước vào năm học mới, tuy nhiên do đại dịch Covid-19, địa phương này vẫn chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp mà triển khai học tập trực tuyến kèm với nhiều hình thức khác.
Tuy nhiên với các học sinh vùng sâu, vùng xa như Huyền và Son, việc học online là hết sức khó khăn. Mặc dù có điện thoại thông minh nhưng ở bản Bạch Đàn, nơi 2 nữ sinh Vân Kiều đang sinh sống không có sóng hay mạng điện thoại. Do đó việc kết nối vào hệ thống trực tuyến để nghe giảng là điều không thể.
Để có thể theo dõi thầy cô ở trường giảng bài, 2 chị em Son và Huyền đã tìm lên khu vực đồi cao, cách bản khoảng 5 km để "đón" sóng 3G, tham gia lớp học trực tuyến cùng thầy cô và các bạn.
Gập ghềnh con đường vào bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy.
Để con được học tập, bố mẹ của Huyền và Son đã dựng một lều nhỏ che mưa, che nắng cho các em và kê những thanh gỗ làm bàn, ghế cho 2 em học bài. Sau nhiều ngày mò mẫm, 2 nữ sinh Vân Kiều cũng bắt được sóng 3G để vào phần mềm học online lắng nghe cô thầy giảng bài.
"Dịch Covid-19 nên bọn em không đến trường được, thầy cô cũng có hướng dẫn để em tự học ở nhà, thế nhưng bọn em rất muốn được học cùng với các bạn. Khi được thầy cô giảng qua điện thoại, bọn em sẽ học được nhiều hơn so với tự học nên đã cố gắng đến đây để bắt sóng", em Hồ Thị Son chia sẻ.
Để đến được khu vực có mạng 3G, Son và Huyền đã vượt qua quãng đường gần 5 km.
Mặc dù rất vui mừng khi tìm được vị trí có mạng 3G để học trực tuyến, thế nhưng Son và Huyền cũng như bố mẹ các em cũng rất lo lắng bởi khu vực dựng lều là vách núi cao, trước mặt là vực sâu nên dễ bị sạt lở, 2 chị em cũng chỉ dám đến ngồi học lúc trời tạnh ráo.
Cứ mỗi sáng, 2 chị em Huyền và Son dậy từ rất sớm, đem theo nắm cơm, đi bộ gần 5 km theo con đường lởm chởm đất đá để ra vị trí đã dựng lều để ngồi học trực tuyến. Các em vừa học, vừa trao đổi, nhận các tài liệu, đề bài tập của thầy cô gửi qua zalo, Facebook.
Theo Hồ Thị Son, năm nay là năm cuối cấp nên em phải cố gắng học để theo kịp bạn bè, có kiến thức để thi tốt nghiệp THPT. Cả 2 chị em đều mong muốn sau này có công việc ổn định, thoát ra cái đói, cái nghèo của thế hệ đi trước.
"Mặc dù mạng đôi lúc cũng chập chờn, thế nhưng với bọn em ở đây, có 3G để theo dõi thầy cô giảng bài thế này là vui lắm rồi. Chỉ mong sao sớm hết dịch để bọn em trở lại trường, học tập được tốt hơn", em Hồ Thị Huyền tâm sự.
Bản Bạch Đàn, nơi sinh sống của bà con đồng bào Vân Kiều, cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả, ở đây không có sóng điện thoại.
Với bản Bạch Đàn, bản làng nhỏ này nằm cách trung tâm xã gần 10 km, đường vào dốc đứng, bùn lầy lội rất khó đi, vào những lúc mưa, đất đá 2 bên núi lại đổ xuống lòng đường. Với bản nghèo nơi biên giới xa xôi của tỉnh Quảng Bình này, muốn học trực tuyến, các em học sinh phải mò mẫn đến khu vực cao hơn để dò sóng 3G.
Với học sinh các cấp khác tại địa phương, hiện nay, Trường PTDT bán trú tiểu học và THCS Lâm Thủy đang phải triển khai giáo viên vào tận bản để hướng dẫn, giao bài tập cho các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 9.
Người lớn làm gì giúp học sinh giảm áp lực trong dịch bệnh? Việc học sinh đi học trong bối cảnh dịch bệnh hoặc phải ở nhà học trực tuyến lâu ngày dễ dẫn đến stress. Giúp học sinh tránh stress, sinh hoạt và học tập hiệu quả là mối quan tâm của nhiều phụ huynh, thầy cô hiện nay - ĐỘC LẬP Tiến sĩ Nguyễn Chí Tăng, giảng viên Trường CĐ Bà Rịa-Vũng Tàu, cho...