Học sinh Australia sản xuất thuốc cho người nhiễm HIV
Nhóm học sinh Australia tham gia sản xuất Daraprim, loại thuốc được dùng cho người nhiễm HIV và sốt rét, sau khi giá của nó tăng lên mức kỷ lục khiến nhiều bệnh nhân không mua nổi.
Năm ngoái, Martin Shkreli – giám đốc điều hành hãng dược phẩm Turing tại New York – cho tăng giá thuốc Daraprim từ 13,5 USD lên 750 USD (gấp 55 lần).
Daraprim được dùng để điều trị bệnh sốt rét và phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma cho người nhiễm HIV. Việc tăng giá này khiến dư luận phẫn nộ.
Tiến sĩ Alice Williamson – giảng viên tại trường Y thuộc Đại học Sydney, Australia – cũng cảm thấy bất bình trước sự tăng giá vô lý của Turing. Bà quyết định tìm ra giải pháp nhằm giúp đỡ các bệnh nhân.
“Tôi không thể chấp nhận việc này. Giá thành sản xuất Daraprim thực ra rất rẻ. Lâu nay, nó vốn được bán với giá khá thấp”, vị tiến sĩ lên tiếng.
Nhóm nghiên cứu chế tạo Daraprim tại trường trung học chuyên Sydney. Ảnh: Guardian.
Sau đó, bà lên ý tưởng để học sinh sản xuất thuốc tại phòng thí nghiệm của trường, vì quá trình sản xuất Daraprim khá đơn giản. Bà cho rằng học sinh trung học hoàn toàn có thể làm được mà không cần đào tạo bài bản.
Đây là sự khởi đầu cho việc thành lập nhóm bao gồm 11 học sinh trường trung học chuyên Sydney. Nhóm này sẽ chế tạo Daraprim dưới sự hỗ trợ từ Đại học Sydney và các chuyên viên quốc tế của Open Source Malaria, dự án liên quan đến phòng chống sốt rét.
Trường chuyên Sydney đủ khả năng tài chính chi trả cho thiết bị, hóa chất, thành phần dược phẩm. Họ cũng có cơ sở vật chất phục vụ cho việc sản xuất thuốc.
Video đang HOT
Những thành viên trong nhóm đều là các học sinh xuất sắc, tự tin và có quyết tâm cao, sẵn sàng bỏ sức nghiên cứu, tìm tòi để hỗ trợ tốt nhất cho bệnh nhân sốt rét, người nhiễm HIV.
Nhóm cũng sẵn lòng chia sẻ công việc, thành quả lên Internet. Các nhà khoa học trên thế giới có thể quan sát những dữ liệu trong quá trình sản xuất và cố vấn để các em đẩy nhanh quá trình.
Tiến sĩ Williamson cùng phó giáo sư Matther Todd của Đại học Sydney chịu trách nhiệm cố vấn chính.
Ông Todd cho biết trên Guardian rằng nhóm học sinh trường chuyên Sydney từng xuất hiện trong chương trình truyền hình, thảo luận về vấn đề sản xuất và bán methamphetamine dạng tinh thể.
Vì thế, ông tin tưởng vào khả năng của các em, khẳng định họ sẽ tiến hành sản xuất Daraprim thành công và an toàn nếu được dẫn dắt đúng hướng.
“Những thông tin trên bằng sáng chế loại thuốc này giúp các em xác định thành phần thuốc. Tuy nhiên, họ phải thay đổi một số thứ và gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm vì vài loại thuốc thử.
Với nền tảng nguồn mở, nhóm đăng các dữ liệu ngay trong quá trình nghiên cứu, tôi, Alice và những người khác có thể hướng dẫn các em kịp thời”, phó giáo sư Todd nói.
Sau quá trình dài thử nghiệm, nhóm học sinh cho biết họ đã sản xuất thành công Daraprim từ hai tuần trước và nhận được sự khẳng định từ tiến sĩ Williamson.
Ông Todd cũng thực sự ngạc nhiên trước thành quả các học sinh trường trung học Chuyên Sydney đạt được. Ông đánh giá cao khả năng nghiên cứu dược phẩm của 11 em.
Daraprim sẽ được bán tại Australia với giá 13 AUD một vỉ 50 viên, nhưng khó có thể bán tại Mỹ do vấn đề pháp lý.
Theo Zing
VCCI tố "Thông tư 20" trong nhập khẩu thuốc khiến vắc xin vừa hiếm vừa đắt
Thực tế thời gian qua, tình trạng thiếu vắc xin tại Việt Nam đã có lúc trở nên hết sức căng thẳng. Có thời điểm, giá vắc xin tăng rất cao nhưng các hãng dược phẩm vẫn nhập khẩu nhỏ giọt, hạn chế lượng cung nhằm giữ giá.
Đây là thực tế vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ ra trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dược vừa được Bộ Y tế đưa ra lấy ý kiến giới chuyên môn trước khi trình Chính phủ thông qua.
Theo lý giải của VCCI, tại Điều 63.4 của Dự thảo quy định về việc vắc xin và sinh phẩm không được cấp phép nhập khẩu song song. VCCI cho rằng hiện chưa rõ mục tiêu chính sách của quy định này là gì? và việc có cần thiết phải xây dựng hàng rào đối với vắc xin như các loại thuốc khác hay không?
Xếp hàng mua vắc xin cho con đã và đang phổ biến ở Việt Nam (ảnh minh họa)
VCCI lý giải việc cho phép nhập khẩu song song sẽ mang lại lợi ích cho người dân Việt Nam trong việc tiếp cận thuốc với giá cả phù hợp. Nhà nước chỉ cần gia cố thêm các biện pháp bảo đảm an toàn đối với thuốc nhập khẩu song song là được. Không rõ rằng việc nhập khẩu song song đối với vắc xin và sinh phẩm có nguy cơ gì cao hơn so với các loại thuốc khác?
"Có thời điểm, giá vắc xin tăng rất cao nhưng các hãng dược phẩm vẫn nhập khẩu nhỏ giọt, hạn chế lượng cung nhằm giữ giá. Trong khi đó, theo phản ánh thì loại vắc xin tương tự lại được bán tương đối rẻ tại các quốc gia khác trong khu vực. Đã có hiện tượng một số bậc phụ huynh Việt Nam đưa con em ra nước ngoài để tiêm vắc xin", VCCI nêu rõ.
Theo VCCI, đối với những trường hợp như vậy, nếu đúng loại vắc xin đó từ nước ngoài được bảo quản tốt đưa về Việt Nam thì có thể khiến giá vắc xin trong nước giảm, tăng cơ hội tiếp cận dược phẩm của người dân. Chính vì vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bãi bỏ quy định tại Điều 63.4 của Dự thảo về việc cấm nhập khẩu song song đối với vắc xin và sinh phẩm.
Đây là một chính sách quan trọng nhằm tránh tình trạng các hãng dược phẩm nước ngoài bán sản phẩm với giá cao hơn so với giá bán tại các thị trường khác trên thế giới, gây thiệt hại cho người tiêu dùng Việt Nam.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất và nhập khẩu trong nước thường tố thuốc nhập khẩu song song có nguy cơ mất an toàn cao hơn do các điều kiện bảo quản không được như nhà nhập khẩu có ủy quyền, đồng thời khả năng truy cứu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra cũng gặp nhiều khó khăn. Theo VCCI, mấu chốt của vấn đề quản lý nhập khẩu song song là kiểm soát điều kiện bảo quản thuốc và cơ chế truy cứu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra.
Hiện trong các quy định của Dự thảo hiện nay yêu cầu thuốc nhập khẩu song song phải đáp ứng 3 điều kiện: Một là có cùng tên thương mại, thành phần hoạt chất, hàm lượng hoặc nồng độ, dạng bào chế với biệt dược gốc có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, được sản xuất bởi chính nhà sản xuất biệt dược gốc hoặc bởi nhà sản xuất được ủy quyền. Hai là có giá bán buôn thấp hơn ít nhất 20% so với giá trúng thầu của thuốc nhập khẩu có ủy quyền. Ba là được cấp phép lưu hành tại một trong những quốc gia tham gia ICH hoặc Australia...
Gần đây, một số công ty dược của nước ngoài đề nghị bổ sung thêm điều kiện 4 là: nhập khẩu thuốc song song phải đảm bảo độ ổn định trong điều kiện bảo quản khí hậu của Việt Nam; và được chứng minh bằng "Dữ liệu nghiên cứu độ ổn định của thuốc tại điều kiện bảo quản vùng 4b (điều kiện bảo quản vùng khí hậu nóng ẩm theophân loại vùng khí hậu của thế giới. Việt Nam nằm trong điều kiện bảo quản vùng 4b).
Tuy nhiên, VCCI dẫn chứng việc kết hợp quy định 3 và 4 khiến việc nhập khẩu song song trở nên không khả thi bởi các quốc gia tham gia ICH (Đức, Pháp, Ý, Phần Lan, Tây Ban Nha, Anh..) và Australia là những nước có sản xuất dược lớn thế giới đều nằm trong các vùng khí hậu I và II, không có quốc gia nào nằm trong vùng khí hậu 4b.
Như vậy, các thuốc được lưu hành tại các quốc gia tham gia ICH và Australia thường sẽ không bao giờ được nghiên cứu độ ổn định khi bảo quản tại vùng 4b. Kể cả trong trường hợp thuốc đã được nghiên cứu độ ổn định khi bảo quản tại vùng 4b thì tài liệu này cũng chỉ nằm trong tay các hãng dược phẩm nước ngoài. Các hãng này không có nghĩa vụ công bố tài liệu này, và do đó nhà nhập khẩu song song sẽ không thể có được.
Như vậy, việc bổ sung thêm điều kiện (4), áp dụng đồng thời với điều kiện (3) sẽ khiến cho Việt Nam không thể nhập khẩu song song đối với thuốc, đi ngược lại chính sách chung về việc mở rộng quyền tiếp cận dược phẩm với giá cả phù hợp cho người dân Việt Nam.
"Nếu giá tại Việt Nam thấp hơn, bằng, hoặc thậm chí cao hơn chút ít so với giá tại nước ngoài, chắc chắn doanh nghiệp sẽ không nhập khẩu do không thu được lợi nhuận. Chỉ trong trường hợp chi phí mua thuốc tại nước ngoài cộng với chi phí vận chuyển, điều hành thấp hơn mức giá bán tại Việt Nam thì mới xuất hiện thuốc nhập khẩu song song. Khi đó, việc tăng cung trên thị trường, phá thế độc quyền của một doanh nghiệp tự khắc sẽ khiến giá giảm theo đúng quy luật của nền kinh tế thị trường mà không cần có sự can thiệp của Nhà nước", VCCI nhấn mạnh.
Nguyễn Tuyền
The o Dantri
7 quy tắc nào khi làm "chuyện ấy" Tình dục là nghệ thuật. Do vậy, để đời sống tình dục không tẻ nhạt và ngắn ngủi, bạn nên biết và tránh những kẻ thù của nó. Tuân theo quy tắc Không nên theo một quy tắc nào khi làm "chuyện ấy". Bất kỳ một sự lãng mạn hoặc thay đổi nhỏ nào đều có thể gây bất ngờ và tạo hưng...