Học sinh Anh không viết nổi tên vì lạm dụng công nghệ
Sự phát triển của các thiết bị công nghệ khiến trẻ em ở Anh ngại vận động. Nhiều học sinh trung học còn không viết nổi tên mình.
Trong cuộc thảo luận tại thành phố London, Anh, vào tuần trước, các chuyên gia giáo dục nước này đề cập vấn đề học sinh trung học cơ sở không thể viết đúng tên mình vì quen sử dụng máy tính hoặc iPad, theo Daily Mail.
“Tôi biết nhiều em không tự viết nổi tên mình những vẫn lên lớp bình thường. Nhiều em trở thành đối tượng bị bạn bè bắt nạt cũng vì nguyên nhân này”, Melanie Harwood, giáo viên luyện chữ, nói.
Nhiều trẻ em ở Anh dành phần lớn thời gian với máy tính, điện thoại và quên cách viết tay. Ảnh: Alamy
Charlotte Clowes, Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Công giáo St Alban ở Macclesfield, hạt Cheshire, cho biết, trẻ em cần luyện cử động vai, khuỷu tay, cổ tay trước khi học viết chữ. Tuy nhiên, sự ra đời của các thiết bị công nghệ khiến nhiều trẻ dành phần lớn thời gian với máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại.
Tiến sĩ Angela Webb, Chủ tịch Hiệp hội Chữ viết tay Quốc gia, nhấn mạnh, học sinh cần luyện viết thường xuyên. “Đây cũng là một kỹ năng vận động. Học sinh không thể thành thạo nếu không chịu khó thực hành”, bà nói.
Video đang HOT
Tiến sĩ nói thêm, nhiều người nghĩ sai khi cho rằng chữ viết tay không liên quan cuộc sống của trẻ em. Bà lấy ví dụ, học sinh vẫn cần đến nó trong các cuộc thi.
Các trường tiểu học ở Anh đều dạy viết chữ. Cơ quan thanh tra Ofsted đã thêm chữ viết tay vào tiêu chí đánh giá trường học của họ. Điều này đồng nghĩa việc mức độ dễ đọc của chữ do học sinh viết sẽ ảnh hưởng kết quả đánh giá mà trường đó nhận được.
Trước đó, các chuyên gia cảnh báo, trẻ em nên học cách viết chữ trước khi biết đánh máy.
Năm 2011, Nardia Foster, cựu Chủ tịch công đoàn giáo dục Voice, cho biết: “Tôi từng gặp học sinh từ tiểu học, trung học đến A-level không biết viết đúng cách. Các em ngại viết vì cảm thấy nó khó”.
Theo Zing
Lễ khai bút mở tuệ nhãn cho học sinh Trung Quốc
Khai bút là nghi lễ quan trọng ở Trung Quốc. Học sinh lớp 1 sẽ viết nét chữ đầu tiên, khởi đầu sự nghiệp học hành và được điểm chấm đỏ trên trán nhằm mở tuệ nhãn.
Trường Tiểu học Binshan ở thị trấn Nam Thông, tỉnh Giang Tô, tổ chức lễ Khai bút, còn gọi là Qi Meng (Khai sáng) cho học sinh lớp 1. Ảnh: Xinhua
Đây là nghi lễ quan trọng đối với học sinh Trung Quốc trước khi bắt đầu sự nghiệp học hành. Nó được lưu truyền từ thời cổ đại. Ảnh: Xinhua
Học sinh sẽ đặt những nét bút đầu tiên, tượng trưng cho sự khởi đầu của quá trình học tập. Người Trung Quốc rất coi trọng nghi lễ này bởi theo họ, nét chữ phản ánh tính cách và vận mệnh con người. Ảnh: Xinhua
Trong lễ Khai bút, giáo viên điểm một chấm đỏ lên trán học sinh nhằm mở "tuệ nhãn", khai thông trí tuệ và khả năng tiếp nhận tri thức của các em. Ảnh: Xinhua
Học sinh lớp 1 biểu diễn văn nghệ với sách tre (trúc thư), dạng sách thường dùng của học trò thời xưa. Đằng sau họ là tranh Khổng Tử, nhà tư tưởng, triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng người Trung Quốc. Ông được tôn xưng là Vạn thế Sư biểu (Bậc thầy của muôn đời). Ảnh: Xinhua
Học sinh tại thành phố Tây An, tỉnh Sơn Tây, tham gia lễ Khai bút trong trang phục thời Hán. Trong buổi lễ, các em sẽ vái lạy Khổng Tử và quỳ lạy cha mẹ. Ảnh: Chinanews
Một thầy giáo đang hướng dẫn học sinh viết chữ É54; (nhân - người) trong lễ Khai bút tại Miếu Khổng Tử ở tỉnh Cát Lâm. Ảnh: Asianews
Theo Zing
Ra thông điệp chung Diễn đàn Thanh niên ASEAN Tối 18-9, tại Nhà văn hóa Thanh Niên đã diễn ra đêm văn nghệ giao lưu giữa bảy nước tham gia Diễn đàn Thanh niên ASEAN năm 2015. Tại buổi giao lưu, Thông điệp chung của bảy nước cũng đã được tuyên bố. Bản thông điệp chung công nhận bản sắc ASEAN là nền tảng các lợi ích của khu vực Đông Nam...