Học sinh ăn vặt xúc xích rán, nem chua trước cổng trường nguy hiểm mức nào?
Thực phẩm không an toàn đang đe dọa đến sức khỏe của người dân. Đặc biệt, nó xuất hiện ở khắp mọi nơi, thậm chí là trường học – nơi được xem là môi trường an toàn của học sinh.
Báo Lao Động trích đăng bài viết “Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm nơi trường học” của ThS.BS Nguyễn Văn Tiến – Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng ( Viện Dinh dưỡng Quốc gia).
Các hàng quán bày bán thức ăn cho học sinh tại cổng Trường Tiểu học Đống Đa, Hà Nội. Ảnh: Kỳ Anh
Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư liên tịch về việc hướng dẫn công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục, trong đó có nội dung: Các cơ sở giáo dục cần phối hợp với chính quyền địa phương kiểm soát các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cấm các loại hàng rong bán thực phẩm xung quanh các trường học khi không đủ điều kiện vệ sinh theo quy định.
ThS.BS Nguyễn Văn Tiến. Ảnh: NVCC.
Thực phẩm không an toàn
Trước cổng trường luôn có đầy đủ các món ăn khoái khẩu, đa dạng của học trò như xúc xích rán, nem chua rán, thịt bò khô, bánh chuối rán, bim bim, kem,… kể cả các loại nước nước uống đóng túi với đầy đủ màu sắc, hương vị. Mức giá chỉ dao động từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng. Với mức giá trung bình, hương vị hấp dẫn, hình thức bắt mắt, những loại thực phẩm này được các em học sinh săn đón nhiệt tình.
Phần lớn đây đều là thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bao bì, nhãn mác. Thậm chí những đồ ăn vặt được chế biến, bày bán ven đường nằm kề miệng cống, sát đường đi xe cộ qua lại, không che đậy, bụi bặm. Các nguyên liệu để chế biến nem chua rán, thịt bò khô, tương ớt, mỡ/dầu rán,…đều không rõ nguồn gốc suất xứ, chất lượng kém, thời hạn sử dụng chỉ có người bán mới biết.
Dầu/mỡ dùng để chiên rán, dùng đi dùng lại nhiều lần đã chuyển màu từ màu trắng vàng trong chuyển sang sẫm màu (dầu/mỡ đã biến chất sinh ra một số chất độc hại). Dụng cụ để chế biến, chứa đựng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, không được che đậy.
Thức ăn đường phố mất vệ sinh, nhưng không ít các bậc phụ huynh lại tỏ ra khá dễ dãi trong việc chiều theo sở thích, nhu cầu của con. Việc này đã tạo cho học sinh thói quen ăn quà vặt mất an toàn vệ sinh trước cổng trường và tiềm ẩn nguy cơ đến sức khỏe, bệnh tật của trẻ.
Video đang HOT
Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc cao
Những thức ăn đường phố bày bán ở nhiệt độ bình thường, môi trường có nhiều bụi, nhiều người qua lại, không được che đậy cẩn thận nên rất dễ bị ô nhiễm vi khuẩn, thời gian để càng lâu thì mức độ ô nhiễm càng cao. Do điều kiện thiếu nước các dụng cụ đựng và chế biến không được rửa sạch và thường bị ô nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
Mặt khác người chế biến thức ăn đường phố vì chạy theo lợi nhuận nên có thể mua các thực phẩm đầu vào không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh, sử dụng phẩm màu công nghiệp, đường hóa học trong chế biến thức ăn, đồ uống có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Đối với một số món phổ biến như nem chua, mối nguy hại của món này nằm ở vi sinh vật gây bệnh có trong nguyên liệu. Với đặc thù là thịt sống rồi làm chín bằng sinh học chứ không phải làm chín bằng nhiệt nên sự tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh ở món ăn này rất khó khăn và có thể không chắc chắn có thể gây ngộ độc cấp tính cho người sử dụng.
Ngoài ra, trong xúc xích có nitrit được sử dụng như một chất bảo quản. Trong quá trình nấy, nitrit kết hợp với amin tự nhiên trong thịt, cá để hình thành hợp chất nitrosamin gây ung thư. Cũng có nghi ngờ cho rằng nitrit có thể kết hợp với các amin trong dạ dày để tạo thành nitrosamine gây ung thư tiêu hóa.
Để hạn chế việc học sinh sử dụng đồ ăn vặt, gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ để giải quyết vấn đề này. Các bậc phụ huynh nên hạn chế việc để con em mình sử dụng những đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán trước cổng trường.
Thay vào đó, chuẩn bị bữa sáng cho con ở nhà, chọn những loại thực phẩm có nhãn mác, được quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng, thương hiệu rõ ràng. Về phía nhà trường cũng cần có công tác quản lý học sinh, tuyên truyền thông tin vệ sinh an toàn thực phẩm để giúp các em tự ý thức bảo vệ sức khỏe của mình.
Nhiều bà mẹ chỉ quan tâm cân nặng mà quên mất chiều cao của con và hệ quả nhãn tiền
Hiện nay, nhiều bà mẹ chỉ quan tâm đến sự phát triển cân nặng, mà chưa quan tâm, chú ý đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Trẻ cứ tăng cân đều đều dẫn đến thừa cân từ lúc nào cũng không hay biết.
Nhiều bà mẹ chỉ quan tâm cân nặng mà quên mất chiều cao của con và hệ quả nhãn tiền
Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bố mẹ cần kiểm soát cân nặng ở mức "nên có" của trẻ để dự phòng tình trạng thừa cân - béo phì. Bởi khi trẻ thừa cân, béo phì sẽ đối diện với rất nhiều nguy cơ bệnh tật. Lúc đó, việc giảm cân lại trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Theo ThS.BS. Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, việc đánh giá cân nặng chiều cao của trẻ rất đơn giản. Chỉ cần cân và thước, hàng tháng, bà mẹ cân trẻ và đo chiều cao vào một ngày nhất định, trước lúc ăn hoặc sau ăn để có số liệu chính xác (chú ý chỉ mặc quần áo mỏng hoặc trừ quần áo).
Với trẻ dưới 24 tháng tuổi đo chiều dài nằm và từ 24 tháng tuổi trở lên đo chiều cao đứng. Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh, lúc mới sinh trung bình khoảng 3.000gam (3kg). Nếu cân nặng dưới 2.500 gam (2,5kg) thường là trẻ bị thiếu tháng hoặc bị suy dinh dưỡng bào thai (đẻ đủ tháng nhưng cân nặng dưới 2.500 gam). Do vậy, điều quan trọng nhất bà mẹ phải tự nhận thấy con mình đang phát triển bình thường, hay phát triển lệch một trong 2 chỉ số về cân nặng hay chiều cao, từ đó đưa ra chế độ ăn phù hợp với nhu cầu phát triển để dự phòng sớm thừa cân - béo phì.
Theo đó, một trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường khi ăn đủ nhu cầu sẽ tăng cân hàng tháng.
Ví dụ: Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh trung bình khoảng 3.000 gam (3kg); 3 tháng đầu trẻ phát triển rất nhanh tăng cân từ 1.000-1.200g/tháng; 3 tháng tiếp theo tăng cân từ 500-600g/tháng; 6 tháng tiếp theo chỉ tăng cân từ 300-400g/tháng, khi 1 tuổi trẻ nặng gấp 3 lần lúc mới sinh (khoảng 9-10kg).
Trẻ từ 2-10 tuổi cân nặng tăng trung bình 2,4 kg/năm và có thể tính cân nặng của trẻ theo công thức sau:
Xn = 9,5 kg cộng 2,4 kg x ( N-1)
(Trong đó: Xn là cân nặng hiện tại của trẻ (kg); 9,5 là cân nặng của trẻ lúc 1 tuổi; 2,4 là cân nặng tăng trung bình trong 1 năm; N là số tuổi của trẻ tính theo năm).
Như vậy, với trẻ 1 tuổi thì cân nặng là:
9,5 kg cộng 2,4 kg x ( N-1) = 9,5 cộng 2,4 kg x (1-1) = 9,5kg
Với trẻ 2 tuổi thì cân nặng là:
9,5kg cộng 2,4kg x (2-1) = 9,5kg cộng 2,4kg = 11,9kg
Tương tự, với chiều cao, BS Nguyễn Văn Tiến cho biết, khi trẻ 1 tuổi có chiều dài gấp 1,5 lần lúc mới sinh (75cm), trẻ 2 tuổi chiều cao là 86-87cm (bằng 1/2 chiều cao người trưởng thành), trẻ 3 tuổi có chiều cao là 95-96cm, trẻ từ 4 - 10 tuổi chiều cao tăng trung bình 6,2cm/năm.
Chiều cao trung bình của trẻ từ 2 tuổi có thể áp dụng công thức sau:
Xc = 95,5 cm cộng 6,2 cm x (N-3)
(Trong đó: Xc là chiều cao nên có của trẻ (cm); 95,5 là chiều cao của trẻ lúc 3 tuổi; 6,2 là chiều cao tăng trung bình trong 1 năm; N là số tuổi của trẻ tính theo năm)
Ví dụ với trẻ 4 tuổi thì chiều cao là:
95,5cm cộng 6,2cm x (4-3) = 95,5 cm cộng 6,2cm x 1 = 101,7cm.
Trả lời câu hỏi, làm thế nào để xác định được trẻ béo phì, BS Tiến cho biết, bà mẹ cần phải biết chính xác cân nặng, chiều cao của trẻ, sau đó dựa vào bảng Z-score cân nặng/chiều cao theo tuổi và BMI theo tuổi của Tổ chức Y tế thế giới năm 2006 để đánh giá theo ngưỡng phân loại trên.
Cụ thể: Đối với trẻ dưới 5 tuổi được coi là đã bị thừa cân khi chỉ số cân nặng theo chiều cao hiện đã vượt quá 2 độ lệch chuẩn (SD) nhưng chưa vượt quá 3 SD; Trẻ bị béo phì khi có chỉ số cân nặng so với chiều cao vượt quá 3 SD.
Đối với trẻ trên 5 tuổi (6-19 tuổi) bị thừa cân khi có BMI theo tuổi vượt quá 2 SD nhưng chưa vượt vượt quá 3 SD (2SD
Để giúp trẻ thừa cân béo phì, các bác sĩ đã đưa ra hướng điều trị trong đó, chế độ ăn là nguyên tắc cơ bản để hạn chế nguồn cung cấp năng lượng dư thừa của trẻ.
Tuy nhiên, trẻ em là cơ thể đang lớn do đó chỉ hạn chế thực phẩm giầu năng lượng như dầu mỡ, đường, bánh kẹo ngọt và cho trẻ ăn hạn chế tinh bột. Mục tiêu sao cho trong những tháng đầu kiểm soát chế độ ăn trẻ không tăng cân hoặc tăng
Tiếp đến là thể dục trị liệu. Đây là biện pháp đơn giản làm giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể. Theo đó, các bậc phụ huynh nên hướng cho trẻ tìm môn thể thao phù hợp mà trẻ thích mới áp dụng được. Các môn thể thao thường là nhảy dây, bơi lội, chạy hoặc đi bộ nhanh khoảng 60 phút/ ngày.
Đặc biệt, các bậc phụ huynh cũng cần phải giải thích cho trẻ biết những hậu quả của béo phì cũng như khó hoà nhập với các bạn ở trường hoặc bị bạn trêu đùa. Trong 1 số trường hợp béo phì mức độ nặng cần chuyển trẻ đến các nhà tâm lý liệu pháp.
Dinh dưỡng cho học sinh ôn thi trong những ngày nắng nóng, oi bức Do đợt nghỉ dịch COVID-19 vừa qua kéo dài, nên các em học sinh phải đi học và trải qua các kỳ thi học kỳ, thi chuyển cấp vào mùa hè nắng nóng năm nay... Vậy cha mẹ, nhà trường cần duy trì chế độ dinh dưỡng như thế nào để tốt cho trẻ. Dưới đây sẽ là lời khuyên của Ths.Bs Nguyễn...