Học siêu đỉnh, thủ khoa đại học nhưng lại bị 11 trường ở Mỹ bỏ qua, 8 năm sau anh trở lại và nói: Cám ơn vì đã nói câu từ chối!
Ngay từ nhỏ, anh đã chứng tỏ mình là một thần đồng với điểm học tập cao ngất ngưởng và là thủ khoa đại học đầu vào của trường đại học danh tiếng.
Li Taibo được xem là một học sinh xuất chúng ngay từ nhỏ với thành tích học tập đáng nể. Anh có đam mê đọc sách và có thể ngồi hàng giờ liền nghiền ngẫm bất kỳ cuốn sách nào có trong tay.
Khi đến trường, anh cũng bắt đầu học tập như bao bạn bè đồng trang lứa, tuy nhiên điểm của các bài kiểm tra cho thấy anh vượt xa tất cả các bạn khác trong lớp đến nỗi giáo viên cũng phải ngạc nhiên. Được biết, không chỉ học giỏi, anh còn là một tài năng trong việc lãnh đạo. Thời đi học, Li Taibo từng giữ chức chủ tịch hội học sinh và luôn năng động, tích cực trong mọi phong trào. Anh thường đề xuất những ý tưởng sáng tạo, độc đáo cho nhà trường. Không những thế, anh cũng từng bày tỏ ý kiến về những cải cách, canh tân thế giới.
Ngoài ta, Li Taibo cũng có những tài năng và niềm yêu thích khác ngoài chuyện đọc sách. Anh thích hội họa, bóng đá và đặc biệt là âm nhạc. Nhiều học sinh từ bỏ những buổi học ngoại khóa cho những bộ môn này để tập trung cho kỳ thi tuyển sinh đại học nhưng anh vẫn dành thời gian để luyện chơi đàn piano 2 giờ mỗi ngày. Với một thần đồng như anh, chuyện này cũng không làm ảnh hưởng tới kết quả học tập.
Vào thời điểm đó. Đại học Bắc Kinh đã trao cho anh một suất học bổng và tuyển thẳng anh vào trường mà không cần phải thi đại học, Tuy nhiên, anh muốn chứng minh năng lượng của mình nên đã từ chối lời đề nghị trên và tham gia kỳ thi tuyển sinh như những học sinh khác. Năm đó, Li Taibo đã xuất sắc đạt 703 điểm và trở thành thủ khoa đầu vào đại học Bắc Kinh. Các phương tiện truyền thông đã dành sự chú ý đặc biệt về thành tích đáng ngưỡng mộ này của anh.
Tuy nhiên, khoảng thời gian đẹp đẽ ấy chẳng kéo dài được bao lâu vì mọi thứ dường như trở nên khó khăn hơn sau đó.
Tuy đã được nhận vào trường đại học danh tiếng nhất nhì Trung Quốc, Li Taibo vẫn nung nấu quyết tâm đi du học để mong tiếp xúc và trải nghiệm những môi trường giáo dục tiên tiến trên thế giới.
Thế nhưng, điều kiện kinh tế trung bình từ khoản thu nhập không quá cao của bố mẹ không thể hỗ trợ cho anh có chi phí để hoàn thành giấc mơ ấy. Anh đã đấu tranh tư tưởng một thời gian dài cho đến nửa cuối năm hai để quyết định nộp đơn vào 11 trường Đại học hàng đầu ở Hoa Kỳ.
Anh khá tự tin vào điểm số và thành tích của mình và tin chắc mình sẽ có suất học bổng tại quốc gia này Nhưng thật bất ngờ, anh bị từ chối đồng loạt bởi 11 ngôi trường trên. Tin xấu này khiến những mộng tưởng của chàng trai 20 tuổi bị tan thành mây khói. Anh vẫn chưa hiểu tại sao mình có thể trượt một cách vô lý như thế. Lúc này, một lần nữa truyền thông lại đổ dồn sự chú ý về anh nhưng là với sự dè bỉu, nghi ngờ năng lực. Báo chí cho rằng anh là tên mọt sách, chỉ biết học nhưng không có nền tảng kinh nghiệm.
Video đang HOT
Anh bắt đầu rơi vào trạng thái khủng hoảng và sang chấn tâm lý. Trong suốt thời gian ấy, anh nhận ra rằng thay vì để mình bị ảnh hưởng bởi những điều tiêu cực này, mình phải cho họ thấy năng lực thực sự của mình bằng cách dũng cảm đứng lên thể hiện mình một lần nữa. Anh nói rằng: “Sự từ chối của các trường Đại học Mỹ không có nghĩa tôi là một tên mọt sách ngu ngốc, tôi còn trẻ, thông minh và tài năng. Mọi thứ đều có thể xảy ra trong tương lai.”
Li Taibo quyết định đứng dậy, bắt đầu lại từ đầu bằng việc trở thành sinh viên khoa Điện tử, Đại học Thanh Hoa. Với quan điểm xã hội sẽ phát triển nhờ những bước nhảy vọt của công nghệ điện tử, anh hy vọng ngành học của mình sẽ trở nên có ý nghĩa trong tương lai. Với thành tích học tập đặc biệt xuất sắc trong năm đầu tiên, anh được đại học Hồng Kông liên tục đề nghị trao cho anh một suất học bổng và tuyển thẳng anh vào trường. Tại đây, anh được tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể để học tập, nhưng giấc mơ du học trong anh chưa bao giờ tắt. Thế nên, chỉ một năm sau khi học tại Hồng Kông, anh đã tìm đến Học viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ để lấy bằng kép về kỹ thuật điện tử và khoa học máy tính.
Sau đó, anh đến Đại học Cambridge ở Anh với tư cách là một sinh viên trao đổi. Vào mùa thu năm 2017, Li Taibo chuẩn bị đến Đại học Hopkins để theo đuổi bằng tiến sĩ kép về y học và triết học.
Đằng sau những thành tích tuyệt vời ấy là một sự chăm chỉ và nỗ lực không ngừng nghỉ. Với một sinh viên quốc tế, anh gặp các vấn đề ngôn ngữ trong giao tiếp. Anh không thể diễn đạt ý của mình một cách trôi chảy bằng tiếng Anh nhưng đó không phải là rào cản để anh tiến tới những thành công.
Sau khi tốt nghiệp, Li Taibo đã nói rằng: “Cám ơn vì đã từ chối!”. Anh tâm sự, chính vì những lời từ chối ấy mà cậu sinh viên ngày nào đã biết phấn đấu hơn, gạt qua những trở ngại để tìm đến những đỉnh cao mới. Anh đã chứng minh mình không phải là một tên mọt sách thông thường chỉ biết chúi mũi vào sách vở mà giờ đây ai cũng thấy anh đáng nể đến chừng nào.
70% học sinh không biết cách học, phương pháp học quan trọng hơn nỗ lực
Sau đây là kinh nghiệm học tập của những học sinh có thành tích cao khi thi đỗ vào các trường đại học Thanh Hoa và đại học Bắc Kinh.
Một số học sinh không thể nâng cao điểm số trên trường học, bởi vì các em thiếu nỗ lực, không nghe giáo viên giảng, không thông minh, căn bẳn không nắm vững... đó là nhận xét của những giáo viên dành cho học sinh. Tuy nhiên, nguyên nhân thật sự là do đâu?
Sau đây là kinh nghiệm học tập của những học sinh có thành tích cao khi thi đỗ vào các trường đại học Thanh Hoa và đại học Bắc Kinh, Trung Quốc.
Ảnh minh họa
1. 70% học sinh không biết cách học, phương pháp học quan trọng hơn nỗ lực
Một học sinh A bật mí: 'Bạn có tin không? 70% học sinh không biết phương pháp học tập'.
Khi vào cấp trung học, học sinh A ngồi cùng bàn với một người bạn cũng có thành tích cao như cậu.
Sau 3 năm học, học sinh A thi đỗ vào đại học Thanh Hoa, trong khi đó người bạn cùng bàn thi trượt.
Nguyên nhân được rút ra là do phương pháp học tập của hai người khác nhau.
Học sinh A luôn cố gắng giải những dạng đề mà cậu không biết, nếu không thể giải thì cậu sẽ hỏi giáo viên hoặc bạn học của mình.
Trong khi đó, người bạn cùng bàn chỉ chọn làm những dạng đề quen thuộc. Đề bài nào không biết thì bạn ấy sẽ bỏ qua một bên, thậm chí không tìm giáo viên hay bạn học giúp đỡ.
Trong bất cứ lĩnh vực nào, nỗ lực rất quan trọng, nhưng phương pháp còn quan trọng hơn so với nỗ lực.
Học sinh A thông qua vấn đề đã tìm ra bản chất và quy luật để tiến đến mục tiêu. Người bạn cùng bàn thì chỉ biết tiếp thu tri thức sẵn có và ít có sự đột phá.
2. Quách Điền - cô gái xếp thứ hạng 700 trong trường 'lội ngược dòng'
Quách Điền là một cô gái có điểm số môn toán không như mong đợi, nhiều lần giáo viên đã đặt câu hỏi nhưng cô không trả lời được nên cảm thấy rất xấu hổ.
Một hôm trong giờ toán, Quách Điền đã mang đề văn ra làm. Giáo viên toán phát hiện và chỉ trích cô học sinh ngay tại lớp. Lòng tự tôn của Quách Điền rất cao, cô đã đối kháng với giáo viên và nghĩ thầm: 'Em không học đấy, giáo viên có thể làm gì nào?'
Sau đó, Quách Điền tham gia kỳ thi và thành tích thấp khi xếp thứ hạng 700 trong trường.
Một hôm, một nhóm học sinh trường Đại học Harvard đã đến diễn thuyết tại trường của Quách Điền.
Một học đại diện đã nói thế này:
'Các bạn học sinh thân mến, tôi không biết các bạn đã bao giờ ghét giáo viên đến mức bỏ luôn môn học hay không? Tôi đã từng như vậy. Hôm nay, tôi đứng đây và nói với các bạn rằng, học hay không học, ghét hay không ghét là quyền lựa chọn của bạn, không phụ thuộc vào giáo viên. Bạn không nên từ bỏ quyền lựa chọn của mình'.
Quách Điền đã quyết định cải thiện điểm số môn toán sau buổi diễn thuyết đáng nhớ. Nói thì dễ làm mới khó, bởi Quách Điền đã bỏ lỡ nhiều tiết toán chỉ vì ghét giáo viên của mình.
Để bổ sung kiến thức đã mất, cô tìm giáo viên môn toán và hỏi cho đến khi hiểu mới thôi. Lúc này, cho dù giáo viên có trách mắng cỡ nào thì cô vẫn nhe răng cười. Thậm chí, thời khắc này cô mới hiểu rõ nỗi khổ của giáo viên khi hết lời khuyên cô nên tập trung vào bài vở.
Hiện nay, Quách Điền đã thi đỗ vào trường đại học Thanh Hoa, cô chia sẻ: 'Bài diễn thuyết của nhóm học sinh trường Đại học Harvard không những thay đổi cách học, mà thay đổi cả cuộc đời và tư duy của tôi'.
3. Chu Trí - từ học sinh kém nhảy vào top 15 của lớp
Chu Trí từng là học sinh có điểm số thấp trong lớp. Chẳng hạn, đối với môn tiếng Anh, cậu thường quên từ vựng, không nhớ ngữ pháp, đi thi nhờ may mắn là chính.
Một hôm, Chu Trí tình cờ phát hiện bạn học đạt điểm số cao nhất lớp môn tiếng Anh có sở thích là: học thuộc bài văn tiếng Anh.
Chu Trí lập tức đặt ra mục tiêu, mỗi tuần cậu sẽ học thuộc 2 bài văn tiếng Anh trong sách giáo khoa, dần dà vốn từ vựng của cậu ngày càng tăng. Vào kỳ thi, điểm số tiếng Anh của Chu Trí từ đội sổ đã nhảy vào top 15 của lớp như tưởng thưởng cho sự cố gắng của cậu.
Tiếp theo, Chu Trí quan sát phương pháp học của những học sinh giỏi đối với các môn học khác và áp dụng vào bản thân. Điểm số của Chu Trí về các môn toán, văn, địa, lịch sử cũng ngày càng được nâng cao.
Hiện nay, Chu Trí đã thi đỗ vào trường đại học Bắc Kinh. Chu Trí bật mí bí quyết học tập: 'Tại sao một số học sinh dù nỗ lực nhưng vẫn không thể nâng cao điểm số? Tôi nghĩ là do họ đã không biết cách áp dụng phương pháp học. Khi bạn học theo phương pháp học của những học sinh giỏi, thành tích của bạn đương nhiên sẽ cải thiện'.
Tú Uyên
Theo baodatviet
Muốn con thông minh và ngoan ngoãn rất đơn giản, các chuyên gia bật mí 1 phương pháp mà mọi cha mẹ có thể áp dụng Trải qua nhiều nghiên cứu, các nhà tâm lý học tại Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) nhận ra có một cách đơn giản để con ngoan ngoãn, thông minh và nghe lời. Khi con mắc lỗi, nhiều cha mẹ thường mất bình tĩnh và to tiếng với con. Đây là phương pháp dạy dỗ đầy sai lầm, khiến con càng trở nên...