Học qua việc mở công ty
Giáo sư Paul McAfee (Đại học Keuka, Mỹ) bắt đầu giờ giảng môn kinh doanh quốc tế bằng cách yêu cầu toàn bộ sinh viên phải chia nhóm thành lập công ty để học môn này.
151 sinh viên (SV) năm thứ 2 chia làm 4 lớp, tương ứng với 4 công ty. Nhà trường ứng cho mỗi công ty vốn ban đầu là 1 triệu đồng. Các bạn phải tự chọn 1 giám đốc điều hành và 5 giám đốc các bộ phận kinh doanh, bán hàng, kế toán, marketing và sản xuất. Mỗi bộ phận có từ 6 đến 7 thành viên được chọn bất kỳ để cùng nhau phối hợp làm việc.
Một điểm tiếp thị sản phẩm đến sinh viên – Ảnh: P.M
Ngoài giờ học bình thường, các công ty phải họp chọn sản phẩm kinh doanh, tổ chức sản xuất và lên kế hoạch quảng cáo, tiếp thị, bán hàng. Nếu Công ty Ikonic chọn kinh doanh các loại huy hiệu và quà lưu niệm, thì Công ty O’happiness làm ăn với sản phẩm vòng tay tự thiết kế. Hai công ty khác kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, viết chì khắc chữ, hàng lưu niệm tái chế, hoa hồng giấy… Nói chung là nhắm vào giới sinh viên ngay trong trường và học sinh phổ thông của các trường lân cận.
Thế nhưng yêu cầu của Giáo sư Paul McAfee không chỉ đơn giản có vậy, các công ty phải làm sao để có đơn hàng từ tỉnh thành khác, từ người nước ngoài và thậm chí phải có đơn hàng xuất khẩu được. Uyên Thư, Trưởng bộ phận sản xuất Công ty O’happiness, cho biết đúng là nhờ yêu cầu đó mà công ty của mình đã thông qua Facebook xuất khẩu được cho một đơn hàng sang nước ngoài! Qua đó biết cách gửi hàng đi, khai thuế, thanh toán quốc tế.
Công ty O’happiness cũng đã nhận được khá nhiều đơn đặt hàng với số lượng lớn, thậm chí từ Hà Nội. Để đạt yêu cầu bán hàng cho người nước ngoài, các công ty phải luân phiên nhau mở điểm giới thiệu ở khu phố Tây (TP.HCM), thầy Paul cẩn thận còn quy định điểm bán và nhờ một người bạn có quán cà phê tại khu này hỗ trợ địa điểm và giám sát các SV giúp. Ngoài việc tăng khả năng giao tiếp, những thành viên nhóm bán hàng phải có những câu chuyện hay và cuốn hút về những sản phẩm của mình để giúp cho người nghe cảm thấy thú vị và mua sản phẩm.
Kết thúc 7 tuần, các công ty phải trình bày kết quả kinh doanh để bình chọn đơn vị dẫn đầu và giám đốc điều hành xuất sắc nhất. Trong đó nhóm có tỷ suất lợi nhuận nhiều nhất là O’happiness với vốn ban đầu 1,7 triệu đồng, doanh thu 9,6 triệu đồng. Tất nhiên toàn bộ lương, thù lao của cả tập thể công ty là không hạch toán vô con số này.
Video đang HOT
Tổng cộng lợi nhuận của 4 công ty là 17,2 triệu đồng, đã được thầy bộ môn cùng tất cả sinh viên biến thành xe đạp, áo, tập vở, bánh kẹo… dành tặng các em nhỏ trong chuyến đến thăm Mái ấm Q.8, TP.HCM sau khi kết thúc môn học.
Với cách dạy môn chuyên ngành kiểu này, SV không chỉ học được kiến thức, kỹ năng qua thực tế mà còn học được bài học giá trị về tình yêu thương, sẻ chia với cộng đồng.
“Trưởng thành hơn, suy nghĩ sâu sắc hơn…” là trải nghiệm của không chỉ một mình Đăng Quang, thành viên một trong 4 công ty với doanh thu 2,5 triệu đồng, về môn học, mà đó còn là suy nghĩ chung của hầu hết các bạn SV theo học chương trình này của ở Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM.
Ngọc Nga – T.Phước
Theo thanh niên
Trường có 11 thủ khoa
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (TP Đà Nẵng) không những có tỷ lệ học sinh đỗ đại học 100% mà còn có đến 11 học sinh đạt danh hiệu thủ khoa trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ vừa qua.
Thi đâu đậu đó
Là học sinh chuyên Tin nhưng Nguyễn Thị Phương Dung tỏ ra "đa năng" với cả toán và sinh học. Thi hai trường ĐH, Dung đậu luôn cả 2 trường. Trong đó ĐH Y dược Huế đạt đến 27 điểm, và đỗ thủ khoa khối A Sư phạm Toán vào ĐHSP Nẵng.
Trước đó, Dung liên tiếp rinh về các giải thưởng cấp thành phố, 12 năm liền học giỏi. Là chị cả trong gia đình bố mẹ theo nghiệp buôn bán, tân thủ khoa ấp ủ: Em sẽ chọn ngành Y để phấn đấu.
Cùng lớp Dung, Nguyễn Hoàng Long đỗ cả Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng và thủ khoa ĐH Nông Lâm- Huế. Dân công nghệ thông tin, Long lại muốn thử sức mình ở ngành Nông học.
"Đến một giai đoạn nào đó, CNTT sẽ được áp dụng sâu rộng vào cả lĩnh vực nông nghiệp. Khi đó, chúng ta thu hoạch bằng những máy móc điều khiển từ xa, không cần nhiều đến sức lao động của con người", Long lý giải.
Học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn trong lễ tuyên dương khen thưởng thủ khoa của TP.Đà. Nẵng Ảnh: N.H
Lê Nguyễn Thọ Khang (cựu học sinh lớp 12B1) có số điểm cao nhất (28,25) dẫn đầu trong số thủ khoa Đại học Đà Nẵng không chỉ là thủ khoa ĐH Y dược Huế mà còn đỗ thêm cả Trường ĐHSP Đà Nẵng (khối A) với số điểm cao.
Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng: Trường THPT Lê Quý Đôn là địa chỉ "vàng" trong đào tạo. Chỉ tính riêng năm học 2011-2012 vừa qua, trường đạt 63 giải học sinh giỏi cấp quốc gia, luôn đứng top 10 tỉnh, thành phố có số học sinh đạt giải cao nhất 1 học sinh đạt HCB Olympic Vật lý quốc tế 51 huy chương Olympic 30/4...
Lớp có 2-3 thủ khoa không còn là chuyện hiếm ở trường này. Tại lớp 12A3, có hai thủ khoa là Nguyễn Lê Ngọc Phú và Ngô Thanh Tùng. Lớp 12D2 có đến 3 thủ khoa, gồm: Nguyễn Văn Thiện Tâm, Trần Ngọc Thảo, Dương Phước Luân các khối D3, A1 Trường ĐHSP, ĐH Kinh tế Đà Nẵng.
TS. Nguyễn Đình Vĩnh, Hiệu trưởng trường này tự hào: Kỳ tuyển sinh vừa qua, 100% học sinh của trường đỗ ĐH, đứng thứ 4/200 trường học sinh có điểm bình quân 3 môn thi ĐH cao nhất nước (trên 21 điểm) và luôn nằm trong tốp 15 trường có tỷ lệ học sinh đỗ ĐH cao nhất nước. Đáng kể, số thủ khoa trường liên tục tăng. Năm 2011 trường có 7 thủ khoa thì năm nay tăng lên 11 em.
Trường "vàng"
Theo thầy Vĩnh, kết quả trên bắt đầu từ chất lượng tuyển sinh đầu vào. Là trường chuyên, ngoài môn thi chung tuyển sinh vào lớp 10, học sinh phải thi thêm các môn chuyên vào trường.
Cô Nguyễn Thị Ngọc Bích, giáo viên chủ nhiệm lớp 12A3, cho hay: Trước mỗi kỳ thi, các lớp xây dựng các chuyên đề nâng cao (do các giáo viên có kinh nghiệm) để học sinh từng bước biết, hiểu và vận dụng kiến thức vào làm các dạng đề thi.
Thầy Vĩnh nói thêm: Việc tổ chức thi thử ĐH 2 lần/ năm được trường tiến hành thường xuyên. Từ kết quả thi thử, học sinh và giáo viên kịp thời có những bổ sung, điều chỉnh cả về kiến thức và phương pháp. Đầu năm học cuối cấp (lớp 12), trường mời Sở Nội vụ, Trung tâm nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố đến tư vấn, hướng nghiệp và chọn ngành nghề phù hợp cho các thí sinh.
Theo Ban chỉ đạo công tác ôn thi ĐH và thi học sinh giỏi của trường: Phương châm được trường chú trọng là kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác ôn tập, rèn luyện của học sinh.
Đơn vị tổ chức hội nghị phụ huynh học sinh các lớp 12 để trình bày và phân tích kết quả học tập chính khóa ở trường, kết quả thi thử ĐH.
Trên cơ sở đó, nhà trường, phụ huynh cùng có biện pháp tư vấn, kèm cặp học sinh nhưng trường yêu cầu phụ huynh tránh việc ép học sinh học thêm ở các trung tâm luyện thi gây áp lực tâm lý.
"Chúng tôi luôn nhắc nhở học sinh cần tập trung, bám sát kiến thức cơ bản trong SGK, tránh học nâng cao và kiến thức dàn trải dễ bị phân tán. Do đó, điểm số học sinh vào các trường ĐH thường ổn định ở mức cao", thầy Vĩnh nói.
Theo tiền phong
Thí sinh Nghệ An hoàn thành kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Sáng qua 24/6, các thí sinh ở Nghệ An đã hoàn thành kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 với môn thi Toán thời gian làm bài 120 phút. Theo nhận định của nhiều thí sinh, đề Toán năm nay vừa sức và có tính phân loại học sinh. Tại hội đồng thi trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Trường THPT Hà Huy...