Học phí trường Y cao nhất 70 triệu/năm: Học sinh lo sốt vó, không dám xét tuyển
Đại học Y Dược TP.HCM thông báo mức học phí tăng đột biến, dự kiến 40-70 triệu đồng/năm khiến thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào trường lo lắng.
Không dám xét tuyển
Theo đề án tuyển sinh Đại học Y dược TP.HCM năm 2020 vừa công bố, mức học phí dự kiến với sinh viên chính quy năm học 2020-2021 tăng mạnh so với trước đó. Trong đó, ngành Răng-Hàm-Mặt với 70 triệu đồng/năm, kế đến là ngành Y khoa dự kiến là 68 triệu đồng/năm.
Mức đóng phí tăng khoảng 10% theo các năm. Học hết 6 năm học, dự kiến sinh viên ngành này phải đóng khoảng 538 triệu đồng học phí.
Thông báo trên khiến học sinh cuối cấp THPT ngỡ ngàng và lo lắng. “Ban đầu em có dự định đăng ký xét tuyển khối B vào Đại học Y Dược TP.HCM, tuy nhiên với mức học phí như vậy vượt ngoài tầm đáp ứng của gia đình. Có lẽ em sẽ chọn trường khác với mức học phí phù hợp hơn”, em Cao Tiến Huỳnh (Quận Thủ Đức, TP.HCM) nói.
Là con út trong gia đình 4 anh em, Nguyễn Thị Lan ( Sóc Trăng) 3 năm liền là học sinh xuất sắc, điểm trung bình môn từ 8,5 trở lên. Lan có ước mơ được làm bác sĩ để gia đình đỡ vất vả hơn.
Với mức học phí Đại học Y Dược TP.HCM dự kiến, Lan không đủ điều kiện để đáp ứng. Ngoài tiền học em sẽ tốn thêm tiền nhà, tiền ăn, tiền đi lại… trung bình cộng cả tiền sinh hoạt và tiền học sẽ rơi vào khoảng 10 triệu đồng/tháng.
Tương tự, em Nguyễn Ngọc Phước (Châu Đốc, An Giang) chia sẻ, được trở thành bác sĩ trong tương lai là điều hãnh diện và rất có ý nghĩa. Nhưng nếu chi phí tới hơn nửa tỷ đồng trong 6 năm học thì em sẽ lựa chọn đổi ngành học khác với mức chi phí rẻ hơn.
Mục tiêu đỗ vào Đại học Y Dược TP.HCM được nữ sinh Thái Chân xác định nghiêm túc ngay từ khi học lớp 10. Thái Chân lựa chọn trường Y vì công việc sau khi ra trường sẽ ổn định hơn và được tiếp nối sự nghiệp người cha quá cố của mình.
Nhưng sau khi biết được thông tin trường tăng học phí lên gấp 5 lần, Thái Chân buồn bã và hơi hoang mang. Chỉ còn gần 3 tháng nữa sẽ tới kỳ thi tốt nghiệp THPT, em không biết nên đổi nguyện vọng sang trường đại học nào khác. Em hy vọng song song với chính sách tăng học phí sẽ có nhiều ưu tiên hỗ trợ sinh viên khó khăn về mặt tài chính.
Đại học Y Dược TP.HCM.
Video đang HOT
Vì sao học phí tăng cao?
Không chỉ ngành Răng-Hàm-Mặt với 70 triệu đồng/năm, mà theo đề án tuyển sinh Đại học Y dược TP.HCM năm 2020, các ngành khác có mức cao không kém là Y khoa dự kiến là 68 triệu đồng/năm; Kỹ thuật phục hình răng 55 triệu đồng/năm, Dược học 50 triệu đồng/năm.
Các ngành cùng có mức học phí 40 triệu đồng/năm gồm: Điều dưỡng, Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh, Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng.
Hai ngành cùng mức học phí 38 triệu đồng/năm là Y học dự phòng và Y học cổ truyền. Còn ngành Y tế công cộng và Dinh dưỡng thì học phí 30 triệu đồng/năm. Đề án nêu rõ, học phí trên áp dụng cho năm học 2020-2021 và các năm tiếp theo dự kiến mỗi tăng thêm 10%.
Như vậy, với ngành học phí cao nhất là Răng – Hàm – Mặt, sinh viên học năm thứ nhất sẽ đóng 70 triệu đồng/năm, năm thứ hai là 77 triệu đồng/năm, năm thứ 3 là 84,7 triệu đồng, năm thứ 4 là 93,1 triệu đồng, năm thứ 5 là 102,4 triệu đồng và năm học thứ 6 là 112,6 triệu đồng.
Tổng thời gian học 6 năm, một sinh viên ngành Răng-Hàm-Mặt sẽ phải đóng khoảng 538 triệu đồng học phí.
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng đào tạo của Đại học Y Dược TP.HCM lý giải, mức học phí hiện hành là 13 triệu đồng/năm. Sở dĩ thấp như vậy vì phần lớn chi phí để đào tạo sinh viên được ngân sách Nhà nước hỗ trợ, chứ không phải đào tạo 1 sinh viên chỉ tốn có bấy nhiêu tiền.
Bắt đầu từ tháng 1/2020, Đại học Y Dược TP.HCM không nhận ngân sách Nhà nước nữa, trường phải tính toán lấy thu bù chi để hoạt động và phát triển, vì vậy bắt buộc phải tăng học phí.
Trước thực tế với mức học phí này, sinh viên nghèo sẽ không có điều kiện theo học, ông Khôi cho hay nhà trường luôn có chính sách hỗ trợ, đảm bảo không có sinh viên nghèo, học giỏi trúng tuyển mà bị bỏ lại.
“Chúng tôi cam kết không để một sinh viên nghèo học giỏi, có ước mơ làm bác sĩ trúng tuyển vào trường mà bị bỏ lại“, ông Khôi nói.
Học phí đại học tăng "phi mã": Con nhà giàu mới học được trường y-dược?
Các trường đại học công lập vừa công bố đề án tuyển sinh năm 2020 và mức học phí mới. Trong đó có trường y dược, học phí năm học 2020-2021 dự kiến tăng từ 4-5 lần so với hiện tại. Nhiều thí sinh ví von "chỉ con nhà giàu mới có điều kiện học được trường y dược".
Học phí đại học tăng sẽ là một áp lực lớn với những sinh viên điều kiện kinh tế gia đình không được khá giả. Ảnh: Hải Nguyễn
Học phí tăng vọt
Những giờ qua, mức học phí Đại học Y dược TPHCM công bố khiến nhiều người bất ngờ, vì khá cao so với mặt bằng chung của các trường đại học khác ở Việt Nam.
Theo đề án tuyển sinh của ĐH Y Dược TPHCM, học phí năm 2020-2021 ngành Y khoa là 68 triệu đồng/năm, ngành Răng - Hàm - Mặt 70 triệu đồng/năm, ngành Dược học là 50 triệu đồng/năm, ngành Kỹ thuật phục hình răng là 55 triệu đồng/năm.
Mức học phí này tăng từ 2-5 lần so với mức học phí cũ. Bên cạnh đó, dự kiến học phí mỗi năm tiếp theo sẽ được trường tăng 10%. Trong khi đó, mức học phí hiện tại của ĐH Y Dược TPHCM chỉ là 1,3 triệu đồng/tháng, tương ứng 13 triệu đồng/năm.
Mức học phí mà trường đưa ra còn cao hơn cả mức trần học phí theo quy định trong Nghị định 86/2015 đối với các trường tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên.
Mức tăng học phí của ĐH Y Dược trong 2 năm học gần đây so với năm học 2020-2021. Biểu đồ: Đ.Chung
Theo đề án tuyển sinh của trường này, tổng nguồn thu hợp pháp của trường năm 2019 là 225,8 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước cấp cho đào tạo đại học là 90,8 tỉ đồng. Tổng chi phí đào tạo trung bình 1 sinh viên/năm là 22.975.000 đồng
Còn nếu tính theo mức học phí mới, sinh viên học 6 năm ngành Y khoa - ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh theo lộ trình tăng học phí của nhà trường sẽ phải đóng khoảng 524,66 triệu đồng, chưa kể chi phí sinh hoạt và nhiều chi phí khác.
Học phí áp dụng cho sinh viên khóa mới của Trường ĐH Y dược TPHCM
Học phí nhóm ngành y khoa ở nhiều trường ĐH khác cũng ở mức khá cao. Khoa Y - ĐH Quốc gia TPHCM áp dụng cho khóa tuyển sinh 2020-2021 (dự kiến) chất lượng cao như ngành Y khoa là 60 triệu đồng/năm, Dược học 88 triệu đồng/năm.
"Với mức học phí này, nếu gia đình không có tiền tỉ sẽ rất khó để theo học trường y-dược. Có lẽ chỉ con nhà giàu mới có điều kiện để học thôi"- Đặng Phương Anh (học sinh Trường THPT Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội) ví von sau khi xem bảng học phí "khủng" của một số trường y-dược.
Ngoài một số trường y-dược, các trường khối kỹ thuật, kinh tế, luật, sau khi tự chủ cũng "rục rịch" tăng học phí.
Trường ĐH Luật TPHCM, theo công bố mới đây trong đề án tuyển sinh năm 2020, nhà trường đưa ra mức học phí năm học 2020-2021 dự kiến là: lớp đại trà 18.000.000 đồng (tăng gần 2 lần so với thời điểm chưa tự đảm bảo chi thường xuyên); lớp Anh văn pháp lý: 36.000.000 đồng; lớp chất lượng cao ngành Luật và ngành Quản trị kinh doanh: 45.000.000 đồng...
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng công bố mức học phí áp dụng cho sinh viên khóa mới (K65) năm học 2020 - 2021. Theo đó, trong năm học tới đây, các chương trình đào tạo chuẩn sẽ có mức học phí từ 20 đến 24 triệu đồng/năm học (tùy theo từng ngành); học phí các chương trình tiên tiến bằng 1,3 - 1,5 lần chương trình chuẩn cùng ngành.
Học phí cao để nâng chất lượng đào tạo?
Theo lộ trình, sau năm 2020, 100% các trường ĐH đều hoạt động tự chủ. Và khi các trường tiến hành tự chủ, thì nguồn kinh phí chi thường xuyên "bao cấp" của Nhà nước sẽ bị cắt. Để có kinh phí tiếp tục thực hiện các hoạt động đào tạo, các trường ĐH sẽ buộc phải tăng học phí.
Đại diện ĐH Y-Dược TPHCM cho biết, từ tháng 1.2020, trường không nhận ngân sách Nhà nước nữa, để duy trì hoạt động đào tạo, trường bắt buộc phải tăng học phí.
"Khi trường tự chủ, được tăng học phí sẽ có những định hướng phát triển chất lượng hơn, đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại, phòng thí nghiệm để phục vụ đào tạo"- đại diện ĐH Y-Dược TPHCM nói.
Để đảm bảo việc đào tạo có chất lượng, các trường nói buộc phải tăng học phí. Tuy nhiên, điều tất yếu này đang kéo theo nhiều nỗi lo của học sinh, phụ huynh. Tiêu chí chọn trường bây giờ không chỉ cần phù hợp với năng lực mà phải phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình.
"Học phí cần xây dựng trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo, nhưng cũng phải căn cứ trên mức sống thu nhập người dân chứ không phải trường tự tính, tự đội học phí lên cao. Trên thế giới một nền giáo dục tốt cần đảm bảo 3 tiêu chí: Công bằng - Hiệu quả - Chất lượng. Nếu chính sách học phí của ta không đảm bảo tính công bằng, người nghèo không có cơ hội tiếp cận với giáo dục thì không thể là nền giáo dục tốt"- TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học nhấn mạnh.
Học phí đại học hơn nửa tỷ 6 năm: Hết 'cửa' cho sinh viên nghèo Trường ĐH Y dược TP.HCM vừa công bố mức học phí tăng 'chóng mặt' từ mức 13 triệu đồng/năm lên 50-70 triệu đồng/năm trong phương án tuyển sinh 2020. Cụ thể, so với mức thu hiện tại chỉ 1,3 triệu đồng/tháng, tương ứng 13 triệu đồng/năm, học phí dành cho sinh viên khóa mới của Trường ĐH Y Dược TP.HCM từ năm 2020...