Học phí trường ngoài công lập: Chênh nhau đến cả trăm triệu
Mức học phí ở trường ngoài công lập rất khác nhau từ mức 500.000 đồng/tháng đến 170 triệu đồng/năm. Mức học phí này đều liên quan đến cơ sở vật chất, địa điểm học, chương trình học.
Học phí đối chọi
Mùa tuyển sinh 2013, nhiều trường ngoài công lập công bố mức học phí “khủng”. Giá học phí hệ đại học của ĐH RMIT Việt Nam cao nhất là 729.624.000 đồng/năm ngành Cử nhân Thiết kế (Hệ thống Truyền thông Đa phương tiện) tiếp đến là ngành Cử nhân kinh doanh (Hệ thống Thông tin Kinh doanh), học phí 673.968.000 đồng/năm, các ngành còn lại là mức 588.960.000 đồng/năm.
ĐH Tân Tạo công bố mức học phí 62.820.000 đồng; ĐH Quốc tế Sài gòn học phí chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt khoảng 4.172.000 – 4.797.800 đồng/tháng; Chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh: Khoảng 10.847.200 – 11.890.200 đồng/tháng.
ĐH Quốc tế Hồng Bàng, mức học phí đại học: từ 14.980.000 đ đến 17.980.000 đồng/năm. Cao đẳng: từ 13.780.000 đ đến 16.780.000 đồng/năm. Ngành Kiến trúc đào tạo Kiến trúc sư chuyên nghiệp 10 học kỳ gồm 9 học kỳ bình thường và 2 học kỳ hè (4 năm 6 tháng). ĐH FPT công bố mức học phí đại học trọn gói (đã bao gồm chi phí giáo trình, học tập) là 23 triệu đồng/học kì. Toàn bộ chương trình học đại học gồm 9 học kì.
Những trường có mức học phí cao như trên đều thông báo dành nhiều ưu đãi cho thí sinh như tặng học bổng và chương trình đào tạo, cơ sở vật chất đào tạo tiên tiến như ĐH Tân Tạo cấp học bổng toàn phần cho SV được tuyển chọn và miễn học phí cho năm đầu tiên, chi phí ăn, ở; Trường ĐH FPT công bố cấp 100 suất học bổng toàn phần mang tên GS. Viện sỹ Nguyễn Văn Đạo bao gồm 100% học phí cùng hỗ trợ 100 triệu đồng chi phí ăn ở trong suốt 4 năm học…
Ngược lại những trường ĐH ngoài công lập nằm ở các vùng có mức học phí “khiêm tốn” như ĐH Chu Văn An mức học phí ĐH từ 590.000 đến 650.000 đồng/tháng; ĐH Công nghệ Đông Á, mức học phí chính quy hệ ĐH: 700.000 đồng/tháng (10 tháng/năm); ĐH Công nghệ Vạn Xuân học phí hệ Đại học: 5 triệu đồng/năm; trường ĐH Công nghệ và Quản lý hữu nghị, học phí đại học: 800.000 đồng/1 tháng; ĐH Dân lập Đông Đô, học phí từ 800.000đ đến 820.000 đồng/tháng. ĐH Dân lập Hải Phòng học phí đại học 990.000 đồng/tháng;
ĐH Lương Thế Vinh học phí đại học: 650.000 đồng/tháng (10 tháng/năm); ĐH Hà Hoa Tiên, mức học phí hệ Đại học là 500.000 đồng/1tháng; ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, học phí: 960.000 đồng/tháng; ĐH Kinh Bắc, học phí ĐH: 690.000 đồng/tháng. ĐHThành Đô ở Hoài Đức – Hà Nội, mức học phí ĐH là 550.000 đồng/tháng; hệ CĐ: 450.000 đồng/tháng; ĐH Thành Đông hệ ĐH: 580.000 đồng/tháng; Hệ cao đẳng: 500.000 đồng/tháng; ĐH Thành Tây, hệ ĐH các ngành: 750.00 đồng/tháng. Riêng ngành Điều dưỡng: 1.400.000 đồng/tháng; ĐH Trưng Vương ở Vĩnh Phúc, học phí bậc ĐH: 500.000 đồng/tháng (10 tháng/năm)…
Video đang HOT
ĐH Võ Trường Toản: học phí đại học: 3.250.000 đồng/học kỳ – 18.500.000 đồng/học kỳ (tuỳ theo ngành); ĐH Văn Hiến 5 triệu đồng/học kỳ. ĐH Quang Trung, học phí đại học 7,5 triệu đồng/1 năm; cao đẳng: 6,5 triệu đồng/1 năm;
ĐH Phan Thiết: học phí bậc đại học: 7.800.000 đồng/năm; ĐH Nguyễn Tất Thành: học phí 16,4 triệu đồng/năm đối với bậc ĐH; 10,4 triệu đồng/năm đối với CĐ.
Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, đại học: 1,3 -1,5 triệu đồng/1 tháng; ĐH Kinh tế – Tài chính TPHCM mức học phí bình quân của năm học 2013 – 2014 là 7,4 triệu đồng/tháng chưa kể học phí tiếng Anh. ĐH Kinh tế kỹ thuật Bình Dương đại học: 8.800.000 – 9.800.000 đồng/năm/10 tháng; ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An, học phí Đại học khoảng 4.500.000 – 4.800.000 đồng/1 học kỳ (tương đương 300.000 – 320.000 đồng/1 tín chỉ).
Thí sinh cần tìm hiểu kỹ mức học phí của trường ngoài công lập vì mỗi trường có mức khác nhau.
Học phí tính theo ngành
Nhiều trường ĐH công bố học phí theo ngành như trường ĐH Đại Nam, học phí ngành Tài chính ngân hàng: 1.180.000 đồng/tháng; ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh, Quan hệ công chúng: 1.080.000 đồng/tháng. Các ngành còn lại: 980.000 đồng/tháng; ĐH Hòa Bình công bố mức học phí hệ đại học theo các ngành, chuyên ngành từ các mức 860.000 đồng/tháng; 795.000 đồng/tháng; ĐH Nguyễn Trãi học phí thu theo tín chỉ 3 kỳ/năm (12 tháng) tính bình quân chung cho các ngành khoảng 1.650.000 đồng/tháng.
ĐH Quốc tế Bắc Hà, mức học phí đại học năm thứ nhất: Khối ngành xây dựng và kĩ thuật: 1,1 triệu đồng/tháng; khối ngành kinh tế: 1 triệu đồng/tháng. Học phí các năm học sau, mỗi năm sẽ tăng khoảng 10% so với năm học trước. Mỗi năm học gồm 10 tháng, thu theo số tín chỉ thực học. Trường cũng thông báo học phí các năm học sau, mỗi năm sẽ tăng khoảng 10% so với năm học trước. Thu theo số tín chỉ thực học.
Trường ĐH Yersin Đà Lạt, mức học phí đại học ngành Kiến trúc, Mĩ thuật công nghiệp và Điều dưỡng: 8 triệu đồng/1 năm; Các ngành còn lại thu học phí theo số lượng tín chỉ sinh viên đăng kí, khoảng 7,5 triệu đồng/năm).
Trường ĐH Tây Đô, học phí ngành Dược học 18 triệu đồng/học kỳ; Điều dưỡng: 10 triệu đồng/học kỳ; Công nghệ thực phẩm 6,5 triệu đồng/học kỳ; Nuôi trồng thuỷ sản 6 triệu đồng/học kỳ; Công nghệ kĩ thuật công trình xây dựng, Kĩ thuật điện, điện tử, Công nghệ thông tin, Ngôn ngữ Anh 5,5 triệu đồng/học kỳ; Các ngành còn lại 5 triệu đồng/học kỳ.
ĐH Hoa Sen, học phí đại học chương trình Tiếng Việt: từ 3.500.000 đồng đến 3.800.000 đồng/tháng. Chương trình Tiếng Anh: từ 4.100.000 đồng đến 4.300.000 đồng/tháng. Chương trình hợp tác quốc tế ngành Thiết kế thời trang: từ 4.800.000 đồng đến 4.900.000 đồng/tháng. Quản trị kinh doanh chuyên ngành Kinh doanh quốc tế: từ 5.700.000 đồng đến 5.800.000 đồng/tháng.
ĐH Quốc tế miền đông, học phí chương trình ngành QTKD: ĐH: 2.728.000/tháng; CĐ: 2.182.000/tháng. Chương trình các ngành Kĩ thuật: ĐH: 1.819.000 đồng/tháng; CĐ: 1.228.000 đồng/tháng. Chương trình Điều Dưỡng: ĐH: 1.364.000 đồng/tháng; CĐ: 955.000 đồng/tháng.
Theo lãnh đạo của nhiều trường đại học, năm nay các trường không tăng học phí mà giữ ổn định như năm trước. Thí sinh cũng cần tham khảo kỹ mức học phí trước khi đăng ký vào học để tránh trường hợp vào học rồi mới biết.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Đào tạo sư phạm "nảy nở như bèo hoa dâu"
Trong hội nghị thi và tuyển sinh 2013 diễn ra hôm qua 22/1, nhiều đại biểu ở cụm TPHCM cùng lên tiếng về cách đào tạo tràn lan và chất lượng nhân lực của ngành Sư phạm hiện nay đồng thời đề xuất cần có cơ chế mới cho ngành này trong tương lai.
Ở góc độ trường đào tạo, PGS-TS Hoàng Văn Cẩn - phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM cho rằng cần sắp xếp lại hệ thống các trường Sư phạm (SP). Hiện nay có rất nhiều loại hình đào tạo giáo viên (GV), thậm chí cả dân lập với tư thục cũng đào tạo GV.
"Đào tạo GV chứ có phải làm bèo hoa dâu thời chiến đâu mà nhà nhà đều làm. Đào tạo GV không thể như thế được. Không thể cho phép bất kỳ trường nào không chuyên về GV được tuyển GV. Thậm chí trong trường SP hay các trường khác phải có đủ chuẩn mới mở ngành được. Phải xem lại là tại sao lại có nhiều trường đào tạo GV đến như vậy? Đây chính là căn cơ để chất lượng giáo dục đi xuống", TS Cẩn nhấn mạnh.
TS Cẩn cũng đề xuất thêm cần điều chỉnh lại và phân rõ nhiệm vụ các trường SP. Hiện nay các trường cao đẳng (CĐ) SP địa phương nâng lên thành CĐ đa ngành, nhưng tuyển SP không được. Nên phân nhiệm vụ trường trọng điểm thì chỉ nên đào tạo nguồn nhân lực cho các trường CĐ SP, TCCN, Trung cấp nghề hoặc đào tạo chất lượng cao. Còn các trường SP thuộc địa phương thì nên đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng thì phải cho phép các trường SP tự tuyển sinh. "Thí sinh thi vào khoa Văn mà điểm Văn chỉ 3-4 điểm nhưng tổng điểm ba môn vẫn đạt điểm điểm chuẩn, chúng tôi vẫn phải tuyển vào nhưng khó đào tạo được".
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TPHCM trong ngày hội nghề nghiệp. (Ảnh: Hoài Nam)
Ông Nguyễn Xuân Ngọc - giám đốc Sở GD-ĐT Lâm Đồng cũng tâm đắc với ý kiến của TS Hoàng Văn Cẩn rằng hiện nay nhiều địa phương dạy đại học SP. Nếu các địa phương đào tạo tràn lan kiểu này thì chất lượng ra trường không đảm bảo. Về nguyên tắc sinh viên ra trường thì được dự tuyển trên Sở nhưng vì quyền lợi học sinh, chúng ta phải làm động thái là sẽ chọn sinh viên của những trường có chất lượng để tuyển.
Ở góc độ người tiếp nhận thành quả của các trường SP, ông Phan Văn Dũng - phó giám đốc Sở GD-ĐT Khánh Hòa đánh giá chất lượng đào tạo của sinh viên ra trường có nhiều vấn đề. Ông Dũng chia sẻ rằng trong số 600 hồ sơ thi tuyển GV mà Sở này nhận được trong năm qua thì trên 100 hồ sơ có kết quả tốt nghiệp xếp loại Giỏi. Ấy nhưng trong số đó không thể tìm được một em giỏi ở những trường SP trọng điểm. Có những em điểm tốt nghiệp rất cao chúng tôi cho về dạy ở trường chuyên nhưng chỉ 2 tháng thôi cũng rất khó khăn. Sở GD-ĐT Khánh Hòa buộc phải đề xuất nếu sau 1 năm không dạy được thì không thể ký hợp đồng.
Bên cạnh đó, cử nhân có chứng chỉ nghiệp vụ SP nhưng nghiệp vụ rất kém. Cách đây 1 tuần, Sở GD-ĐT Khánh Hòa phải ký văn bản để kiểm tra lại toàn bộ chứng chỉ SP vì hiện nay chứng chỉ nghiệp vụ SP nở rộ như hoa mùa xuân, ở chỗ nào cũng mở được lớp dạy chứng chỉ nghiệp vụ SP, thậm chí có chứng chỉ chỉ học trong 1 tháng.
Trong phương hướng nhiệm vụ năm học 2012 - 2013, Bộ GD-ĐT cũng cho biết sẽ quy hoạch nhân lực ngành SP, sắp xếp lại hệ thống các trường SP trong cả nước. Điều chỉnh chỉ tiêu các trường SP phù hợp với quy hoạch, tiến tới chấm dứt tình trạng đào tạo vượt quá nhu cầu gây lãng phí như hiện nay.
Lê Phương
Theo dân trí
Hà Nội không "đóng cửa" với tại chức, dân lập Trao đổi với Dân trí , ông Trần Huy Sáng - Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội khẳng định: "Việc tuyển công chức năm 2013 vẫn thực hiện theo quy định của Nhà nước. Hà Nội không phân biệt bằng cấp cũng như trường công hay tư ở kỳ thi này". Liên quan đến việc Hà Nội chỉ lấy những ứng viên...