Học phí trường công thấp nhưng lạm thu nhiều
Nói học phí trường công thấp nhưng lại “núp bóng” hội phụ huynh, đẻ ra các khoản thu vô lý ….
Từ câu chuyện chi phí dịch vụ bệnh viện tư được cho là cao hơn gấp 5-10 lần viện công, các chuyên gia đã chứng minh, bệnh viện công thu viện phí thấp nhưng lại đẻ ra nhiều loại dịch vụ, liên kết sân sau khiến chi phí khám bệnh dù thấp nhưng thực chi của người bệnh thậm chí còn cao hơn cả khu vực tư.
Câu chuyện tương tự cũng đang diễn ra với lĩnh vực giáo dục, giữa hai khu vực giáo dục công và giáo dục tư.
Cần công khai các khoản đóng góp. Ảnh minh họa: VTV
Bình luận về hiện tượng trên, LS Trương Xuân Tám cho biết, nếu so sánh về giá cả, chi phí giữa hai khu vực trường công và trường tư sẽ luôn có một khoảng cách rất lớn. Một khu vực có mức học phí thậm chí lên tới vài trăm triệu một năm so với một khu vực học phí vài triệu một năm là không thể so sánh được.
Không bàn về chất lượng đào tạo giữa hai khu vực này, tuy nhiên, ông Tám cho rằng, khoảng cách đóng góp ngoài lý do trường tư tính toán minh bạch, hạch toán đầy đủ thì cũng phải thừa nhận về chất lượng đào tạo, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đầu tư… của khu vực tư cũng được đầu tư nhiều hơn so với khu vực công. Xét từ góc độ này, việc chênh lệch về chi phí đóng góp giữa hai khu vực giáo dục công và tư là bình thường, “tiền nào của nấy”, không có gì phải bàn cãi.
Video đang HOT
Nhìn lại khu vực giáo dục công, đây là khu vực giáo dục được đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước, trường công được hỗ trợ từ mặt bằng xây dựng, cho tới đầu tư cơ sở hạ tầng, kể cả việc đào tạo con người, học phí có thấp hơn cũng là đương nhiên.
Tuy nhiên, nguồn đầu tư cho giáo dục tư ngân sách những năm gần đây đã không theo kịp được nhịp độ phát triển của kinh tế, xã hội, để bù đắp cho phần thiếu hụt, nhiều trường công đã tự đẻ ra các khoản thu vô lý khiến chi phí thực chi của phụ huynh và học sinh trên thực tế không hề thấp.
Rất nhiều bức xúc về việc các hội phụ huynh được lập ra dưới danh nghĩa là bình phong cho nhà trường, thay nhà trường đứng ra kêu gọi đóng góp theo hình thức xã hội hóa nhưng thực tế là bổ đầu học sinh như tiền mua điều hòa, lắp máy chiếu, bóng đèn…
Chưa nói tới các hình thức học thêm, dạy thêm, học sinh học trên lớp chưa đủ còn phải học thêm ở trường, học thêm nhà cô giáo dưới hình thức ký giấy tự nguyện… Theo ông Tám, tất cả những khoản thu nằm ngoài quy định đều không được phép.
Thừa nhận đầu tư cho giáo dục công còn khó khăn, hạn chế, tuy nhiên, ông Tám cho rằng không thể vì lý do đó mà lạm thu, núp bóng hội phụ huynh để lạm thu, như vậy là không được phép, không minh bạch.
Ông Tam cho hay, những khoản đóng thiếu minh bạch này chắc chắn không bao giờ được đưa về ngân sách.
Hơn nữa, do thiếu cơ chế quản lý, giám sát, nên những khoản đóng góp này dù nhân danh hỗ trợ, bù đắp những phần thiếu hụt về vật chất, hạ tầng của nhà trường nhưng vẫn có nguy cơ lớn gây thất thoát, đội giá, chi phí không rõ ràng khiến phụ huynh và học sinh chịu thiệt.
“Trong môi trường giáo dục là môi trường sư phạm, môi trường rất mô phạm, môi trường rất mẫu mực, cần phải trung thực, khách quan, minh bạch từ kể cả những khoản chi nhỏ nhất, bởi điều này sẽ tác động trực tiếp tới nhận thức của chính những học sinh đang theo học tại trường.
Vì thế không nên làm những việc thiếu minh bạch, rành mạch như vậy”, ông Tám nói.
Dịch vụ khám bệnh tư gấp 5-10 lần viện công: Thật không?
Ông Tám cho rằng, việc đầu tiên cần phải làm là siết lại kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan quản lý nhà nước ở lĩnh vực giáo dục, không có cách nào khác.
Bên cạnh đó, ngân sách giành cho giáo dục cũng cần được quan tâm hơn, bảo đảm trang bị cho nhà trường đủ các thiết bị, hạ tầng cần thiết, khi đó, những khoản lạm thu cũng sẽ được hạn chế dần đi. Đặc biệt là cần giảm việc đi lòng vòng, tiền từ ngân sách về được tới trường mà qua quá nhiều tầng nấc, thì khi đến được trường ít nhiều cũng đã hao hụt đi đó cũng là nguyên nhân khiến cho tình trạng lạm thu tiếp diễn không sao chấm dứt được.
Vì thế, vị luật sư nhân mạnh, việc chống lạm thu phụ thuộc quan trọng vào công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng. Khi phát hiện có hành vi lạm thu cần phải xử lý nghiêm người đứng đầu cơ sở giáo dục để làm gương. Bên cạnh đó, bản thân các phụ huynh cũng cần phải thẳng thắn, kiên quyết lên tiếng trước các khoản thu bất hợp lý từ nhà trường.
Quảng Nam: Hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non và học sinh phổ thông chịu ảnh hưởng dịch Covid-19
HĐND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết về hỗ trợ học phí đối với trẻ mầm non và học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Học sinh Quảng Nam. Nguồn: Baoquangnam.vn
Đối tượng áp dụng hỗ trợ học phí là trẻ mầm non, học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông công lập, ngoài công lập trên địa bàn tỉnh thuộc các gia đình gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Mức hỗ trợ bằng 100% học phí theo quy định. Đối với trẻ mầm non, học sinh là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền được hưởng chính sách miễn giảm học phí (trừ đối tượng đã được quy định ở trên) được hỗ trợ phần chênh lệch cho đủ 100% học phí theo mức học phí theo quy định.
Thời gian hỗ trợ trong 4 tháng học kỳ 1 năm học 2020 - 2021 (tháng 9, 10, 11, 12.2020) với kinh phí thực hiện khoảng 4 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh.
Liên quan, theo UBND tỉnh Quảng Nam, sáng 5/10, Ban điều hành Quỹ ươm mầm tài năng đất Quảng 2020 tổ chức trao thưởng cho 18 gương mặt trẻ xuất sắc tiêu biểu trên các lĩnh vực học tập, nghiên cứu sáng tạo, thi tài tại các cuộc thi, kỳ thi quốc gia, quốc tế. Đây là năm thứ 11 Quỹ ươm mầm tài năng đất Quảng trao thưởng với tổng cộng hơn 200 cá nhân được nhận thưởng.
18 gương mặt trẻ xuất sắc được nhận thưởng Quỹ ươm mầm tài năng đất Quảng, gồm: 12 học sinh đoạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, kỳ thi Olympic, cuộc thi Khoa học kỹ thuật toàn quốc; 3 vận động viên đoạt giải tại đấu trường Đông Nam Á; 3 sinh viên xuất sắc, có sáng kiến khoa học được khen thưởng. Mỗi suất học bổng trị giá 5 triệu đồng.
Thu hút người tài cho giáo dục lâu dài Nghị định số 116/2020/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm với nhiều điểm mới, có ý nghĩa lớn, nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho những sinh viên mong muốn được học tập và cống hiến trong ngành sư phạm. Theo nhiều...