Học phí tăng, sinh viên lao đao
Bước vào năm học mới, các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đồng loạt tăng mức học phí. Đã thế nhiều trường còn thu luôn học phí cả năm cùng với đủ thứ khoản thu khác khiến nhiều tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn càng thêm chật vật.
Thu học phí như huy động vốn
Năm nay, ĐH Quốc tế Hồng Bàng thu mức học phí khá cao thế nhưng trường lại ra quy định sinh viên năm 1 buộc phải đóng trước học phí cả năm. Nhiều sinh viên cho biết phải xoay sở khá chật vật để có đủ tiền đóng học phí. Em Đ.T.M, tân sinh viên ngành Quản trị kinh doanh cho biết: “Ở nhà mẹ em làm ruộng nhưng cũng phải cố cho em 11 triệu đồng đóng học phí vì họ bắt đóng cả năm. Học phí cao nhưng cũng phải cố học, em dự định tự đi làm để đỡ phần tiền cho mẹ”.
Tương tự, ông Trần Văn Đúng, ở quận 12, lam thu tuc nhâp hoc cho con vừa trúng tuyển trường nay cho hay đã phải vay mượn để có gần 9 triệu đồng đóng học phí. Ông Đung chia se: “Con mình đậu thì phải cố gắng mà lo chứ biết phải làm sao bây giờ. Cũng phải chạy đi vay mượn để đóng 1 lần chứ đóng 2 lần nhà trường không cho. Mới vào học mà đã bắt đóng một lần thì cũng khó khăn, vì còn phải đóng bảo hiểm rồi thêm bao thứ lặt vặt, phát sinh khác nữa”.
Thêm nữa, ĐH Quốc tế Hồng Bàng cũng có “chiêu” thí sinh đến nhập học đóng tiền sẽ được quà. Tuy nhiên niềm vui không được kéo dài ngược lại phụ huynh và tân sinh viên đều “té ngửa” vì bị yêu cầu phải đóng thêm hơn 200.000 đồng đồng phục ma không đươc thông bao trươc. Em Đ. T. M cho biết rât bât ngơ vi phải đóng thêm 208.000 đồng, khi em hoi thi mới được giải thích đó là tiền mua đồng phục (gồm 1 quần và 1 áo thun thể dục). Tương tự, phụ huynh em T. Q.K cũng ngao ngán khi phải móc túi đóng thêm 270.000 đồng để mua đồng phục nam cho con. Còn món quà mà các sinh viên nhận được chỉ là chiếc nón bảo hiểm mang logo ĐH Quốc tế Hồng Bàng.
Sinh viên của một trường ngoài công lập làm thủ tục nhập học đầu năm.
Trong khi đó, Trường ĐH Ngoại ngữ tin học TPHCM lại có “mánh” thu tiền học phí khá lạ. Trường này thông báo học phí được thu 2 lần ở 2 học kỳ, nhưng nếu đóng trước luôn học phí cả năm thì được giảm… 200 nghìn đồng. Tuy được đóng 2 lần học phí trong năm nhưng các tân sinh viên đều “méo mặt” với số tiền bắt buộc đợt 1 là 8 triệu đồng. Em Q.T.M.Đ, tân sinh viên ngành Quản trị kinh doanh trường này, bức xúc vì học phí năm đầu tiên được thông báo là 13.200.000 đồng, nhưng học kỳ 1 lại đến 8.000.000đ. “Trường còn thông báo rằng nếu bạn nào đóng trọn học phí cả năm thì được giảm 200.000đ. Chỉ tiền học kỳ 1 thôi đã “chật vật” rồi. Em cứ tưởng chia làm 2 đợt thì phải đóng khoảng 6 triệu đồng thôi. Nếu đóng luôn là 13,2 triệu đồng mà chỉ giảm được có 200 nghìn đồng thì cũng chẳng được lợi nhiều”.
Ngoài học phí, sinh viên còn phải đóng các khoản phụ thu khác ngoài bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn như: lệ phí nhập học, thi kiểm tra trình độ ngoại ngữ đầu vào, phí kiểm tra sức khoẻ, đồng phục thể dục, áo sơ mi, tiền câu lạc bộ… Các khoản này không nhỏ và chênh lệch ở các trường khá cao.
Chỉ tính riêng lệ phí nhập học thôi thì mỗi trường lại thu giá khác nhau, như: ĐH Văn Hiến thu 100 nghìn đồng lệ phí nhập học, ĐH Ngoại ngữ tin học thu 110 nghìn đồng, trong khi đó ĐH Văn Lang thu 150 nghìn đồng, ĐH Hùng Vương đến 200 nghìn đồng… Thật lạ là phần lệ phí nhập học được giải thích được dùng để làm các loại thẻ, hồ sơ sinh viên, liên lạc với gia đình hằng năm, tổ chức sinh hoạt đầu khóa… nhưng có trường chênh lệch đến cả 100 nghìn đồng.
Video đang HOT
Học phí tăng, mỗi trường một lý do
Thực tế, vào đầu năm học này, nhiều trường ĐH ngoài công lập đã công bố mức học phí mới, đa số các trường đều tăng từ 5% – 10% so với năm 2010. Một số trường tuy đã công bố mức học phí nhưng việc thu thực tế lại cao hơn. Như ĐH Quốc tế Hồng Bàng thông báo trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 (NĐCBVTS) rằng hệ ĐH học phí trung bình 8.980.000 đồng/năm trừ các ngành Kiến trúc: gần 13 triệu đồng/năm; ngành Kỹ thuật Y, Điều dưỡng đa khoa gần 15 triệu đồng/năm. Thế nhưng thực tế mức thu các ngành lại dao động từ mức 9 đến 11 triệu đồng/năm (trừ 3 ngành Kiến trúc, Kỹ thuật Y, Điều dưỡng vẫn như thông báo).
Tương tự, ĐH Văn Hiến trong cuốn NĐCBVTS ghi rõ rằng mức học phí ĐH: 3,3 – 3,7 triệu đồng/học kỳ và CĐ: 3,2 – 3,4 triệu đồng/ học kỳ. Tuy nhiên, mức thu thực tế các ngành Công nghệ thông tin, Kỹ thuật điện tử và truyền thông là 5 triệu đồng/học kỳ, các ngành còn lại 4,5 triệu/học kỳ.
Bên cạnh một số trường ngoài công lập mức học phí tăng một vài triệu đồng thì cũng có trường mức tăng hơn 10 triệu đồng. Như ĐH Kinh tế – Tài chính TPHCM từ mức học phí 55 triệu đồng/năm tăng lên thành 69 triệu đồng/năm, chưa bao gồm học phí tiếng Anh. ĐH Hoa Sen thì từ 19 – 22,5 triệu đồng/năm (2010) lên mức 30 – 33 triệu đồng/năm (2011). Đặc biệt như ĐH Quốc tế Sài Gòn cao hơn năm ngoái đến 14,5 triệu đồng ở chương trình dạy bằng tiếng Anh. Cụ thế nếu học chương trình dạy bằng tiếng Việt thì học phí 41,8 – 48 triệu đồng/năm (tăng hơn năm 2010 từ 4,8 – 6,5 triệu đồng); chương trình dạy bằng tiếng Anh mức học phí từ 108 – 119 triệu đồng/năm (cao hơn năm ngoái từ 11,8 – 14,5 triệu đồng).
Còn ĐH Hùng Vương thì mức học phí năm nay tăng hơn năm 2010 tới 4 triệu đồng; ĐH Ngoại ngữ Tin học tăng gần 2 triệu đồng. ĐH Văn Lang vốn có tiếng về mức học phí ổn định thì năm nay cũng tăng.
Nguyên nhân tăng học phí được nhiều trường đưa ra lý do tình hình kinh tế khó khăn, thêm vào đó để tái đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giảng dạy. Ths Võ Văn Tuấn, Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Văn Lang, cho biết:” Học phí có tăng hơn từ 10 -13% tuỳ ngành, nhưng thường thường là tăng ở các ngành kỹ thuật, học phí đóng theo từng học kỳ và không thay đối trong suốt khoá học”.
Ông Tuấn lý giải rằng: “Việc tăng học phí nhằm tăng chi phí đào tạo, chi phí giảng dạy, thù lao cho giảng viên; thứ hai là đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo chất lượng chỗ học cho sinh viên. Trường đang dự định xây thêm một tầng mới ở cơ sở 2 (Bình Thạnh) và trang bị thiết bị học hiện đại cho sinh viên”.
Đó cũng là lý do tăng học phí mà PGS.TS Lê Văn Lý, Hiệu trưởng ĐH Hùng Vương, đưa ra. Ông Lý cũng cho rằng việc lương giảng viên tăng 20% trong khi học phí chỉ tăng 10% thì các trường vẫn khó khăn. Theo lời ông Lý, trường tăng học phí vì cơ sở vật chất của trường được trang bị hiện đại hơn, phần lớn các phòng học có máy lạnh và trang bị đầy đủ hơn. Đặc biệt các phòng học máy lạnh có nâng lên 1000/tiết do đó có cao hơn 10%. Thứ nữa là biên soạn giáo trình của các thầy giảng dạy cũng yêu cầu cao hơn và mời những thầy cô có chất lượng hơn nên tăng thù lao lên 10 -15%. Vì vậy việc thu học phí cũng phải tăng lên.
Quả thật với mọi lý do thì chỉ có những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn lại thêm lao đao khi bước vào năm học mới.
Theo DT
Bầu sữa "quỹ phụ huynh"!
Rất nhiều kiểu và nhiều mục đóng góp được in công phu, phát đến tay từng phụ huynh theo dạng "lời ngỏ", "phiếu xin ý kiến phụ huynh", "đơn cam kết tự nguyện đóng góp"...
Học sinh Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, Q.4, TP.HCM. Năm học này, ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường này đề nghị phụ huynh đóng thêm một số khoản - Ảnh: Minh Đức
Phụ huynh một trường tiểu học ở Q.Gò Vấp, TP.HCM hết sức bất bình khi được đề nghị viết "cam kết tự nguyện đóng góp" nộp cho ban đại diện cha mẹ học sinh kèm số tiền 800.000 đồng để cải thiện cơ sở vật chất nhà trường. Đến khi phụ huynh phản ứng mạnh, nhà trường đành phải làm việc lại với ban đại diện cha mẹ học sinh để tạm hoãn việc thu tiền.
"Cam kết" tự nguyện
Một phụ huynh Trường tiểu học Nguyễn Thượng Hiền bức xúc: "Chúng tôi được thông báo mỗi phụ huynh đóng góp tùy khả năng và không bắt buộc để mua bộ trang thiết bị gần 35 triệu đồng. Tuy nhiên, ban đại diện lại chia bình quân từ 800.000-1 triệu đồng/phụ huynh khiến chúng tôi chới với. Chẳng lẽ một mình tôi không đóng thì con tôi sẽ đến lớp như thế nào!".
Tại Q.4, TP.HCM, một phụ huynh lớp 2 Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm cho biết: "Nhà trường vừa phát phiếu lấy ý kiến phụ huynh, trong đó ban đại diện cha mẹ học sinh đề nghị chúng tôi hỗ trợ thêm kinh phí 80.000 đồng/tháng để học tiếng Anh với người nước ngoài, thêm 80.000 đồng để lắp bảng tương tác chương trình E-study và nhiều khoản khác. Phụ huynh không đồng ý thì ghi vào phiếu, nhưng hầu như ai cũng ngại khi phải ghi vào ô không đồng ý".
Phụ huynh tên B., có con học lớp 4 Trường tiểu học Cầu Xáng (huyện Bình Chánh), cũng bức xúc: "Phụ huynh chúng tôi chỉ nghe thông báo thu mà không được giải thích hay hỏi ý kiến thu để làm việc này, việc kia có hợp lý không. Báo cáo thu chi của ban đại diện cha mẹ học sinh năm học vừa rồi khiến chúng tôi rất thất vọng vì có những khoản chi vô lý, không vì lợi ích của học sinh, nhưng năm nay chúng tôi tiếp tục phải đóng tiền".
Thêm "tiền giữ cô"
Trong khi đó, tại Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, mặc dù là trường được đầu tư rất lớn nhưng theo nhiều phụ huynh, "tiền trường" vẫn nặng nề. Bên cạnh học phí và phụ phí, mỗi học sinh phải nộp 800.000 đồng. Còn quỹ phụ huynh của nhiều lớp thì thu khoảng 1-1,5 triệu đồng/học sinh. Có lớp thu tới 2,5 triệu đồng/học sinh. Một trong những khoản "dự kiến chi" của lớp này là việc chi tiền thưởng cho cán bộ, giáo viên vào các ngày lễ, tết.
Theo ông Nguyễn Vinh Hiển - thứ trưởng Bộ GD-ĐT, từ đầu năm học Bộ GD-ĐT đã đề nghị các tỉnh thành kiểm soát việc lạm thu tiền trường, trong đó nhấn mạnh đến các khoản không được thu bao gồm tiền hỗ trợ dạy và học, tiền thưởng cho giáo viên do phụ huynh đóng góp. Nhưng ở nhiều trường tại Hà Nội, trong các cuộc họp phụ huynh đầu năm đều vẫn bàn đến việc thu quỹ để thưởng cho cán bộ, giáo viên. Ở Trường tiểu học Trung Tự - Hà Nội, có lớp đã thu quỹ phụ huynh 500.000 đồng nhưng ban phụ huynh khi tính toán lại đã gợi ý việc phải thu thêm vì nếu không sẽ không đủ chi. Theo hội trưởng hội phụ huynh một lớp khối 4 trường này, "một năm có tới 5-6 dịp cần phải cảm ơn thầy cô giáo, ngoài ra còn rất nhiều việc phải chi tiêu nên với mức 500.000 đồng/học sinh không thể đủ".
Chị T., phụ huynh có con học Trường tiểu học Nam Thành Công - Hà Nội, cho biết: "Dù chưa công bố các khoản thu nhưng ngay từ đầu năm học, hội trưởng hội phụ huynh lớp đã "thông báo trước" cho phụ huynh chuẩn bị nâng mức quỹ phụ huynh lên 1 triệu đồng/học sinh". Theo chị, một trong những khoản chi phát sinh của lớp là "tiền giữ cô". Vì không muốn cô giáo chủ nhiệm năm trước phải thuyên chuyển nên không chỉ lớp con chị T. mà một số lớp ở trường tiểu học này cũng phát sinh quỹ học sinh để "giữ cô giáo tốt".
Đôi bên đều khó
Đại diện các trường đều khẳng định "mức thu do phụ huynh tự bàn thảo và tự nguyện". Nhưng hầu hết việc "tự nguyện và thống nhất cao" đều chỉ mang tính thủ tục. Nhiều phụ huynh không đồng tình nhưng vẫn bị cuốn theo số đông. Thậm chí, tuy danh nghĩa là "phụ huynh bàn" nhưng ở nhiều cuộc họp với đại diện phụ huynh cả trường, nhiều lãnh đạo trường vẫn gợi ý việc thiếu cái này, cần cái kia. Và đại diện cha mẹ học sinh lớp ở vào thế "tiến thoái lưỡng nan".
Trong khi đó, cô Trần Thị Lan - hiệu trưởng Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, Q.4, TP.HCM - chia sẻ: "Mình thấy gì tốt cho trẻ thì phải làm liền vì giáo dục không thể chờ đợi. Ví dụ tấm bảng tương tác thông minh hỗ trợ học tập, đợi đến khi có điều kiện lắp hết cho tất cả các lớp thì chắc những em lớp 4, lớp 5 đã ra trường. Vì vậy hội phụ huynh đành huy động phụ huynh một số lớp có điều kiện lắp đặt cho các em".
Một hiệu trưởng khác phân trần: "Theo quy định, mỗi năm một học sinh tiểu học phải đóng 20.000 đồng tiền cơ sở vật chất. Như vậy, một trường có 2.000 học sinh sẽ thu được 40 triệu đồng. Mức thu cho cơ sở vật chất này thật ra chẳng thấm vào đâu so với tình hình kinh tế hiện nay. Số tiền này chỉ đủ để quét vôi hay sơn mới phòng học. Còn hư một quạt trần, lắp thêm một bóng điện trường đều phải tự lo chứ không thể chờ xin kinh phí từ trên rót xuống. Vì vậy nhà trường trông vào sự giúp sức của hội phụ huynh và cũng là hình thức xã hội hóa giáo dục".
Quá nhiều khoản thu trong quy định từ 20 năm nay như cơ sở vật chất, vệ sinh phí, học phí, phí bán trú... chỉ vài chục ngàn cho mỗi học sinh đã không còn phù hợp so với thời giá hiện nay. Nhà trường đành phải trông vào quỹ hội phụ huynh. Tuy nhiên, chính vì hoạt động thu chi thông qua quỹ phụ huynh không được kiểm soát, quy định chặt chẽ và công khai đã dẫn đến những biến tướng như lạm thu, thu những khoản không phù hợp, ép buộc học sinh phải đóng. Nếu các cấp quản lý không có chính sách cụ thể, phù hợp, tình trạng trên vẫn tiếp diễn. Người dân vẫn bấm bụng đóng các khoản tiền cho con đi học. Nhà trường vẫn bị kiện cáo, phản ứng mỗi đầu năm học mới.
Nhiều thứ trông vào quỹ phụ huynh Quỹ phụ huynh lớp trước đây chỉ để sử dụng vào việc thăm hỏi thầy cô giáo, học sinh bị đau ốm, hỗ trợ học sinh nghèo, mua phần thưởng cho học sinh giỏi cuối học kỳ, cuối năm và có thể tổ chức liên hoan nhẹ cho học sinh vào dịp Trung thu, cuối học kỳ, cuối năm học... Nhưng hiện nay, rất nhiều thứ phải chi trông đợi vào quỹ phụ huynh, như trồng thêm cây xanh, mua thêm cái dù (che nắng), bổ sung quạt điện, rèm cửa, máy điều hòa. Các lớp cuối cấp còn lo mua quà tặng nhà trường. Mà phải là những món quà có giá trị sử dụng và theo gợi ý của nhà trường... Có trường tách riêng thành khoản tiền "xã hội hóa" để thu theo hình thức tự nguyện, nhưng để nhanh gọn và "hiệu quả", nhiều trường gom hết vào quỹ phụ huynh.
Theo TTO
Loạn phí trường tư Không có khung học phí, cũng không có quy định cụ thể về tiền trường trong khối trường ngoài công lập. Ràng buộc duy nhất là quy định mơ hồ "tiền trường thu theo mức do phụ huynh và nhà trường thỏa thuận". Điều này khiến tiền học tại trường tư vốn đã cao nay còn tăng đến chóng mặt. Một buổi liên...