Học phí tăng phải tương thích chất lượng, đừng lợi dụng chương trình CLC để thu
Chính sách nhà nước phải đi trước việc tăng học phí đại học, cơ sở nào tăng học phí nhưng không phù hợp với chất lượng đào tạo thì điều này không thể chấp nhận.
Bài toán học phí khi các trường đại học thực hiện theo cơ chế tự chủ là vấn đề đang nhận được sự quan tâm hiện nay.
Trong cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống – nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là học phí phải tương thích với chất lượng giáo dục mà người học nhận được.
Trường đại học nào tăng học phí lên nhưng không phù hợp với chất lượng đào tạo thì điều này là không thể chấp nhận.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống cho rằng, nhà nước phải có ngân sách, kinh phí hỗ trợ cho sinh viên nghèo vay một cách tương đối đầy đủ để họ đóng học phí và chi phí sinh hoạt khi theo học đại học. (Ảnh: NVCC)
Học phí tăng, những học sinh nghèo học giỏi, điểm cao có thể không đủ tài chính để theo học tại những trường đại học tốp đầu có mức đóng quá cao, họ phải chọn học tập tại những cơ sở khác. Như vậy là thiệt thòi cho cả người học và xã hội.
Vì vậy, chính sách của nhà nước phải đi trước việc tăng học phí đại học, cần thêm chính sách tín dụng cho sinh viên. Sau khi họ học tập, ra trường đi làm, trở thành những người tài năng, vừa có khả năng chi trả tài chính, vừa có đóng góp cho xã hội.
Thầy Nguyễn Thiện Tống nêu quan điểm, không thể tách rời tự chủ đại học nói chung với tự chủ tài chính nói riêng, cần nhấn mạnh tự chủ toàn diện đại học, về mặt tài chính, nhà nước phải có ngân sách, kinh phí hỗ trợ cho sinh viên nghèo vay một cách tương đối đầy đủ để họ đóng học phí và chi phí sinh hoạt khi theo học đại học.
Theo Quyết định 05/2022/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 23/3/2022, mức cho vay tối đa đối với học sinh, sinh viên là 4 triệu đồng/tháng từ ngày 19/5/2022. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, khi học phí tăng cao, mức vay này chưa đủ để sinh viên trang trải học phí và sinh hoạt phí khi học tập tại các thành phố lớn.
Chương trình chất lượng cao: học phí phải xứng tầm chất chất lượng
Trước băn khoăn có nhiều chương trình chất lượng cao, học phí cao tại các trường đại học nhưng chất lượng chưa rõ ràng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống cho biết, chương trình chất lượng cao ưu tiên đầu tư điều kiện giảng dạy và học tập tốt, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ giảng viên giỏi và áp dụng phương pháp dạy học hiện đại theo định hướng tiêu chuẩn của các đại học tiên tiến trong khu vực. Chương trình chất lượng cao là chương trình đào tạo bằng tiếng Anh chất lượng cao, học phí cao ngay từ đầu, và các trường tuyển những người có đủ khả năng chi trả mức học phí đó.
Lợi ích của việc xây dựng các chương trình chất lượng cao là để nâng chất lượng giáo dục đại học, đi đôi với đó là nâng cao nguồn thu cho trường, giảm tình trạng “tị nạn” giáo dục.
Đào tạo chất lượng cao có nghĩa là đào tạo bằng tiếng Anh, chương trình dạy và giáo trình bằng tiếng Anh, giảng viên phải đủ trình độ tiếng Anh để dạy sinh viên, khi sinh viên tốt nghiệp ra trường phải vừa có năng lực chuyên môn vừa có năng lực tiếng Anh tốt. Một số cơ sở giáo dục đại học đã làm tốt điều này.
“Tuy nhiên, cũng có cơ sở mở chương trình chất lượng cao nhưng không thành công, và sĩ số giảm dần. Có trường giảng viên dạy chương trình chất lượng cao mà nói tiếng Anh không đạt, học trò trình độ tiếng Anh cũng kém, đậu vào chương trình chất lượng cao mà điểm thấp hơn chương trình đại trà.
Nếu không đảm bảo chất lượng, chương trình chất lượng cao sẽ trở thành “mạo danh”, đánh lừa người học, sinh viên có thể đóng tiền vào học năm thứ nhất nhưng thấy chất lượng không cao, các em cũng sẽ bỏ”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống cho biết.
Video đang HOT
Theo thầy Tống, chương trình chất lượng cao phải đảm bảo những điều kiện như giảng viên được đào tạo thế nào, trình độ ngoại ngữ ra sao, chương trình học, công bố công khai cho người học biết mức học phí… Tuy nhiên, một số nơi đang lợi dụng chương trình chất lượng cao để thu học phí cao.
Ở một khía cạnh khác, thầy Nguyễn Thiện Tống cho rằng, mở đào tạo chương trình chất lượng cao cũng phần nào giúp giải quyết vấn đề thù lao cho giảng viên. Song, điều quan trọng nhất vẫn là việc phải đảm bảo chất lượng của những chương trình này.
Đảm bảo tỷ lệ đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học
Bàn về vấn đề học phí đại học tăng cao, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, cơ sở tăng học phí của các trường đại học hiện nay chủ yếu là dựa trên lí do: cắt giảm tỷ lệ trợ cấp ngân sách nhà nước cho các trường chuyển sang tự chủ.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội). Ảnh: VEPR
Khi học phí đại học tăng lên quá cao, gia đình người học có thu nhập trung bình và thấp sẽ buộc phải cân nhắc. Ngay cả khi tiếp cận được tín dụng, nhưng điều kiện đáp ứng cũng như yêu cầu trả nợ sớm cũng là yếu tố cản trở các gia đình và học sinh nghèo quyết định theo học.
Chính vì vậy, cần phải đảm bảo một tỷ lệ nhất định đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học, nhưng cũng phải có cơ chế hỗ trợ công khai, minh bạch, công bằng cho cả khu vực công và tư, dựa trên tiêu chí hỗ trợ trực tiếp cho người học là chính.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Việt cho biết thêm, trong bối cảnh toàn ngành thực hiện đổi mới giáo dục, việc tăng chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục là hết sức cần thiết nhưng điều quan trọng hơn là phải đánh giá lại cơ cấu chi và tỷ trọng cụ thể.
Khi nguồn ngân sách nhà nước có hạn thì việc đánh giá hiệu quả để đảm bảo các khoản chi phù hợp với nhu cầu, đáp ứng tốt nhất mục tiêu nâng cấp chất lượng giáo dục, đào tạo rất quan trọng.
Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa các nguồn ngân sách nhà nước, ODA, huy động đóng góp doanh nghiệp và xã hội hóa từ người học… cần có cơ chế rất rành mạch, rõ ràng mới đảm bảo tính hiệu quả và tránh lãng phí, tránh những hành vi trục lợi.
Học phí các trường thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM cao nhất gần 100 triệu đồng
Năm 2022, học phí các trường, đơn vị ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2022 cao nhất gần 100 triệu đồng. Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Khoa học tự nhiên đều tăng học phí.
Trường ĐH Bách khoa:
Từ năm 2021, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã công bố lộ trình tăng học phí khu thực hiện tự chủ. Theo đó, sinh viên trúng tuyển các ngành đào tạo ĐH hệ chính quy từ năm 2021 đóng học phí trung bình 25 triệu đồng/năm học 2021-2022; 27,5 triệu đồng/năm học 2022-2023) và 30 triệu đồng/ năm cho 2 năm 2023-2025. Tuy nhiên với khóa tuyển sinh năm 2021 vừa rồi, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã điều chỉnh học phí phù hợp với tình hình dịch bệnh. Nên mức học phí cho khóa tuyển sinh 2021 vẫn ở mức hơn 11 triệu đồng/học kỳ (thấp hơn mức 25 triệu/năm).
Đối với học phí năm học 2022, cho chương trình chính quy đại trà từ khóa 2020 về trước khoảng 14,15 triệu đồng/năm học.
Còn từ khóa tuyển sinh 2021 trở đi học phí sẽ theo Nghị định 81 năm 2021 của Chính phủ và Đề án Định mức Kinh tế-Kỹ thuật nhà trường. Cụ thể dự kiến năm 2022-2023 là 27,5 triệu đồng/năm và 2023-2024 là 30 triệu đồng/năm.
Đối với chương trình chất lượng cao, tiên tiến giảng dạy bằng tiếng Anh), từ khóa từ 2020 về trước do vẫn còn trong thời gian đào tạo kế hoạch nên học phí là 60 triệu đồng/năm.
Từ khóa tuyển sinh 2021 trở đi sẽ thu theo Đề án Định mức Kinh tế-Kỹ thuật của nhà trường, dự kiến năm 2022-2023 là 72 triệu đồng /năm và 2023-2024 là 80 triệu đồng/năm.
Đối với chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Nhật, học phí sẽ thu theo Đề án Định mức Kinh tế-Kỹ thuật của trường, dự kiến năm 2022-2023 là 55 triệu đồng/năm và 2023-2024 là 60 triệu đồng/năm.
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn:
Theo đó năm 2022 mức học phí dao động từ 16 đến 24 triệu đồng đối với hệ Chuẩn, 60 triệu đồng đối với hệ Chất lượng cao. Cụ thể như sau:
Nhóm ngành Khoa học xã hội nhân văn
- Các ngành có mức học phí 16 triệu đồng: Triết học, Tôn giáo học, Lịch sử, Địa lý, Thông tin - thư viện, Lưu trữ học (Trong năm học 2022-2023, ngành này sẽ được Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ 35% học phí nên sinh viên sẽ đóng học phí là 13.000.000 đồng);
- Các ngành có mức học phí 18 triệu đồng: Giáo dục học, Ngôn ngữ học, Văn học, Văn hóa học, Xã hội học, Nhân học, Đông Phương học, Việt Nam học, Quản trị văn phòng, Công tác xã hội, Quản lý giáo dục, Tâm lý học giáo dục, Quản lý thông tin, Đô thị học;
- Các ngành có mức học phí 20 triệu đồng: Quan hệ quốc tế, Tâm lý học, Báo chí, Truyền thông đa phương tiện.
Nhóm ngành Ngôn ngữ, Du lịch
- Các ngành có mức học phí 19,2 triệu đồng: Ngôn ngữ Italia, Ngôn ngữ Tây Ban Nha, Ngôn ngữ Nga (Trong năm học 2022-2023, ngành này sẽ được Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ 35% học phí, nên sinh viên sẽ đóng học phí là 15.600.000 đồng);
- Các ngành có mức học phí 21,6 triệu đồng: Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Đức;
- Các ngành có mức học phí 24 triệu đồng: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Nhật Bản học, Hàn Quốc học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
Các ngành đào tạo hệ Chất lượng cao do thí sinh tùy chọn đăng ký sẽ có mức học phí 60 triệu đồng/năm học gồm các ngành: Quan hệ quốc tế, Báo chí, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Nhật Bản học, Ngôn ngữ Đức, Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành.
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên:
So với năm 2021 (11,7 triệu/năm) thì năm 2022 học phí các ngành đại học chính quy hệ đại trà thấp nhất là 21,5 triệu đồng/năm, học phí cao nhất cho hệ đại trà là 27 triệu đồng/năm. Đối với hệ chất lượng cao, mức thu học phí cao nhất là 47 triệu đồng/năm.
Mức học phí này áp dụng cho sinh viên tuyển sinh từ khóa 2022. Đối với các khóa tuyển sinh năm 2021 trở về trước, hệ chính quy đại trà thu học phí là 13,5 triệu, năm 2023 là 15,2 triệu và 2024 là 17,1 triệu.
Trường ĐH Kinh tế -Luật:
Học phí Đại học Kinh tế - Luật 2022 cho chương trình đại trà là 21,55 triệu đồng
Chương trình chất lượng cao: là 33, 8 triệu đồng
Chương trình chất lượng cao bằng tiếng Anh là 50,93 triệu đồng
Chương trình liên kết quốc tế với Đại học Glocestershire, Anh: 275 triệu đồng/3,5 năm tại Việt Nam; Với Đại học Birmingham City, Anh: 268 triệu đồng/3,5 năm tại Việt Nam
Trường ĐH Công nghệ Thông tin:
Học phí năm 2022 cho chương trình chính quy là 30 triệu đồng, đến năm 2023 là 35 triệu đồng, năm 2024 là 42 triệu đồng, năm 2025 là 45 triệu đồng.
Học phí cho Chương trình đào tạo chất lượng cao năm 2022 và 2023 là 40 triệu, năm 2024 là 42 triệu và năm 2025 là 45 triệu.
Học phí cho chương trình tiên tiến năm 2022 và 2023 là 50 triệu; năm 2024 là 55 triệu và năm 2025 là 57 triệu.
Học phí cho chương trình liên kết năm 2022 là 80 triệu; năm 2023 là 138 triệu; năm 2024 là 150 triệu.
Trường ĐH Quốc tế:
Học phí năm 2022 các chương trình do Trường ĐH Quốc tế cấp bằng là 50 triệu/năm.
Các chương trình liên kết đào tạo với dại học nước ngoài, giai đoạn 1 (2 năm đầu): 50 - 77 triệu/năm. Giai đoạn 2 (2 năm cuối) theo chính sách học phí của từng ngành của trường Đối tác. Học phí này chưa bao gồm học phí tiếng anh tăng cường dành cho sinh viên chưa đạt chuẩn tiếng anh đầu vào.
Trường ĐH An Giang:
Học phí Trường ĐH An Giang như sau:
Khoa Y:
Năm 2022, học phí Ngành Răng - Hàm - Mặt là 96,8 triệu đồng, đến năm 2023 học phí ngành này là 106,48 triệu đồng.
Ngành Y khoa là 66 triệu đồng, đến năm 2023 học phí ngành này là 72,6 triệu đồng.
Ngành Dược là 2022 là 60,5 triệu đồng, đến năm 2023 học phí ngành này là 66,55 triệu đồng.
Điểm chuẩn và học phí Trường ĐH Hà Nội 4 năm qua Trường ĐH Hà Nội nằm trong top đầu về đào tạo ngôn ngữ với mức điểm trúng tuyển cao. Năm 2021, ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc lấy điểm chuẩn cao nhất năm là 37,55 điểm. Năm 2021, điểm chuẩn trúng tuyển các ngành đào tạo của Trường ĐH Hà Nội dao động từ 25,7 - 26,75 (tính theo thang điểm 30) và 33,05...