Học phí tăng, chất lượng cũng phải tăng!
Ông Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, việc tăng học phí là cần thiết, song tăng học phí phí phải đi kèm những cải thiện rõ rệt. Nếu không, người học sẽ khó chấp nhận.
Ông Nguyễn Minh Thuyết cho biết: Học phí phải tăng là điều cần thiết vì ngân sách nhà nước không đủ chi cho giáo dục mặc dù đã coi đó là quốc sách hàng đầu! Nhìn nhận một cách thẳng thắn, học phí hiện nay chỉ mang tính… tượng trưng. Lấy Đại học (ĐH) Y Cần Thơ làm ví dụ.
Trước đây ở trường này, mỗi sinh viên được mổ 1 con ếch cho phần thực hành; nay kinh phí chỉ đủ chi cho 5 người mổ 1 con ếch. Trước đây, 10 người học có thể được mổ 1 con thỏ thực hành, nay cả lớp 60-100 người mới được mổ được 1 con.
Nhìn ra các trường ĐH nước ngoài ở Việt Nam (chủ yếu đào tạo các ngành không phải đầu tư kỹ thuật, không phải ngành y cần thực hành) thu mỗi năm tối thiểu 15.000 USD/sinh viên. Trong khi đó, mỗi sinh viên trường ĐH của ta, tính cả ngân sách, cả học phí đóng vào, mỗi năm chỉ có 200 USD.
Tuy nhiên, khi tăng học phí phải có mấy điều kiện: Cần có chính sách hỗ trợ cho sinh viên nghèo, đối tượng ưu tiên, người khó khăn và tiếp tục cho vay tín dụng với lãi suất thấp để người nghèo được đi học.
Các trường phải thực hiện công khai, minh bạch về điều kiện đào tạo, công khai chi tiêu. Sắp tới, nếu Quốc hội thông qua Luật Tiếp cận thông tin, trong đó nhân dân có thể yêu cầu các cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước công khai chi tiêu của mình.
Sinh viên nhập trường Cao Đẳng Sư phạm Hà Nội. Ảnh: Tiền Phong.
- Dư luận lo ngại, liệu học phí tăng rồi thì chất lượng có tăng hay không, thưa ông?
- Đi đôi với việc tăng học phí phải là sự công khai tiêu chuẩn đầu ra của sinh viên, điều kiện đào tạo, chất lượng đào tạo để nhân dân, sinh viên cùng giám sát. Dĩ nhiên, chúng ta không thể đòi hỏi mọi điều có thể hiển hiện ngay lập tức.
Nhưng, tăng học phí phải đi kèm với những cải thiện rõ rệt. Nếu không, người ta sẽ khó chấp nhận. Chí ít cũng ta phải biết sau khi học, người học đạt được những gì.
- Vậy việc tăng học phí có làm cánh cửa trường ĐH khép chặt hơn với những sinh viên nghèo?
Video đang HOT
- Thực ra với người nghèo, Nhà nước có chính sách rất rõ ràng. Sinh viên nghèo được giảm học phí hoặc được Nhà nước cấp trực tiếp để đóng học phí, chứ trường không miễn học phí, vì như thế sẽ thiệt thòi cho các trường. Một trường đào tạo 4.000 sinh viên chẳng hạn, mà có tới 1.000 sinh viên được miễn giảm cũng là gánh nặng không nhỏ.
- Nhiều sinh viên lo ngại học phí tăng nhưng vẫn thầy cô ấy, vẫn lối giảng dạy ấy. Vậy ai sẽ kiểm soát chất lượng đào tạo các trường?
- Trường nào tăng học phí mà không thay đổi giảng dạy, chất lượng không tăng thì đó là trách nhiệm của trường. Người học cần phản ánh với cơ quan chức năng hoặc cơ quan ngôn luận để mọi người cùng thực hiện quyền giám sát của mình.
Trong việc này, vai trò giám sát của Bộ GD&ĐT chưa thể hiện rõ. Việc thanh tra, kiểm tra chuyên môn của các trường là rất ít, chủ yếu là nội bộ các trường tự kiểm tra.
Cùng với việc tăng học phí các trường nên được kiểm định, đánh giá chất lượng đào tạo. Công việc này hiện nay chủ yếu là các trường tự làm với cơ quan kiểm định nội bộ theo kiểu “mẹ hát con khen hay”, thậm chí “con hát, rồi con tự khen”!
Theo tôi, cần phải mời các cơ quan kiểm định chất lượng khu vực vào kiểm định chất lượng thì mới đảm bảo.
- Vậy theo ông, Bộ GD&ĐT sẽ phải làm gì để đảm bảo học phí tăng thì chất lượng cũng phải tăng?
- Ở ta luôn có mâu thuẫn nên chất lượng như thế. Khó khăn là nếu không tăng tiền thì không có điều kiện để phục vụ, tăng rồi thì kiểm tra chất lượng thế nào, sự giám sát của người dân đến đâu thìlại chưa thực hiện được.
Bộ GD&ĐT vất vả quá trong các việc, từ quản lý lớp 6 tuyển sinh thế nào, lớp 10 tuyển đầu vào ra sao… nên không rảnh tay để làm những việc lớn như kiểm định chất lượng.
Theo tôi, Bộ GD&ĐT cần phải nhanh chóng thoát khỏi những việc của cấp dưới thì mới có thời gian và công sức để trả lời câu hỏi: Tăng học phí rồi, chất lượng có tăng theo không?
Cần thay đổi tư tưởng nhà nước bao cấp!
Nghe nói tăng học phí có vẻ to chuyện; nhưng, thực chất chỉ cải thiện được một phần nho nhỏ vì học phí chỉ tăng thêm có 80 nghìn đồng/tháng/sinh viên, cộng lại thành 880 nghìn đồng/tháng trong khi nhu cầu phải là…nhiều triệu đồng! Trường ĐH Tân Tạo thu học phí cho ngành y là 4.500 USD/năm. Trong khi mức thu quy định của Chính phủ đối với trường y trong hệ thống quốc dân tối đa được 4,4 triệu đồng/tháng.
ĐH Y chắc trong tương lai cũng sẽ đi theo hướng tự chủ, nhưng cũng sẽ cân nhắc vì sinh viên trường y lại thường nghèo. Ở nước ngoài sinh viên học y khoa toàn phải vay tiền ngân hàng để học và khi ra trường thường là ôm cục nợ khoảng 200.000-500.000 USD.
Khi ra trường sinh viên thường dành 10 năm để trả nợ, dĩ nhiên họ vẫn đủ sống, đủ mua nhà trả góp. Ở nước ta, tâm lý bao cấp vẫn còn cố hữu. Ngoài diện chính sách, Nhà nước nên có chính sách vay hỗ trợ cho người nghèo đi học và ra trường, người học sẽ đi làm để trả nợ là tốt nhất.
( Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội)
Theo Hồ Thu/Tiền Phong
Lớp học đặc biệt trên con tàu vượt đại dương
Những học sinh của "lớp học nổi" vừa điều khiển tàu vượt biển vừa hoàn thành chương trình phổ thông và học cách sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt.
Class Afloat - lớp học nổi - bắt đầu hoạt động từ năm 1984. Hàng năm, 60 học sinh sẽ học trên con tàu vượt biển dưới sự hướng dẫn của 5 giáo viên. Học phí cho một học kỳ là 30.000 USD (khoảng 664 triệu đồng). Mức học phí này tương đương với học phí tại các trường nội trú.
Năm học này, con tàu Gulden Leeuw dài 70 m bắt đầu hành trình vượt Đại Tây Dương từ tháng 9. Tàu xuất phát từ London, Anh, và sẽ ghé thăm các cảng ở Pháp, Maroc, Senegal, Colombia, Costa Rica. Hiện tại, tàu ở Belize, một quốc gia Trung Mỹ.
Học sinh và giáo viên trải qua hành trình vượt biển kéo dài nhiều tháng. "Những ngày trên tàu rất khó khăn. Tôi phải sống, học tập cùng 70 người hoàn toàn xa lạ và không có chỗ riêng tư", Chantalle Bourque, cựu học sinh, hiện là Giám đốc học thuật của Class Afloat, nói.
Họ cũng thực hiện công việc của thủy thủ đoàn. "Các em điều khiển tàu, chuyển hướng dưới sự hướng dẫn của các thủy thủ chuyên nghiệp, đồng thời học tập theo chương trình trung học như tại các trường bình thường khác", David Jones, Chủ tịch Class Afloat, nói.
Chương trình học của 60 học sinh chủ yếu diễn ra trên biển. Tuy nhiên, họ cảm thấy ấn tượng hơn với những chuyến khám phá trên đất liền như chuyến đi đến đảo Gran Canaria ở Tây Ban Nha.
Các em cũng có cơ hội giao lưu với người dân địa phương ở Suriname, một quốc gia Nam Mỹ, khám phá những nét mới lạ trong văn hóa nước này.
Trong điều kiện thời tiết tốt, Class Afloat có thể được coi là một trong những lớp học thú vị nhất thế giới.
Tuy nhiên, mọi thứ không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Năm 2010, tàu của lớp học nổi tên Concordia bị đắm. Những học sinh này được giải cứu ở ngoài khơi bờ biển Brazil.
Chủ tịch David Jones khẳng định, học sinh vẫn phải đối mặt những nguy hiểm tương tự, thậm chí nghiêm trọng hơn, khi họ học tại các trường trung học bình thường. Điểm khác biệt lớn nhất là Class Afloat dạy học cách sinh tồn trong môi trường tách biệt và tương đối khắc nghiệt.
Các giáo viên phàn nàn rằng, lớp học trên tàu thường bị gián đoạn do sự xuất hiện của cá heo. Ngoài ra, họ cũng phải đối mặt một số khó khăn khi soạn bài do đường truyền Internet không ổn định hay thường xuyên phải giải đáp thắc mắc của học sinh về nội dung bài học sau giờ học, thậm chí cả khi họ ăn cơm.
Theo Zing
TP HCM: Phụ huynh khóc ròng vì phụ phí Bước ra khỏi buổi họp phụ huynh đầu tiên của năm học, nhiều phụ huynh ở TP HCM mếu máo khi hàng loạt phụ phí, tiền quỹ... thi nhau đẻ ra. Phụ phí phổ thông bỏ xa học phí đại học Sau khi dự họp phụ huynh (PH) vào ngày 11/10, giảng viên một trường đại học tá hỏa rằng nuôi một đứa...